Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020. Kết quả kinh doanh của Petrolimex là khá tích cực trong bối cảnh nhiều tỉnh thành lớn phải cách ly xã hội do đợt Covid bùng phát thứ 2 ở Đà Nẵng.
Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất quý 3/2020 của PLX đạt hơn 27.462 tỷ đồng, giảm 43% cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm mạnh chịu ảnh hưởng chính bởi giá bán lẻ xăng dầu giảm bình quân 27% so với Q3/2019.
Từ quý 2 trở đi, hoạt động kinh doanh của PLX đã hồi phục trở lại. Sản lượng tiêu thụ tiếp tục cả thiện trong Q3/2020 đã giúp kết quả kinh doanh Q3 ghi nhận sự hồi phục tốt trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của PLX. Kênh bán lẻ xăng dầu đã hồi phục về sát mức trước dịch khi chỉ còn giảm 2% so với Q3/2019.
Biên lợi nhuận gộp quý này của PLX cải thiện đáng kể lên hơn 11% trong khi trung bình các quỹ trước đây chỉ quanh 7% nhờ tỷ trọng lợi nhuận định mức trong giá bán cao hơn so với cùng kỳ.
Tập đoàn cho biết trong quý III giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh vào cuối quý I và biến động trong biên độ nhỏ nên không phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Chi phí bán hàng hơn 2.000 tỷ trong quý 3, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng chi phí bán hàng gần 6.090 tỷ đồng, giảm 5%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 44% cùng kỳ năm trước lên khoảng 217 tỷ đồng.
Kết thúc Q3/2020, PLX ghi nhận 1.113 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT -5,2% CK), phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 853 tỷ đồng (-4,7% CK). Trong đó, kênh bán lẻ xăng dầu đã hồi phục về sát mức trước dịch khi chỉ còn giảm 2% so với Q3/2019.
Luỹ kế 9 tháng doanh thu đạt 92.700 tỷ đồng giảm gần 34% so với cùng kỳ. Lợi nhuận 9 tháng đã bù đắp được số lỗ ở quý 1/2020 đạt 229 tỷ, giảm 93,7% cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9/2020, PLX đã hoàn tất bán 13 triệu cổ phiếu quỹ, giảm lượng cổ phiếu quỹ xuống còn hơn 75 triệu cổ phiếu, tương đương 5.8% vốn điều lệ. Hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 75,9% vốn điều lệ; nhóm nhà đầu tư Nhật Bản JX NIPPON OIL & ENERGY VIETNAM CO., LTD sở hữu 9,72%.
Trong năm 2021, Tập đoàn đặt ra kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại (75 triệu cp) để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của Tập đoàn. Tác động của Covid-19 gây thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn kinh doanh của PLX. Đây có thể cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy Tập đoàn đẩy nhanh kế hoạch giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước, phù hợp với Quyết định số 908/QĐ-TTg.
Tính tới thời điểm 30/09, PLX đang có tổng tài sản gần 57,472 tỷ đồng, giảm 7% so với hồi đầu năm. Giá trị hàng tồn ghi nhận ở mức 8,423 tỷ đồng, giảm 29%; Công ty dự phòng giảm giá hàng tồn số tiền 92 tỷ đồng, tăng 64%. Nhớ lại trong quý đầu năm, việc trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định với số tiền khoảng 1,500 tỷ đồng chính là nguyên nhân khiến PLX thua lỗ lịch sử gần 1,900 tỷ đồng.
Nợ phải trả cuối quý 3/2020 khoảng 34.167 tỷ đồng, vẫn chiếm tỷ trọng 59% trong tổng nguồn vốn và trong đó tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn lớn với 96%. Khả năng thanh toán ngắn hạn PLX tăng nhẹ lên 1,06 lần so với mức 1,03 lần vào cuối quý 2/2020.
Lợi nhuận gộp của Petrolimex dẫn đầu trong nhóm doanh nghiệp phân phối xăng dầu là nhờ số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu và tự quản lý (COCO) lớn, khoảng 2.700 cửa hàng trên cả nước, vượt trội so với PV Oil là 570 cửa hàng. Mặt khác, PLX cũng có tỷ trọng xăng dầu phân phối qua kênh COCO cao nhất đạt 58%, PV Oil là 26,4%.
