CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) là công ty sản xuất phân NPK lớn nhất Việt Nam với 20% thị phần cùng với 8 công ty lớn khác. Công ty phân phối trên khắp cả nước và có hơn 99% đến từ mảng phân bón NPK, với Đồng bằng sông Cửu Long là thị trường quan trọng.
BFC đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2020 và hợp nhất 6 tháng đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, quý 2 doanh thu thuần đạt 1.655 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn giảm mạnh nên lợi nhuận gộp đạt gần 233 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Trong quý 2, sản lượng sản xuất đạt 165.066 tấn, giảm 11,3% so với quý 2 năm ngoái, chủ yếu do sản lượng tiêu thụ đạt 174.738 tấn, cũng giảm 14,1% so với cùng kỳ là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm.
Nhờ giá dầu giảm mạnh trong 6 tháng nữa đầu năm nay làm cho chi phí đầu vào của BFC giảm mạnh, tỷ trong giá vốn quý này chỉ còn 86% so với cùng kỳ 90%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận gộp tăng lên 14,06%. Chi phí bán hàng giảm mạnh 34% còn hơn 67 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 26% lên 47 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt 4% và 3% trong doanh thu.
Doanh thu tài chính chỉ gần 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu. Chi phí tài chính giảm mạnh 23% còn hơn 32 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2/2020, DPM thu về 74,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 4,51%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu Phân bón Bình Điền đạt 2.543 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái và mới thực hiện được hơn 42% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 79 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ và đã hoàn thành 53% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến 30/06, tổng tài sản BFC khoảng 3.349 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 75% tổng tài sản, trong đó phải thu ngắn hạn chiếm gần 37% và hàng tông kho chiếm tỷ trọng hơn 50%.
BFC đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 66% nợ phải trả, 34% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ của BFC cuối tháng 6 khoảng 2.195 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm, trong đó nợ vay chiếm hơn 66%. Nợ ngắn hạn của BFC chiếm chủ yếu trong tổng nợ, khoảng 95%.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của BFC dường như đi ngang trong mấy quý qua, cấu trúc vốn không thay đổi nhiều, hệ số thanh khoản cuối quý 2 đạt 1,22 lần. Lượng tiền của BFC khoảng hơn 305 tỷ đồng vào cuối quý 2/2020 ( chiếm khoảng 12% trong TSNH ), tăng mạnh so với hồi quý 1/2020.
Cổ phiếu BFC giao dịch với mức giá khoảng 11.000 đ/cp vào đầu năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2020, cổ phiếu BFC giao động liên tục trong biên độ giá 10.000 - 13.000 đồng. Vào đầu tháng 8, BFC liên tục có những phiên tăng giá mạnh vượt ra khỏi biên độ trên, từ mức giá 11.300 đ/cp vào đầu tháng 8 lên mức 16.900 đ/cp vào cuối tháng 9. Hiện tại, chỉ số RSI đang trên mức 60 và đường MACD cũng đang dưới đường tín hiệu, có khả năng giá cổ phiếu BFC sẽ đi ngang hoặc giảm giá trong vài phiên tới.
BFC là doanh nghiệp sản xuất lớn nhất cả nước trong thị trường NPK phân mảnh tại Việt Nam. Hiện nay, công suất sản lượng của BFC khoảng 975 nghìn tấn mỗi năm và ban lãnh đạo cũng không có kế hoạch tăng công suất do sự cạnh tranh quyết liệt từ nội địa và nhập khẩu. Nhu cầu phân NPK phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết cũng như triển vọng ngành trồng trọt.
Hiện nay việc ngập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có chiều hướng suy giảm và nhu cầu trồng trọt cũng tăng dần lên sau đại dịch COVID-19, nhờ đó có thể hỗ trợ tăng doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2020.
Thêm vào đó, BFC vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào thấp và lợi nhuận Q3 sẽ tiếp tục tốt trước khi giảm nhẹ trong Q4 do rơi vào mùa khô.
