Phân tích báo cáo tài chính CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ: lĩnh vực hoạt động chủ yếu là khai thác cảng biển và xếp dỡ hàng hóa, chiếm 90% tổng doanh thu hàng năm được thành lập năm 2002 trên cơ sở quyết định của Tổng GĐ Tổng CTy Hàng Hải Việt Nam. Cảng Đình Vũ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ, một khu vực trọng điểm kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng của Hải Phòng.

1.PNG

Mới đây, DVP đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020 và hợp nhất 6 tháng đầu năm với lợi nhuận đi ngang so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 130,7 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Doanh thu sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 và lên sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Cùng với đó, xu hướng sử dụng tàu cỡ lớn và chuyển dịch về Lạch Huyện của một số hãng tàu tiếp tục gây bất lợi cho các cảng khu vực sông Cấm như cảng Đình Vũ.

2.png

Tỷ trọng chi phí tăng nhẹ lên 43%, lợi nhuận gộp đạt 74,8 tỷ đồng, giảm 16% so với quý 2/2019. Kỳ này, chi phí quản lý giảm mạnh 34% xuống còn hơn 11 tỷ đồng, giảm tỷ trọng trong doanh thu xuống 9%. Nhờ đó, biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng nhẹ lên 495 so với mức 47% của cùng kỳ. Cảng Đình Vũ là một trong những doanh nghiệp giữ mức biên độ lợi nhuận rất cao, cao hơn so với Gemadept ( 26% ) và Tập đoàn Container VN ( 18% ).

Doanh thu tài chính tiếp tục tăng trưởng tích cực, đạt 49 tỷ đồng (+33% so với cùng kỳ ) phần lớn nhờ lượng tiền gửi ngân hàng dồi dào và liên tục gia tăng qua các năm. Tính đến hết Q2.2020, DVP đang nắm giữ hơn 900 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Chi phí tài chính chỉ khoảng 169 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh góp phần làm lợi nhuận ròng của DVP gần như không giảm so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 95,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với quý 2/2019. Biên độ lợi nhuận ròng lên đến 73%.

Tính đến 30/06, tổng tài sản của 1.390 tỷ đồng, tăng thêm 9% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 72% tổng tài sản khoảng 1.000 tỷ đồng, đặc biệt, tiền gửi ngân hàng của DVP đã chiếm đến 904 tỷ đồng.

3.png

DVP dang duy trì cấu trúc vốn bình quan chỉ với 9% nợ phải trả, còn lại được tài trợ bởi vốn chủ sỡ hữu. Tổng nợ phải trả khoảng 205 tỷ đồng, tất cả đều là nợ ngắn hạn.

4.png

Nhờ nguồn lực tài chính lớn với hơn 900 tỷ đồng số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng dồi dào tính đến Q2.2020 và đặc biệt, DVP không còn sử dụng nợ vay, khả năng thanh toán ngắn hạn luôn vượt xa với ngưỡng an toàn 2,5 đạt ở mức 4,87 lần vào cuối quý 2/2020. DVP là doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển đã không còn sử dựng nợ vay và tỷ lệ nợ phải trả chiếm thấp nhất.

1601975581819.png

Cổ phiếu DVP đã chạm mức giá thấp nhất kể từ 2016 đến nay khoảng 26.000 đ/cp vào cuối tháng 3 do ảnh hưởng chung cửa thi trường chứng khoán. Sau đó, cổ phiếu DVP đã nhanh chống có nhiều phiên tăng giá mạnh, đặc biệt là các phiên điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 10 làm cho cổ phiếu DVP hiện giao dịch với mức giá 46.800 đ/cp. Các chỉ số dự báo đang không ở trong vùng an toàn như RSI đã đi sâu vào vùng quá mua ( chạm ngưỡng 90), đường MACD đang nằm trên và cách xa đường tín hiệu nhờ cú tăng giá mạnh trong mấy phiên gần đây.

DVP là doanh nghiệp lâu năm đầu ngành, có uy tín cao trong lĩnh vực khai thác hàng container. Mặc dù chịu áp lực không nhỏ từ cạnh tranh trong khu vực, xu hướng dịch chuyển của khách hàng và tác động từ dịch bệnh, chúng tôi cho rằng DVP vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong dài hạn. DVP có mức biên lợi nhuận gộp cao và ổn định nhất trong ngành, duy trì đều đặn ở mức 40-50%.

Hiện tại, doanh nghiệp đã đạt công suất tối đa và chưa có ý định nâng công suất. Thêm vào đó, các cảng mới đi vào hoạt động như cảng Mipec, Vinalines Đình Vũ khiến mức độ cạnh tranh gia tăng. Thay vì mở rộng dịch vụ cảng, DVP tập trung khai thác dịch vụ sau cảng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và tránh áp lực cạnh tranh

Với số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng khá cao, hoạt động kinh doanh ổn định và dòng tiền dồi dào qua các năm, VCBS cho rằng DVP có khả năng duy trì phân phối cổ tức tiền mặt ở mức lợi tức khá hấp dẫn và phù hợp với chiến lược đầu tư dài hạn, theo dòng cổ tức và mức rủi ro được hạn chế.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • DVP.rar
    62.1 KB · Lượt xem: 5

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top