Vietnam Airlines (Mã CK: HVN) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 – 2020 với doanh thu thuần đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ. Doanh thu thấp không bù đắp được chi phí trực tiếp khiến cho lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines sụt giảm nghiêm trọng, lỗ 3.874 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất là doanh thu tài chính đạt 902 ty đồng nhờ diễn biến tích cực của tỷ giá hiếm hoi so với cùng là tỷ giá diễn biến tích cực, sau khi trừ đi chi phí tài chính, công ty có được khoản lãi ròng hơn 450 tỷ đồng.
Tuy nhiên chỉ bao nhiêu đó không thể bù đắp hàng loạt chi phí hoạt động khác, do đó Vietnam Airlines lỗ trước thuế gần 4.000 tỷ đồng trong quý 2 – “đây là mức lỗ kỷ lục không chỉ trong 1 quý mà còn là trong một năm đối một doanh nghiệp niêm yết” – theo Nhịp sống kinh tế
Lũy kế 6 tháng, Vietnam Airlines đạt 24.800 tỷ doanh thu, giảm 50% so với cùng kỳ 2019.
(Ảnh: Internet)
Với kết quả kinh doanh không mấy khả quan thì sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines cũng ảnh hưởng không kém. Nếu ứng dụng bảng điểm Altman Z-Score để đánh giá thì quý 2-2020 chỉ đạt 0.87 điểm, sức khỏe tài chính thuộc vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Nếu nhìn liên tục từ Q1-2018 đến nay, có thể thấy điểm hệ số Z của HVN đang được dần cải thiện, gần như đi lên khỏi vùng nghiêm trọng thì đến năm 2020, hệ số này đột ngột giảm sâu.
Thật vậy, dưới tác động của Covid 19, toàn ngành hàng không dường như đều phải chịu ảnh hưởng nặng nề, không ngoại trừ Vietnam Airlines. Nhìn vào biểu đồ dòng tiền 6 tháng đầu năm dưới đây có thể thấy rằng dòng tiền thu vào chủ yếu đến từ các khoản phải thu ngắn hạn, giảm hàng tồn kho và bán bớt TSCĐ. Tuy nhiên, với áp lực trả nợ cùng việc kinh doanh thua lỗ thì dòng thu vốn không đủ để bù đắp, do đó mà VCSH bị ăn mòn nghiêm trọng. Tiền tồn cuối quý 2-2020 chỉ còn 2.600 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với thời điểm đầu năm.
Về khả năng thanh toán thì xét tại quý 2-2020, Vietnam Airlines dường như mất khả năng thanh toán khi mà tỷ lệ nợ/TTS luôn duy trì ở mức cao (trên 75%), quý 2-2020 đạt 82.86%. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhìn qua 10 quý luôn dưới 1 và có xu hướng đi xuống, cho thấy rằng tài sản ngắn hạn của Vietnam Airlines sau khi bán hết đi cũng không đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn, chưa kể là không phải loại tài sản nào cũng có tính thanh khoản cao. Khả năng thanh toán lãi vay 2 quý đầu năm 2020 tuột dốc không phanh với tình hình kinh doanh thua lỗ.
Khả năng sinh lợi của Vietnam Airlines âm liên tiếp 2 quý đầu năm. Tại quý 2-2020, ROA đạt -7.52%, ROE đạt -34.12%
Có thể thấy, với sức khỏe tài chính gần như thoi thóp, kết quả kinh doanh không mong đợi, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm liên tục 2 quý đầu năm, không có khả năng sinh lời và áp lực nợ vay cực kỳ lớn thì dường như việc Vietnam Airlines có qua được cơn bĩ cực này hay không phải trông chờ phần lớn vào sự trợ giúp của Chính phủ.
Trong thời gian chờ đợi sự trợ giúp của Chính phủ thì thời gian qua, Vietnam Airlines cũng đã có một số giải pháp như: tái cơ cấu lao động, tinh giản biên chế; cắt toàn bộ các khoản chi chưa thực sự cấp bách;giảm thu nhập của NLĐ; tranh thủ hạn mức tín dụng ngắn hạn, vay dài để duy trì hoạt động. Giãn hoãn tiến độ thanh toán các khoản vay trung dài hạn; đàm phán để giảm đơn giá, giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết…
Vừa qua, ngày 10/8/2020, Vietnam Airlines cũng đã tổ chức đại hội cổ đông. Tại đại hội cổ đông, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 lỗ hơn 15.000 tỷ đồng. Cùng với đó là đề ra các giải pháp cứu doanh nghiệp đang đứng ngay bờ vực phá sản, trong đó nổi bật như: không chia cổ tức năm 2019, gấp rút hoàn tất hồ sơ thủ tục trình Chính phủ để được vay thêm 4000 tỷ và tăng vốn thêm 8000 tỷ đồng vì "Với tình trạng này có thể đến tháng 8, công ty sẽ hết tiền".
