Phân tích báo cáo tài chính MSN

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Các công ty thành viên chính của tập đoàn bao gồm: Masan Consumer Holdings, Masan Nutri-Science, Masan Resources, Techcombank.
msn.jpg

1. Tình hình hoạt động kinh doanh:

MSN dt.png

Kết thúc năm 2018, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 38.187 tỷ đồng (tăng 1,51%), lợi nhuận sau thuế đạt 5.621 tỷ đồng (tăng 55,82%). Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng gấp rưỡi trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ có thể là do biên lợi nhuận gộp tăng từ 30,92% năm 2017 lên 31,11% năm 2018, doanh thu hoạt động tài chính tăng 35,39%. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh cũng đóng góp không nhỏ trong việc làm tăng lợi nhuận, cụ thể chi phí lãi vay giảm 22,35% tươngg ứng 767 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm 18,46% tương ứng 976 tỷ đồng.

2. Tình hình sử dụng tài sản:

MSN ts.png

Cuối năm 2018, tổng tài sản của Masan group đạt 64.578 tỷ đồng, tăng 1.65% so với năm 2017, trong đó đáng kể đến là các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 35.36% tương ứng 4.009 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tăng nhẹ (1,69%) so với năm trước, tuy nhiên nợ dài hạn giảm đi đáng kể, giảm 47,05% tương ứng 13.066 tỷ đồng, chỉ còn 14.703 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm. Vốn chủ sở hữu đạt 34.079 tỷ đồng, tăng 68,5% so với năm 2017. Như vậy, với lượng tiền tồn đầu kỳ là 7.417 tỷ đồng cùng với vốn chủ sử hữu tăng thêm, công ty chủ yếu dùng để trả nợ dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn.

3. Khả năng thanh toán:

MSN ttnh.png

Nhìn qua 8 quý, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng giảm, đi xa mức an toàn và chỉ đạt 0,79 lần tại quý 4-2018. Điều này cho thấy rằng công ty đang mắc căn bệnh dùng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn. Nếu khả năng thanh toán tiếp tục giảm, khả năng gặp các rủi ro tài chính trong tương lai là rất cao.

MSN kntt.png

Như đã nói ở trên, với nỗ lực trả bớt 13.066 tỷ đồng nợ dài hạn làm tỷ lệ nợ của công ty giảm đáng kể, tại quý 4-2018 chỉ còn 47.23%. Tuy nhiên 7 quý trước đó luôn duy trì ở một tỷ lệ khá cao, trên 60% trong khi các doanh nghiệp khác cùng ngành tỷ lệ này chỉ nằm ở khoảng 25% - 35%. Khả năng thanh toán lãi vay (số lũy kế) tuy có tăng lên mức tương đối an toàn nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Khả năng thanh toán gốc vay tăng và ở mức thấp.

4. Khả năng sinh lời:

MSN knsl.png

Khả năng sinh lợi của Masan group liên tục tăng qua 4 năm, năm 2018 ROA đạt 8.78% và ROE đạt 20.7%, một mức sinh lợi hấp dẫn nhà đầu tư và cao hơn so với bình quân ngành (ROA: 8.01%, ROE: 14.64%). Đòn bẩy tài chính tăng liên tục 3 năm từ 2015 đến 2017 và giảm ở năm 2018, tuy nhiên vẫn cao hơn so với bình quân ngành là 1.82 lần. Chỉ số P/E của công ty hiện tại là 19.4 với EPS là 4.560 đồng. Cổ phiếu của công ty hiện đang được các nhà đầu tư mua với giá khoảng 86.000 đồng, cao hơn khoảng 3,6 lần so với giá trị sổ sách.

Năm 2019, Masan group đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế nằm trong khoảng 5.000 – 5.500 tỷ đồng, tăng 50% so với 3.400 – 4.000 năm 2018. Để đạt được mục tiêu này, MSN dự kiến sẽ tăng tốc quá trình “cao cấp hóa” dòng gia vị, mì ăn liền và đồ uống; phát triển sản phẩm mới là thịt tươi MEATDeli và tiếp tục giảm chi phí lãi vay. Như vậy, bên cạnh việc cải tiến, phát triển sản phẩm mới, Masan cần phải chú ý nâng cao sức khỏe tài chính của Tập đoàn bằng việc cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn và trả bớt nợ đế giảm bớt các áp lực tài chính.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 
Kết thúc quý 1 vừa qua, Masan ghi nhận lợi nhuận sau thuế TNDN là -216 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoài đạt 1000 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên Masan báo lỗ trong vòng 6 năm, kể từ quý 2-2014. Nguyên nhân được cho là do tác động của việc sáp nhập với VinCommerce.

