CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 .
Cụ thể, doanh thu thuần đạt 865 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Doanh thu bán sản phẩm tự sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu khoảng 89%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dược, DHG có sức đề yếu hơn các doanh nghiệp cùng ngành do kênh phân phối thuốc chính (kênh OTC) đã bão hòa. Kết thúc 9M2020, các công ty dược chứng kiến mức giảm trung bình là -1%, trong khi đó, doanh thu của DHG giảm nhiều hơn 2.8 lần so với mức trung bình ngành.
Dược Hậu Giang cho biết, công ty đang tập trung bán các sản phẩm chủ chiến lược và chủ lực, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí.
Nhờ đó mà chi phí giá vốn giảm sâu hơn, đến 7,2% nên lợi nhuận gộp thu về đạt 397 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của nhóm dược phẩm tự sản xuất được cải thiện, đã thúc đẩy biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2020 đạt đạt 49%, mức cao nhất trong 5 năm qua, cao hơn 1.2x so với mức trung bình ngành là 40% trong 9M2020.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng được tiết giảm 12% khoảng 20 tỷ đồng, từ mức 170 tỷ đồng xuống còn 150 tỷ đồng để phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Chi phí quản lý doanh ghiệp cũng giảm 5% về 68 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 34,7 tỷ đồng chủ yếu từ thu lãi tiền gửi, tăng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Chi phí tài chính không có nhiều biến động so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 24,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu từ chiết khấu thanh toán và chi phí lãi vay...
Kết quả, quý 3 Dược Hậu Giang công bố số lãi sau thuế hơn 166 tỷ đồng, tăng trưởng 41,7% so với quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Dược Hậu Giang đạt 2.544 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,8% so với cùng kỳ, hoàn thành gần 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 589 tỷ đồng, thực hiện được gần 82% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 529 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng tài sản đạt 4.380 tỷ đồng, tăng thêm 6% khoảng 234 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 78% tổng tài sản.
BCTC ghi nhận, đến hết quý 3 Dược Hậu Giang còn có khoản tiền 300 tỷ đồng gửi kỳ hạn dưới 3 tháng tại ngân hàng (tăng gần 250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Ngoài ra còn có 1.808 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Tổng tiền mang đi gửi hơn 2.100 tỷ đồng.Do đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 48% TTS, tăng mạnh so với đầu năm.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 3 đạt 876 tỷ đồng, tăng 151 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chiếm 20% tổng tài sản.
Công ty đã tích cực thu hồi nợ, kết quả là tỷ trọng các khoản phải thu giảm đáng kể từ đầu năm xuống còn 9% TTS.
Tổng nợ phải trả tăng 252 tỷ đồng, lên 1.022 tỷ đồng, chiếm 23% tổng nguồn vốn.
Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 515 tỷ đồng, DHG không có nợ vay dài hạn. Nợ vay của DHG tăng mạnh làm gia tăng rủi ro đòn bẩy, so với thời điểm đầu năm 2020, nợ vay của DHG đã tăng thêm 95%. Các khoản vay ngắn hạn này chịu lãi suất từ 0.3% đến 0.47% một tháng. Trong bối cảnh ngành dược phẩm OTC đang chứng kiến sự chững lại, thì việc gia tăng nợ vay nhiều khả năng sẽ gây áp lực đến kết quả kinh doanh của công ty trong tương lai.
Hơn nữa, tỷ lệ đòn bẩy của DHG cao hơn so với các công ty trong ngành, cho thấy rủi ro đòn bẩy của DHG cao hơn mức trung bình ngành. Kết thúc quý 3/2020, tỷ lệ Nợ vay/VCSH của DHG đạt 15%, cao hơn 0.6 lần so với mức trung bình ngành là 8%.
Tuy vậy, khả năng trả nợ của DHG đã cải thiện đáng kể từ cuối năm 2019, xoa dịu lo ngại về việc các khoản nợ vay tăng mạnh. Với lượng tiền gửi dồi dào, chiếm đến 48% tổng tài sản, điều này cho thấy DHG có sức khỏe tài chính tốt trong ngắn hạn, có đủ lợi nhuận để thanh toán lãi vay phát sinh.
Nhờ đó mà khả năng thanh toán ngắn hạn của DHG vẫn đang ở mức cao 3,56 lần vào cuối quý 3/2020.
Chứng khoán của DHG đã trong trạng thái sideway trong hơn 3 tháng qua mà chưa có dấu hiệu bứt phá. Hiện giá cổ phiếu đang giao dịch với mức giá mở cửa ngày 21/12/2020 là 104.400 đồng. Gía cổ phiếu của DHG được định giá khá cao trên thị trường chứng khoán. Hiện tại chỉ báo MACD đang cắt dưới đường tín hiệu, chỉ số RSI hiện đang giảm hướng về ngưỡng 40. Các cây nến đang giao dịch ở giữa dải băng bollinger bands và có xu hướng chạm band dưới. Các nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội đảo chiều khi cây nến chạm đến bands dưới để vào lệnh thích hợp.
Theo IBM dự báo dư địa tăng trưởng của ngành Dược còn khá lớn. Do đó, với chiến lược tăng cường đầu tư kênh điều trị, DHG sẽ hưởng lợi tốt hơn từ dư địa tăng trưởng của ngành.
