Phân tích báo cáo tài chính MSN

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN

msn1.png

1. Giới thiệu công ty

Tháng 11/ 2004 Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San; MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San;Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San (Masan Group).

Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh:

- Xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực được hưởng lợi ích từ ngành tiêu dùng và phân phối nội địa;

- Tăng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hiện nay và những khoản đầu tư mới;

- Điều hành các công ty con và công ty liên kết, đồng thời tư vấn kế hoạch phát triển chiến lược;

- Các công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Ma San chú trọng phát triển các lĩnh vực sau:

- Công ty Cổ phần Thực Phẩm Ma San: sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác.

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam: cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng.

2. Phân tích tình hình kinh doanh

msn2.png


Doanh thu bán hàng của quý 3/2019 không thay đổi nhiều so với cùng kì năm 2018 ( chỉ giảm 2% ), giá vốn quý này chiếm tỷ trọng cao hơn ( chiếm 72,89% trong doanh thu ) nên lợi nhuận gộp chỉ đạt hơn 2431 tỷ, giảm 12% so với cùng kì.

Lợi nhuận gộp giảm 12% hơn 324 tỷ do tình hình dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng đến mảng doanh số thức ăn chăn nuôi và thêm vào đó là giá Vonfram giảm mạnh cộng thêm tồn kho đồng khá nhiều.

Doanh thu tài chính quý 3/2019 tăng hơn gấp 5 lần, đạt gần 800 tỷ, bên cạnh đó chi phí tài chính giảm bớt chỉ còn 594 tỷ ( giảm 29% so với cùng kì ).

Các loại chi phí khác như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhưng không đáng kể so với doanh thu.

Đặc biệt trong quý 3/2019, Masan có lợi nhuận khác tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng làm cho lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 2.424 tỷ, tăng 1,64 lần so với cùng kì năm ngoái. Masan phát sinh khoản thu nhập vượt trội này là do dàn xếp vụ kiện trọng tài quốc tế giữa công ty Núi Pháo với Jacobs.

Vụ kiện này liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị giữa Núi Pháo và Jacobs vào năm 2011 phục vụ dự án Núi Pháo tại tỉnh Thái Nguyên. Dây chuyền chế biến này hoàn thành trong năm 2015 và 2016. Do có tranh chấp, phía NPMC đã đưa vụ việc ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore ngày 30.9.2015. Hai bên đã có 3 tuần điều trần, kết thúc ngày 15.12.2017.

Trong thông báo của Masan Resources ngày 10/9, Jacobs đã hoàn tất nghĩa vụ và thanh toán 130 triệu USD cho Masan. Khoản tiền dàn xếp vụ kiện tại hội đồng trọng tài quốc tế đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận của Masan sau 9 tháng.

3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản

msn3.png


Qúy 3/2019 so với cùng kì năm ngoái có tổng tài sản tăng thêm gần 7.593 tỷ đồng. Trong đó, từng khoản mục tài sản và nguồn vốn biến động khá nhiều: tiền và các khoản tiền tăng thêm gần 50%, tăng các khoản phải thu ngắn hạn lên gần 2000 tỷ ( gần như gấp đôi so với cùng kì năm ngoái ), Masan cũng dự trữ hàng tồn kho thêm 22%, công ty bán đã bớt tài sản cố định hơn 1700 tỷ nhưng lại đầu tư vào tài sản dở dang dài hạn hơn 1500 tỷ và các khoản đầu tư tài chính gần 2000 tỷ. Công ty đã tăng nguồn vốn thêm hơn 16 ngàn tỷ ( tăng thêm 73 % ), thay vào đó là giảm hợ dài hơn hơn 58% xuống còn hơn 12 nghìn tỷ và tăng nợ ngắn hạn thêm 57%.

Công ty đang thực hiện chiến lược giảm tối đa các khoản nợ vay dài hạn bằng cách tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu lên thêm hơn 16 ngàn tỷ và tăng nợ phải trả thêm gần 8 ngàn tỷ, thay vào đó Masan đã trả bớt hơn 1 nữa khoản nợ dài hạn, tăng thêm các khoản tiền và tương đương tiền để đảm bảo tính thanh khoản, tăng thêm hàng dự trữ cho công ty và tăng đầu tư vào tài sản cũng như các khoản đầu tư tài chính.

4. Phân tích khả năng thanh toán

msn4.png

msn5.png


Qua biểu đồ trên chúng ta thấy từ quý 1/2018 đến nay, tài sản của Masan tăng đều nhưng nợ phải trả thì giảm qua các quý, đặc biệt tới quý 3/2019 tỷ lệ tổng nợ ở dưới mức 50%, nợ chỉ còn 47%. Masan tập trung giảm các khoản nợ tài hạn, tăng các khoản nợ ngắn hạn nên tính thanh khoản của công ty rất thấp, cụ thể là khả năng thanh toán ngắn hạn khả năng thanh toán nhanh đều ở mức dưới 1. Tuy nhiên 2 chỉ số này đã được duy trì trong vài năm nay và đều ở mức dưới 1 nhưng công ty vẫn cho chúng ta thấy tình hình tài chính mạnh và chưa gặp rủi ro lớn trong việc đảm bảo tính thanh khoản.

5. Khả năng sinh lời

msn6.png


Khả năng sinh lợi của công ty có xu hướng giảm, đặc biệt trong quý 3/2018 lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt hơn 1 ngàn tỷ trong khi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không có sự chênh lệch đáng kể, đến quý 3/2019 ROE và ROA đã tăng lên 7% và 4% với mức lợi nhuận hơn 2.667 tỷ đồng. Masan đã giảm đòn bẩy tài chính xuống chỉ còn 1,88 lần bằng việc cắt giảm bớt các khoản vay nợ dài hạn.


msn7.png


Nhìn chung trong quý 3/2019, giá cổ phiếu có xu hướng giảm dần, giá cổ phiếu của MSN trên sàn giao dịch HoSE đầu tháng 11/2019 đang giao động quanh mức 75 – 76 nghìn đồng trên mỗi cổ phiếu với số lượng hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành.

Forbes Asia vừa công bố danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỉ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm nay Việt Nam đã đóng góp 7 cái tên trong danh sách này, gồm Masan Group, Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup.

Năm 2018, Masan tiếp tục phá đỉnh lịch sử về lợi nhuận khi đạt đến 5.621 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2017 và đến quý 3/2019, lợi nhuận của Masan đã đạt hơn 4.416 tỷ đồng so với cùng kì 2018 là 4.336 tỷ.

Trong các năm tới, Masan tập trung đầu tư mạnh vào mảng thịt heo, mục tiêu của Masan MeatLife đến năm 2022 sẽ trở thành thương hiệu thịt mát đóng gói số 1 tại Việt Nam, phân phối 10% thị phần thịt heo toàn quốc với doanh đạt 1,5-3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế từ 200-450 triệu USD.

( Tất cả nhận xét trên đều mang quan điểm cá nhân, chỉ có tính chất tham khảo)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top