Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND) được thành lập vào ngày 17/9/2002. Công ty được giao làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 vào năm 2002 và Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 2 năm 2005. Hai nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1&2 có tổng công suất 1.200 MW, tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD, tương ứng khoảng 24.000 tỷ đồng, sản xuất ra khoảng 7 tỷ kWh điện mỗi năm để cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.

1.png

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng ( HND) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu mặc dù sụt giảm HND vẫn báo lãi tăng cao trong quý 2. Cụ thể, quý 2/2020 doanh thu thuần đạt 3.127 tỷ đồng giảm nhẹ 5,6% so với cùng kỳ.

2.png

Tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm 81% trong doanh thu thuần nên lãi gộp đạt hơn 589 tỷ đồng giảm 4,2% so với quý 2/2019. Biên dộ lợi nhuận gộp xấp xỉ so với cùng kỳ đạt 18,85%. Chi phí QLDN cũng giảm 46% khoảng 21,3 tỷ đồng nhờ chi phí chuẩn bị sản xuất đã phân bổ hết trong năm 2019.

Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp gần 2 lần lên 10,8 tỷ đồng trong khi chi phí của hoạt động này giảm mạnh từ 146,6 tỷ đồng xuống còn 3,56 tỷ đồng nhờ số dư nợ vay dài hạn giảm dần, tỷ giá đồng USD và JPY giảm dẫn đến giảm chi phí chênh lệch tỷ giá đẫn đến lợi nhuận từ hoạt độn tài chính tăng vọt khiến cho lãi sau thuế HND cao hơn so với cùng kỳ.

Kết thúc quý 2/2020, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận lãi ròng gần 546 tỷ đồng tăng 31% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, HND có doanh thu thuần đạt 6.151 tỷ đồng tăng 7% so với cùng kỳ, LNST đạt 746 tỷ đồng tăng gần 45% so với nửa đầu năm 2019, công ty đã hoàn thành được 55% mục tiêu về doanh thu và 83% mục tiêu về LNTT.

Tính đến hết 30/6/2020, tổng tài sản HND khoảng 12.099 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 33% tổng tài sản, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải thu ngắn hạn với 55%, các khoản tiền và tương đương tiền chiếm 27% TSNH.

3.png

HND đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 51% nợ phải trả, 49% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. HND phải huy động lượng nợ vay rất lớn trong thời gian xây dựng nhà máy, và phần lớn trong đó là các khoản vay ngoại tệ. Tổng nợ của HND tính đến cuối tháng 6 khoảng 5.749 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu năm ( khoảng 684 tỷ đồng ), chủ yếu do HND tích cực trả bớt nợ vay dài hạn hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ ngắn hạn chiếm đến 57%, các khoản nợ vay chiếm 76% tổng nợ ( nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn). Do mới đi vào vận hành nên tỷ lệ nợ vay/VCSH của HND vẫn còn tương đối cao khi so sánh với các doanh nghiệp nhiệt điện khác đang niêm yết trên thị trường.

HND còn 1.020 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu 6.350 tỷ đồng vào cuối quý 2/2020. Ngoài ra công ty còn 130,56 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và 196,6 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

4.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của HND luôn đạt trên mức 1 và tăng nhẹ trong vòng 2 năm qua, đạt ở mức 1,22 lần vào cuối quý 2/2020. Ngoài việc HND tích cực trả nợ vay, công ty còn tăng mạnh lượng tiêng tự do lên 1.066 tỷ đồng ( tăng thêm 37% so với đầu năm ) để tránh các rủi ro liên quan đến thanh toán, HND có khả năng chi trả tốt các khoản nợ vay, dự kiến sẽ trả hết toàn bộ vào năm 2024.

Nợ vay giảm giúp HND giảm bớt được gánh nặng lãi vay, đồng thời cũng hạn chế bớt rủi ro biến động tỷ giá của doanh nghiệp. Chi phí tài chính dự kiến sẽ giảm dần trong các năm tới.

HND gần như không có nhiều nhu cầu đầu tư tài sản cố định mới, dòng tiền thu về chỉ dùng để đáp ứng hai nhu cầu chính là trả nợ vay và chi trả cổ tức hàng năm.

1602233721545.png

Khác với các doanh nghiệp khác khi giá cổ phiếu của họ liên tục rớt giá từ đầu năm 2020 do ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu HND lại tăng vọt trong những tháng đầu năm vượt qua ngưỡng giá an toàn 12.700 đ/cp trong 3 tháng cuối năm 2019 mà không có phiến giao dịch vào tăng vượt bậc. Cổ phiếu HND tăng lên mức giá 17.000 đồng - cao nhất trong 3 tháng đầu năm và sau đó giảm xuống ngưỡng 13.000 vào cuối tháng 3, tuy nhiên mức giá này vẫn cao hơn so với đầu năm 2020. Từ tháng 4 trở đi, cổ phiếu HND đã hồi phục nhanh chóng và tăng lên mức đỉnh điểm 19.500 đ/cp vào giữa tháng 7 - cao nhất từ lúc lên sàn đến nay. Đến cuối tháng 7 thì cổ phiếu có giảm mạnh xuống mức 17.000 do tâm lý của nhà đầu tư khi dịch bệnh bùng phát lần 2, tuy nhiên HND đã hồi phcj nhanh sau đó và hiện đang giao dịch với mức 18.100 đ/cp. Chỉ số RSI đang dưới ngưỡng 50 và chỉ báo MACD vẫn ở dưới đường tín hiệu mua. Trong thời gian tới, cổ phiếu HND sẽ dao động với biên độ giá nhỏ, các nhà đầu tư lướt sóng có thể nắm bắt cơ hội này để đầu tư, còn đối với các nhà đầu tư dài hạn có nên chờ thêm một thời gian nữa không tùy thuộc vào tỷ suất sinh lợi của mỗi người.

Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng là một trong những nhà máy nhiệt điện than lớn nhất Việt Nam với công suất 1,200 MW, sản lượng điện thương phẩm trung bình khoảng 7 tỉ kWh/năm. Với tình trạng chậm tiến độ của một số nhà máy điện than lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, tình trạng thiếu điện cục bộ xảy ra tại nhiều nơi sẽ giúp các nhà máy điện hiện tại tăng hiệu suất trong đó có nhiệt điện Hải Phòng.

Ngoài ra, HND sản xuất điện với suất tiêu hao nhiên liệu thấp hơn, nhờ đó chi phí biến đổi cũng thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện than khác. Chi phí biến đổi thấp giúp HND có được lợi thế khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • HND.rar
    62.7 KB · Lượt xem: 11

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top