CTCP Gemadept (GMD) có tiền thân là CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển, được thành lập vào 1990. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics. Công ty sở hữu hệ thống Cảng và hạ tầng Logistics trải dài từ Bắc vào Nam. GMD có thể cung cấp dịch vụ logistics trọn gói với hệ thống dịch vụ khép kín, từ cảng biển, kho hàng và các phương tiện vận tải nằm tại các vị trí kinh tế trọng điểm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam...
GMD đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 815 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận gộp đạt hơn 345 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
Cấu trúc chi phí quý này của GMD dường như không thay đổi quá lớn. Tỷ trọng giá vốn giảm nhẹ xuống 58%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 15% và 23% tổng hơn 134 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5% và 12% trong doanh thu. Kết quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tắng từ 24% của cùng kỳ lên 26%.
Doanh thu tài chính chỉ còn hơn 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận đến hơn 90 tỷ chủ yếu do năm ngoái công ty ghi nhận lãi từ thanh lý các khoản đầu tư. Chi phí tài chính tăng 18% lên hơn 48 tỷ đồng chủ yếu là chi trả lãi vay và lỗ tỷ giá.Ngoài ra khoản lợi nhuận khác ghi nhận trong quý hơn 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi âm 48 tỷ đồng do chi phí đầu tư không hiệu quả.
Kết quả kết thúc quý 2/2020, GMD thu về 181,7 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 22,3%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu GMD đạt được 1.416 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 304 tỷ đồng, giảm 12%. Năm 2020, GMD đã xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cả năm, cụ thể là doanh thu dự kiến đạt 2.150 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019 còn lợi nhuận sau thuế giảm 29% xuống còn 500 tỷ đồng. Như vậy kết thúc 6 tháng đầu năm, GMD đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và 61% về lợi nhuận.
Tổng tài sản cuối quý 2/2020 của GMD khoảng hơn 10.031 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 14% tổng tài sản, trong đó các khoản phải thu chiếm đến 66% TSNH.
GDM duy trì cấu trúc vốn bình quân với tỷ lệ nợ chiếm 33% trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả cuối tháng 6 khoảng 3.291 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ vay chiếm 20% trên tổng tài sản, cao hơn so với trung bình ngành. Đặc điểm của các doanh nghiệp khai thác cảng biển, vận tải xếp dỡ hàng hóa, kho bãi thường có đặc thù là ít sử dụng vốn vay, đây được xem là một lợi thế rất lớn so với các ngành nghề khác.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của GMD trong 8 quý gần đây chỉ duy trì dưới 1, có cải thiện từ đầu năm 2020 tăng lên được mức 0,82 vào cuối quý 2. Công ty đã tăng mạnh các khoản tiền và tương đương tiền hơn 33% lên 247 tỷ đồng. Mặc dù GMD đã tăng mạnh lượng tiền sẵn có của công ty, nhưng với số nợ vay chiếm tỷ lệ lớn hơn, GMD sẽ gặp nhiều khó khăn khi xoay vòng nguồn tiền để vừa kịp trả nợ, đồng thời, sẽ không gây ấn tượng với các nhà đầu tư mới.
GMD là DN đầu ngành, lâu đời với 30 năm kinh nghiệm, công ty có thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế. Là một trong số ít các công ty logistics VN có thể cung cấp dịch vụ logistics trọn gói nhờ việc sở hữu hệ thống cảng biển, kho hàng và phương tiện vận tải. Ngoài Lĩnh vực Logistics là thế mạnh và là lĩnh vực truyền thống từ trước cho đến nay của GMD. Lĩnh vực khai thác cảng biển đã được DN chú trọng và phát triển mạnh trong các năm gần đây, tỷ trọng DT lên mức trên 75% trong 2019.
