VJC báo cáo KQKD quý 2/2020 đầy bất ngờ với doanh thu giảm 54% so với cùng kỳ (đạt 4.969 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận ròng tăng gấp đôi đạt 1.063 tỷ đồng mặc dù các chuyến bay quốc tế đã tạm dừng từ cuối tháng 3/2020 và gần như không có chuyến bay nội địa trong thời gian giãn cách xã hội 3 tuần trong tháng 4/2020.
Theo đại diện VJC, hãng hàng không này đã thực hiện khoảng 300 chuyến bay vận chuyển hàng hóa CoB (Cargo on Board) để bù đắp cho sự sụt giảm từ các chuyến bay quốc tế và khoảng 14.000 chuyến bay dân dụng trong quý 2/2020 nhờ nhu cầu tăng cao của du lịch nội địa trong tháng 6 và tháng 7 – trùng với thời điểm nghỉ hè và là mùa cao điểm của du lịch nội địa Việt Nam. Tuy nhiên vẫn không thể bù đắp được sự sụt giảm doanh thu của các chuyến bay quốc tế.
Là hãng hàng không với chiến lược giá rẻ, chi phí thấp với khả năng tối ưu hóa chi phí hoạt động nhưng trong khoảng thời gian này, VJC vẫn phải duy trig một khoản chi phí cố đinh khá lớn để nguồn lực luôn được chuẩn bị sẵn sàng kho thị trường hoạt động trở lại. Kết quả là chi phí giá vốn cao hơn doanh thu, lợi nhuận hoạt động vận tải hàng không âm 1.122 tỷ đồng.
VJC ghi nhận 3.168,9 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động mua và thuê lại máy bay (SLB) với tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều. Hoạt động kinh doanh chính của VJC ghi nhận ở mức lợi nhuận gộp âm và được bù đắp lại hoàn toàn từ hoạt động SLB.
VJC ghi nhận 546,2 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quý 2/2020, cao hơn nhiều so với mức 1,7 tỷ đồng ghi nhận trong quý 2/2019. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ghi nhận 597,8 tỷ đồng thu nhập tài chính khác và 413,2 tỷ đồng thu nhập khác trong quý 2/2020. Điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của VJC dương 1.063 tỷ đồng, gấp 2 lần so với quý 2/2019, nhờ đó mà biên độ lợi nhuận cao hơn đáng kể với biên độ lợi nhuận ròng đạt 21,4%.
Trước đó, trong Quý 1/2020, VJC đã báo lỗ tới 989,4 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong Quý 2/2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, VJC vẫn báo lãi 73,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó năm 2019 cũng là năm đầu tiên trong nhiều năm hoạt động VJC bị âm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, và tình trạng này tiếp tục diễn ra vào quý 2, tình trạng này có thể kéo sang hết năm 2020 trước khi phục hồi vào năm sau. Tính đến cuối quý 2 năm nay, Vietjet còn khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi nợ ngắn hạn phải trả của Vietjet trong năm nay còn hơn 6 nghìn tỷ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn không thay đổi nhiều qua 8 quý, chỉ dao dộng quanh mức 1,3 và đạt mức 1,4 vào cuối quý 2 cùng với khả năng thanh toán nhanh là 1,35.
Từ tháng 7/2020, Việt Nam lại bước vào làn sóng dãn cách lần thứ 2 do dịch bệnh kiến tất cả các chuyến bay đi Đà Nẵng đều tạm dừng, trong khi các chuyến bay đến Đà Nẵng chiếm 19,2% tổng số chuyến bay nội địa của VJC nhưng chỉ chiếm 0,01% tổng số ASK nội địa của VJC.
Trong các tháng tiếp theo, VJC sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động như chương trình bảo hiểm xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, tăng cường đàm phán giảm giá dịch vụ từ các nhà cung cấp, tối ưu hóa nguồn lực và các giải pháp tăng nguồn thu như chuyên chở các chuyến bay cargo…
Ngoài ra, VJC còn thực hiện các đề xuất giảm thuế phí từ nhà nước, các gói hỗ trợ tài chính như vay hỗ trợ lãi suất, sự hỗ trợ từ các đối tác xăng dầu. VJC cũng đã đầu tư mua nhiên liệu bay dự trữ ở các kho của VJC và kho của đối tác trong thời gian giá dầu giảm mạnh vừa rồi để giảm phần nào chi phí nhiên liệu trong tương lai.
Trên thị trường, giá cổ phiếu đang dao động quanh mức 100.000 sau cú lao dốc mạnh mẽ từ hồi đầu năm 2020. Đây cũng là xu hướng chung cua thị trường chứng khoán khi hầu hết giá cổ phiếu của các công ty đều chạm đáy vào cuối tháng 3 với mức giá 95.000. Tuy nhiên, hầu hết qua tháng 4, cổ phiếu cả các công ty đều phục hồi một cách tích cực nhưng cổ phiếu của VJC lại tăng lên và dao động quanh mức 107.000 đến 120.000 và lại chạm mức 95.000 vào giai đoạn cuối tháng 7. Mặc dù dịch bệnh khoảng quý 2 đã được kiểm soát tốt nhưng vì tâm lý người tiêu dùng nên ngành hàng không cũng tăng trưởng chậm lại so với các ngành khác, sang tháng 7 dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát khiến các chuyến bay lại một lần nữa gặp khó khăn ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nên giá cổ phiếu VJC lại chạm đáy như hồi tháng 3. Hiện tại, RSI của Vietjet đang ở ngưỡng 45 và mức giá đag có tín hiệu tăng trở lại trong tương lai.