Mức độ tăng biên lợi nhuận là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh sản lượng vẫn suy giảm và giá bán hồi phục so với các quý trước nhưng vẫn thấp so với cùng kỳ.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Phân tích báo cáo tài chính online
Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) quý 2/2020
Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất quý 3/2020 của PLX đạt hơn 27.462 tỷ đồng, giảm 43% cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm mạnh chịu ảnh hưởng chính bởi giá bán lẻ xăng dầu giảm bình quân 27% so với Q3/2019.
Từ quý 2 trở đi, hoạt động kinh doanh của PLX đã hồi phục trở lại. Sản lượng tiêu thụ tiếp tục cả thiện trong Q3/2020 đã giúp kết quả kinh doanh Q3 ghi nhận sự hồi phục tốt trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của PLX. Kênh bán lẻ xăng dầu đã hồi phục về sát mức trước dịch khi chỉ còn giảm 2% so với Q3/2019.
Biên lợi nhuận gộp quý này của PLX cải thiện đáng kể lên hơn 11% trong khi trung bình các quỹ trước đây chỉ quanh 7% nhờ tỷ trọng lợi nhuận định mức trong giá bán cao hơn so với cùng kỳ.
Tập đoàn cho biết trong quý III giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh vào cuối quý I và biến động trong biên độ nhỏ nên không phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Chi phí bán hàng hơn 2.000 tỷ trong quý 3, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng chi phí bán hàng gần 6.090 tỷ đồng, giảm 5%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 44% cùng kỳ năm trước lên khoảng 217 tỷ đồng.
Kết thúc Q3/2020, PLX ghi nhận 1.113 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT -5,2% CK), phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 853 tỷ đồng (-4,7% CK). Trong đó, kênh bán lẻ xăng dầu đã hồi phục về sát mức trước dịch khi chỉ còn giảm 2% so với Q3/2019.
Luỹ kế 9 tháng doanh thu đạt 92.700 tỷ đồng giảm gần 34% so với cùng kỳ. Lợi nhuận 9 tháng đã bù đắp được số lỗ ở quý 1/2020 đạt 229 tỷ, giảm 93,7% cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 9/2020, PLX đã hoàn tất bán 13 triệu cổ phiếu quỹ, giảm lượng cổ phiếu quỹ xuống còn hơn 75 triệu cổ phiếu, tương đương 5.8% vốn điều lệ. Hiện tại, Nhà nước đang nắm giữ 75,9% vốn điều lệ; nhóm nhà đầu tư Nhật Bản JX NIPPON OIL & ENERGY VIETNAM CO., LTD sở hữu 9,72%.
Trong năm 2021, Tập đoàn đặt ra kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn lại (75 triệu cp) để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của Tập đoàn. Tác động của Covid-19 gây thiếu hụt trong cân đối nguồn vốn kinh doanh của PLX. Đây có thể cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy Tập đoàn đẩy nhanh kế hoạch giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước, phù hợp với Quyết định số 908/QĐ-TTg.
Tính tới thời điểm 30/09, PLX đang có tổng tài sản gần 57,472 tỷ đồng, giảm 7% so với hồi đầu năm. Giá trị hàng tồn ghi nhận ở mức 8,423 tỷ đồng, giảm 29%; Công ty dự phòng giảm giá hàng tồn số tiền 92 tỷ đồng, tăng 64%. Nhớ lại trong quý đầu năm, việc trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định với số tiền khoảng 1,500 tỷ đồng chính là nguyên nhân khiến PLX thua lỗ lịch sử gần 1,900 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp của Petrolimex dẫn đầu trong nhóm doanh nghiệp phân phối xăng dầu là nhờ số lượng cửa hàng xăng dầu sở hữu và tự quản lý (COCO) lớn, khoảng 2.700 cửa hàng trên cả nước, vượt trội so với PV Oil là 570 cửa hàng. Mặt khác, PLX cũng có tỷ trọng xăng dầu phân phối qua kênh COCO cao nhất đạt 58%, PV Oil là 26,4%.
Mức độ tăng biên lợi nhuận là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận trong bối cảnh sản lượng vẫn suy giảm và giá bán hồi phục so với các quý trước nhưng vẫn thấp so với cùng kỳ.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Phân tích báo cáo tài chính online
Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) quý 2/2020