(Các ý kiến nếu trong bài phân tích mang quan điểm cá nhân)
Xem thêm:
Khóa học phân tích Báo cáo tài chính online
Tặng file Tính Hệ số nguy cơ phá sản Altman Z-Score tự động
Tuy nhiên chỉ bao nhiêu đó không thể bù đắp hàng loạt chi phí hoạt động khác, do đó Vietnam Airlines lỗ trước thuế gần 4.000 tỷ đồng trong quý 2 – “đây là mức lỗ kỷ lục không chỉ trong 1 quý mà còn là trong một năm đối một doanh nghiệp niêm yết” – theo Nhịp sống kinh tế
Lũy kế 6 tháng, Vietnam Airlines đạt 24.800 tỷ doanh thu, giảm 50% so với cùng kỳ 2019.
(Ảnh: Internet)
Với kết quả kinh doanh không mấy khả quan thì sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines cũng ảnh hưởng không kém. Nếu ứng dụng bảng điểm Altman Z-Score để đánh giá thì quý 2-2020 chỉ đạt 0.87 điểm, sức khỏe tài chính thuộc vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Về khả năng thanh toán thì xét tại quý 2-2020, Vietnam Airlines dường như mất khả năng thanh toán khi mà tỷ lệ nợ/TTS luôn duy trì ở mức cao (trên 75%), quý 2-2020 đạt 82.86%. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhìn qua 10 quý luôn dưới 1 và có xu hướng đi xuống, cho thấy rằng tài sản ngắn hạn của Vietnam Airlines sau khi bán hết đi cũng không đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn, chưa kể là không phải loại tài sản nào cũng có tính thanh khoản cao. Khả năng thanh toán lãi vay 2 quý đầu năm 2020 tuột dốc không phanh với tình hình kinh doanh thua lỗ.
Khả năng sinh lợi của Vietnam Airlines âm liên tiếp 2 quý đầu năm. Tại quý 2-2020, ROA đạt -7.52%, ROE đạt -34.12%
Có thể thấy, với sức khỏe tài chính gần như thoi thóp, kết quả kinh doanh không mong đợi, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm liên tục 2 quý đầu năm, không có khả năng sinh lời và áp lực nợ vay cực kỳ lớn thì dường như việc Vietnam Airlines có qua được cơn bĩ cực này hay không phải trông chờ phần lớn vào sự trợ giúp của Chính phủ.
Trong thời gian chờ đợi sự trợ giúp của Chính phủ thì thời gian qua, Vietnam Airlines cũng đã có một số giải pháp như: tái cơ cấu lao động, tinh giản biên chế; cắt toàn bộ các khoản chi chưa thực sự cấp bách;giảm thu nhập của NLĐ; tranh thủ hạn mức tín dụng ngắn hạn, vay dài để duy trì hoạt động. Giãn hoãn tiến độ thanh toán các khoản vay trung dài hạn; đàm phán để giảm đơn giá, giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết…
Vừa qua, ngày 10/8/2020, Vietnam Airlines cũng đã tổ chức đại hội cổ đông. Tại đại hội cổ đông, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 lỗ hơn 15.000 tỷ đồng. Cùng với đó là đề ra các giải pháp cứu doanh nghiệp đang đứng ngay bờ vực phá sản, trong đó nổi bật như: không chia cổ tức năm 2019, gấp rút hoàn tất hồ sơ thủ tục trình Chính phủ để được vay thêm 4000 tỷ và tăng vốn thêm 8000 tỷ đồng vì "Với tình trạng này có thể đến tháng 8, công ty sẽ hết tiền".
(Các ý kiến nếu trong bài phân tích mang quan điểm cá nhân)
Xem thêm:
Khóa học phân tích Báo cáo tài chính online
Tặng file Tính Hệ số nguy cơ phá sản Altman Z-Score tự động