Ngoài ra, nếu Luật VAT kỳ vọng trong tháng 11/2020 tại kỳ họp Quốc hội được thông qua, doanh nghiệp phân bón có thể được hoàn 10% thuế GTGT cho giá vốn hàng bán, hỗ trợ tình hình tài chính cho các DN, tăng thêm lợi nhuận. Vì vậy, cơ hội tăng trưởng trong dài hạn là rất lớn đối với ngành phân bón.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Trong quý 2, sản lượng sản xuất đạt 165.066 tấn, giảm 11,3% so với quý 2 năm ngoái, chủ yếu do sản lượng tiêu thụ đạt 174.738 tấn, cũng giảm 14,1% so với cùng kỳ là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm.
Nhờ giá dầu giảm mạnh trong 6 tháng nữa đầu năm nay làm cho chi phí đầu vào của BFC giảm mạnh, tỷ trong giá vốn quý này chỉ còn 86% so với cùng kỳ 90%. Kết quả làm biên độ lợi nhuận gộp tăng lên 14,06%. Chi phí bán hàng giảm mạnh 34% còn hơn 67 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 26% lên 47 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt 4% và 3% trong doanh thu.
Doanh thu tài chính chỉ gần 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu. Chi phí tài chính giảm mạnh 23% còn hơn 32 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2/2020, DPM thu về 74,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 4,51%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu Phân bón Bình Điền đạt 2.543 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái và mới thực hiện được hơn 42% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 79 tỷ đồng, gần gấp 4 lần cùng kỳ và đã hoàn thành 53% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến 30/06, tổng tài sản BFC khoảng 3.349 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 75% tổng tài sản, trong đó phải thu ngắn hạn chiếm gần 37% và hàng tông kho chiếm tỷ trọng hơn 50%.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của BFC dường như đi ngang trong mấy quý qua, cấu trúc vốn không thay đổi nhiều, hệ số thanh khoản cuối quý 2 đạt 1,22 lần. Lượng tiền của BFC khoảng hơn 305 tỷ đồng vào cuối quý 2/2020 ( chiếm khoảng 12% trong TSNH ), tăng mạnh so với hồi quý 1/2020.
Cổ phiếu BFC giao dịch với mức giá khoảng 11.000 đ/cp vào đầu năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2020, cổ phiếu BFC giao động liên tục trong biên độ giá 10.000 - 13.000 đồng. Vào đầu tháng 8, BFC liên tục có những phiên tăng giá mạnh vượt ra khỏi biên độ trên, từ mức giá 11.300 đ/cp vào đầu tháng 8 lên mức 16.900 đ/cp vào cuối tháng 9. Hiện tại, chỉ số RSI đang trên mức 60 và đường MACD cũng đang dưới đường tín hiệu, có khả năng giá cổ phiếu BFC sẽ đi ngang hoặc giảm giá trong vài phiên tới.
BFC là doanh nghiệp sản xuất lớn nhất cả nước trong thị trường NPK phân mảnh tại Việt Nam. Hiện nay, công suất sản lượng của BFC khoảng 975 nghìn tấn mỗi năm và ban lãnh đạo cũng không có kế hoạch tăng công suất do sự cạnh tranh quyết liệt từ nội địa và nhập khẩu. Nhu cầu phân NPK phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết cũng như triển vọng ngành trồng trọt.
Hiện nay việc ngập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có chiều hướng suy giảm và nhu cầu trồng trọt cũng tăng dần lên sau đại dịch COVID-19, nhờ đó có thể hỗ trợ tăng doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2020.
Thêm vào đó, BFC vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào thấp và lợi nhuận Q3 sẽ tiếp tục tốt trước khi giảm nhẹ trong Q4 do rơi vào mùa khô.
Ngoài ra, nếu Luật VAT kỳ vọng trong tháng 11/2020 tại kỳ họp Quốc hội được thông qua, doanh nghiệp phân bón có thể được hoàn 10% thuế GTGT cho giá vốn hàng bán, hỗ trợ tình hình tài chính cho các DN, tăng thêm lợi nhuận. Vì vậy, cơ hội tăng trưởng trong dài hạn là rất lớn đối với ngành phân bón.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.