Trong dài hạn, VJC vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh ở thị trường nội địa của mình với khoảng 43% thị phần, kỳ vọng sẽ giữ được mức tăng trưởng tốt ở các đường bay quốc tế trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. VJC cũng có kế hoạch hợp tác với các đối tác lớn và có kế hoạch bay thẳng đi Mỹ.
VJC cũng sẽ tiếp tục thực hiện các thương vụ SLB và kỳ vọng sẽ đạt được những thỏa thuận tốt về giá trong giai đoạn bất thường này. Thêm vào đó, VJC sẽ ghi nhận lợi nhuận nhờ vào hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) và nhờ vào việc tích trữ nhiên liệu trong giai đoạn giá giảm.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo chi tiết nhé.
Là hãng hàng không với chiến lược giá rẻ, chi phí thấp với khả năng tối ưu hóa chi phí hoạt động nhưng trong khoảng thời gian này, VJC vẫn phải duy trig một khoản chi phí cố đinh khá lớn để nguồn lực luôn được chuẩn bị sẵn sàng kho thị trường hoạt động trở lại. Kết quả là chi phí giá vốn cao hơn doanh thu, lợi nhuận hoạt động vận tải hàng không âm 1.122 tỷ đồng.
VJC ghi nhận 3.168,9 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động mua và thuê lại máy bay (SLB) với tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều. Hoạt động kinh doanh chính của VJC ghi nhận ở mức lợi nhuận gộp âm và được bù đắp lại hoàn toàn từ hoạt động SLB.
VJC ghi nhận 546,2 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong quý 2/2020, cao hơn nhiều so với mức 1,7 tỷ đồng ghi nhận trong quý 2/2019. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ghi nhận 597,8 tỷ đồng thu nhập tài chính khác và 413,2 tỷ đồng thu nhập khác trong quý 2/2020. Điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của VJC dương 1.063 tỷ đồng, gấp 2 lần so với quý 2/2019, nhờ đó mà biên độ lợi nhuận cao hơn đáng kể với biên độ lợi nhuận ròng đạt 21,4%.
Bên cạnh đó năm 2019 cũng là năm đầu tiên trong nhiều năm hoạt động VJC bị âm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, và tình trạng này tiếp tục diễn ra vào quý 2, tình trạng này có thể kéo sang hết năm 2020 trước khi phục hồi vào năm sau. Tính đến cuối quý 2 năm nay, Vietjet còn khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi nợ ngắn hạn phải trả của Vietjet trong năm nay còn hơn 6 nghìn tỷ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn không thay đổi nhiều qua 8 quý, chỉ dao dộng quanh mức 1,3 và đạt mức 1,4 vào cuối quý 2 cùng với khả năng thanh toán nhanh là 1,35.
Từ tháng 7/2020, Việt Nam lại bước vào làn sóng dãn cách lần thứ 2 do dịch bệnh kiến tất cả các chuyến bay đi Đà Nẵng đều tạm dừng, trong khi các chuyến bay đến Đà Nẵng chiếm 19,2% tổng số chuyến bay nội địa của VJC nhưng chỉ chiếm 0,01% tổng số ASK nội địa của VJC.
Trong các tháng tiếp theo, VJC sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động như chương trình bảo hiểm xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, tăng cường đàm phán giảm giá dịch vụ từ các nhà cung cấp, tối ưu hóa nguồn lực và các giải pháp tăng nguồn thu như chuyên chở các chuyến bay cargo…
Ngoài ra, VJC còn thực hiện các đề xuất giảm thuế phí từ nhà nước, các gói hỗ trợ tài chính như vay hỗ trợ lãi suất, sự hỗ trợ từ các đối tác xăng dầu. VJC cũng đã đầu tư mua nhiên liệu bay dự trữ ở các kho của VJC và kho của đối tác trong thời gian giá dầu giảm mạnh vừa rồi để giảm phần nào chi phí nhiên liệu trong tương lai.
Trên thị trường, giá cổ phiếu đang dao động quanh mức 100.000 sau cú lao dốc mạnh mẽ từ hồi đầu năm 2020. Đây cũng là xu hướng chung cua thị trường chứng khoán khi hầu hết giá cổ phiếu của các công ty đều chạm đáy vào cuối tháng 3 với mức giá 95.000. Tuy nhiên, hầu hết qua tháng 4, cổ phiếu cả các công ty đều phục hồi một cách tích cực nhưng cổ phiếu của VJC lại tăng lên và dao động quanh mức 107.000 đến 120.000 và lại chạm mức 95.000 vào giai đoạn cuối tháng 7. Mặc dù dịch bệnh khoảng quý 2 đã được kiểm soát tốt nhưng vì tâm lý người tiêu dùng nên ngành hàng không cũng tăng trưởng chậm lại so với các ngành khác, sang tháng 7 dịch bệnh lại một lần nữa bùng phát khiến các chuyến bay lại một lần nữa gặp khó khăn ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nên giá cổ phiếu VJC lại chạm đáy như hồi tháng 3. Hiện tại, RSI của Vietjet đang ở ngưỡng 45 và mức giá đag có tín hiệu tăng trở lại trong tương lai.
Trong dài hạn, VJC vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh ở thị trường nội địa của mình với khoảng 43% thị phần, kỳ vọng sẽ giữ được mức tăng trưởng tốt ở các đường bay quốc tế trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. VJC cũng có kế hoạch hợp tác với các đối tác lớn và có kế hoạch bay thẳng đi Mỹ.
VJC cũng sẽ tiếp tục thực hiện các thương vụ SLB và kỳ vọng sẽ đạt được những thỏa thuận tốt về giá trong giai đoạn bất thường này. Thêm vào đó, VJC sẽ ghi nhận lợi nhuận nhờ vào hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) và nhờ vào việc tích trữ nhiên liệu trong giai đoạn giá giảm.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo chi tiết nhé.