1.png

Theo báo cáo tài chính quý 1-2020 của Masan thì doanh thu thuần đạt 17.638 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ năm trước, trong đó VinCommerse đóng góp 8.700 tỷ đồng doanh thu tương ứng 48% tổng doanh thu tập đoàn. Cùng với sự tăng trưởng doanh thu, giá vốn cũng tăng đáng kể đến 140% làm cho biên lợi nhuận gộp giảm từ 30% ở quý 1-2019 xuống còn 22% ở quý 1-2020 dù giá trị lợi nhuận gộp đạt 3.962 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động của MSN cũng tăng cao, riêng chi phí bán hàng đạt 3,107 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chi phí quản lý tăng 63%, chi phí lãi vay tăng 50%. Nguyên nhân là do tăng quy mô thịt mát thương hiệu MEATDeli, tăng đầu tư vào các hoạt động marketing cho các sản phẩm mới của MCH cùng với việc tăng số lượng của hàng bán lẻ do sáp nhập VinCommerse làm chi phí hoạt động tăng đáng kể. Vì vậy, dù doanh thu thuần tăng cao nhưng cũng không bù đắp được chi phí dẫn đến khoản lỗ đến 216 tỷ đồng.

Xem qua biểu đồ Biến động tình hình tài chính tác động đến tiền dưới đây, chúng ta có thể thấy trong 3 tháng đầu năm 2020, công ty đã sử dụng hơn 9.400 tỷ để tài trợ cho các khoản phải thu, bao gồm tiền tồn đầu kỳ hơn 6.800 tỷ và các khoản vay ngắn hạn, dài hạn để bù đắp thêm do tiền tồn đầu kỳ không đủ và phải để lại một khoản tiền tồn cuối kỳ hơn 3.700 tỷ để duy trì hoạt động kinh doanh kỳ sau.

2.png

Có thể thấy rằng doanh thu tăng 116% thì khoản phải thu cũng tăng đến 174% so với cùng kỳ, tỷ trọng khoản phải thu trên doanh thu tăng từ 66% ở quý 1-2019 lên 84% ở quý 1-2020 thì liệu rằng chất lượng doanh thu có thật sự tốt? Bên cạnh đó việc vay thêm nợ làm cho tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của Masan đạt 51%, trước đó trong năm 2019 công ty đã luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức 46%-47%

5.png

Mặc dù tỷ lệ nợ ở mức trung bình nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty suốt nhiều kỳ vẫn nằm dưới mức an toàn, thậm chí dưới 1 tức là công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn một cách đầy đủ và kịp thời, do đó mà nợ vẫn là một áp lực lớn và khả năng thanh toán vẫn là vấn đề mà Masan cần tiếp tục chú ý kiểm soát.

Năm 2020 này, Masan đặt mục tiêu doanh thu đạt từ 75.000-85.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông dự kiến giảm mạnh 46% về chỉ còn 1.000 - 3.000 tỷ đồng. Để làm được điều này thì 3 quý còn lại của năm 2020, Masan phải thực sự nỗ lực. Với chiến lược mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu, đồng thời đối sánh các điều khoản thương mại với nhà cung cấp nhằm đạt mức ngang bằng thị trường, tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng hy vọng sẽ mang lại kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên áp lực là không tránh khỏi khi mà ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, bán lẻ đang chịu nhiều sự cạnh tranh khốc liệt từ các tập đoàn trong và ngoài nước; dịch bệnh trong chăn nuôi, dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu và giá khoáng sản vẫn đang còn nhiều biến động.

4.png

Sau một thời gian giảm sâu từ cuối năm 2019 thì đến nay, giá cổ phiếu MSN đang có những dấu hiệu phục hồi trở lại và đang được giao dịch ở mức giá khoảng 57.000 đồng/cổ phiếu. Theo chỉ báo Ichimoku thì hiện tại giá cổ phiếu MSN đang có xu hướng đi ngang, đường Tenkan-sen cắt từ trên xuống và vẫn đang nằm dưới đường Kijun-sen nên đây không phải là thời điểm phù hợp để mua vào cổ phiếu này, thay vào đó nhà đầu tư nên chờ một xu hướng rõ ràng hơn để đưa ra quyết định phù hợp.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top