Đầu tháng 7/2020, 2 cẩu trục STS đầu tiên đã cập bến cảng Quốc tế Gemalink và được lắp đặt lên cầu bến chính an toàn. Đây là thế hệ cẩu trục container cao lớn và hiện đại lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Dự án cảng nước sâu Gemalink tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn đang được triển khải đúng tiến độ, đã hoàn thành khoảng 95%, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động đầu năm 2021.Theo ước tính của KBSV, nếu chạy hết công suất thì Gemalink sẽ đem lại cho GMD khoảng 550 tỷ VND lợi nhuận mỗi năm, là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn
Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, ngành Cảng biển, Logistics cũng sẽ được hưởng lợi trong dài hạn.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
Doanh thu tài chính chỉ còn hơn 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận đến hơn 90 tỷ chủ yếu do năm ngoái công ty ghi nhận lãi từ thanh lý các khoản đầu tư. Chi phí tài chính tăng 18% lên hơn 48 tỷ đồng chủ yếu là chi trả lãi vay và lỗ tỷ giá.Ngoài ra khoản lợi nhuận khác ghi nhận trong quý hơn 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi âm 48 tỷ đồng do chi phí đầu tư không hiệu quả.
Kết quả kết thúc quý 2/2020, GMD thu về 181,7 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 22,3%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu GMD đạt được 1.416 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 304 tỷ đồng, giảm 12%. Năm 2020, GMD đã xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cả năm, cụ thể là doanh thu dự kiến đạt 2.150 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2019 còn lợi nhuận sau thuế giảm 29% xuống còn 500 tỷ đồng. Như vậy kết thúc 6 tháng đầu năm, GMD đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và 61% về lợi nhuận.
Tổng tài sản cuối quý 2/2020 của GMD khoảng hơn 10.031 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 14% tổng tài sản, trong đó các khoản phải thu chiếm đến 66% TSNH.
GDM duy trì cấu trúc vốn bình quân với tỷ lệ nợ chiếm 33% trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả cuối tháng 6 khoảng 3.291 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ vay chiếm 20% trên tổng tài sản, cao hơn so với trung bình ngành. Đặc điểm của các doanh nghiệp khai thác cảng biển, vận tải xếp dỡ hàng hóa, kho bãi thường có đặc thù là ít sử dụng vốn vay, đây được xem là một lợi thế rất lớn so với các ngành nghề khác.
Khả năng thanh toán ngắn hạn của GMD trong 8 quý gần đây chỉ duy trì dưới 1, có cải thiện từ đầu năm 2020 tăng lên được mức 0,82 vào cuối quý 2. Công ty đã tăng mạnh các khoản tiền và tương đương tiền hơn 33% lên 247 tỷ đồng. Mặc dù GMD đã tăng mạnh lượng tiền sẵn có của công ty, nhưng với số nợ vay chiếm tỷ lệ lớn hơn, GMD sẽ gặp nhiều khó khăn khi xoay vòng nguồn tiền để vừa kịp trả nợ, đồng thời, sẽ không gây ấn tượng với các nhà đầu tư mới.
GMD là DN đầu ngành, lâu đời với 30 năm kinh nghiệm, công ty có thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế. Là một trong số ít các công ty logistics VN có thể cung cấp dịch vụ logistics trọn gói nhờ việc sở hữu hệ thống cảng biển, kho hàng và phương tiện vận tải. Ngoài Lĩnh vực Logistics là thế mạnh và là lĩnh vực truyền thống từ trước cho đến nay của GMD. Lĩnh vực khai thác cảng biển đã được DN chú trọng và phát triển mạnh trong các năm gần đây, tỷ trọng DT lên mức trên 75% trong 2019.
Đầu tháng 7/2020, 2 cẩu trục STS đầu tiên đã cập bến cảng Quốc tế Gemalink và được lắp đặt lên cầu bến chính an toàn. Đây là thế hệ cẩu trục container cao lớn và hiện đại lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Dự án cảng nước sâu Gemalink tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn đang được triển khải đúng tiến độ, đã hoàn thành khoảng 95%, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động đầu năm 2021.Theo ước tính của KBSV, nếu chạy hết công suất thì Gemalink sẽ đem lại cho GMD khoảng 550 tỷ VND lợi nhuận mỗi năm, là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn
Ngoài ra, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, ngành Cảng biển, Logistics cũng sẽ được hưởng lợi trong dài hạn.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.