Thêm vào đó, DHG sẽ tăng trưởng dài hạn nhờ hợp tác chiến lược với Taisho Pharmaceutical để sản xuất và phân phối 10 sản phẩm mới như thuốc dùng ngoài, thuốc xịt, tim mạch, tiểu đường. . Hợp tác chiến lược với Taisho làm động lực tăng trưởng doanh thu kênh điều trị và doanh thu xuất khẩu trong tương lai, góp phần mở rộng tăng trưởng dài hạn của DHG.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) quý 2/2020
Cụ thể, doanh thu thuần đạt 865 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Doanh thu bán sản phẩm tự sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu khoảng 89%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dược, DHG có sức đề yếu hơn các doanh nghiệp cùng ngành do kênh phân phối thuốc chính (kênh OTC) đã bão hòa. Kết thúc 9M2020, các công ty dược chứng kiến mức giảm trung bình là -1%, trong khi đó, doanh thu của DHG giảm nhiều hơn 2.8 lần so với mức trung bình ngành.
Dược Hậu Giang cho biết, công ty đang tập trung bán các sản phẩm chủ chiến lược và chủ lực, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí.
Nhờ đó mà chi phí giá vốn giảm sâu hơn, đến 7,2% nên lợi nhuận gộp thu về đạt 397 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của nhóm dược phẩm tự sản xuất được cải thiện, đã thúc đẩy biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2020 đạt đạt 49%, mức cao nhất trong 5 năm qua, cao hơn 1.2x so với mức trung bình ngành là 40% trong 9M2020.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng được tiết giảm 12% khoảng 20 tỷ đồng, từ mức 170 tỷ đồng xuống còn 150 tỷ đồng để phù hợp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Chi phí quản lý doanh ghiệp cũng giảm 5% về 68 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 34,7 tỷ đồng chủ yếu từ thu lãi tiền gửi, tăng 2,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Chi phí tài chính không có nhiều biến động so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 24,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu từ chiết khấu thanh toán và chi phí lãi vay...
Kết quả, quý 3 Dược Hậu Giang công bố số lãi sau thuế hơn 166 tỷ đồng, tăng trưởng 41,7% so với quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Dược Hậu Giang đạt 2.544 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,8% so với cùng kỳ, hoàn thành gần 66% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 589 tỷ đồng, thực hiện được gần 82% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 529 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng tài sản đạt 4.380 tỷ đồng, tăng thêm 6% khoảng 234 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 78% tổng tài sản.
BCTC ghi nhận, đến hết quý 3 Dược Hậu Giang còn có khoản tiền 300 tỷ đồng gửi kỳ hạn dưới 3 tháng tại ngân hàng (tăng gần 250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm). Ngoài ra còn có 1.808 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Tổng tiền mang đi gửi hơn 2.100 tỷ đồng.Do đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 48% TTS, tăng mạnh so với đầu năm.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 3 đạt 876 tỷ đồng, tăng 151 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chiếm 20% tổng tài sản.
Công ty đã tích cực thu hồi nợ, kết quả là tỷ trọng các khoản phải thu giảm đáng kể từ đầu năm xuống còn 9% TTS.
Tổng nợ phải trả tăng 252 tỷ đồng, lên 1.022 tỷ đồng, chiếm 23% tổng nguồn vốn.
Hơn nữa, tỷ lệ đòn bẩy của DHG cao hơn so với các công ty trong ngành, cho thấy rủi ro đòn bẩy của DHG cao hơn mức trung bình ngành. Kết thúc quý 3/2020, tỷ lệ Nợ vay/VCSH của DHG đạt 15%, cao hơn 0.6 lần so với mức trung bình ngành là 8%.
Tuy vậy, khả năng trả nợ của DHG đã cải thiện đáng kể từ cuối năm 2019, xoa dịu lo ngại về việc các khoản nợ vay tăng mạnh. Với lượng tiền gửi dồi dào, chiếm đến 48% tổng tài sản, điều này cho thấy DHG có sức khỏe tài chính tốt trong ngắn hạn, có đủ lợi nhuận để thanh toán lãi vay phát sinh.
Nhờ đó mà khả năng thanh toán ngắn hạn của DHG vẫn đang ở mức cao 3,56 lần vào cuối quý 3/2020.
Chứng khoán của DHG đã trong trạng thái sideway trong hơn 3 tháng qua mà chưa có dấu hiệu bứt phá. Hiện giá cổ phiếu đang giao dịch với mức giá mở cửa ngày 21/12/2020 là 104.400 đồng. Gía cổ phiếu của DHG được định giá khá cao trên thị trường chứng khoán. Hiện tại chỉ báo MACD đang cắt dưới đường tín hiệu, chỉ số RSI hiện đang giảm hướng về ngưỡng 40. Các cây nến đang giao dịch ở giữa dải băng bollinger bands và có xu hướng chạm band dưới. Các nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội đảo chiều khi cây nến chạm đến bands dưới để vào lệnh thích hợp.
Theo IBM dự báo dư địa tăng trưởng của ngành Dược còn khá lớn. Do đó, với chiến lược tăng cường đầu tư kênh điều trị, DHG sẽ hưởng lợi tốt hơn từ dư địa tăng trưởng của ngành.
Thêm vào đó, DHG sẽ tăng trưởng dài hạn nhờ hợp tác chiến lược với Taisho Pharmaceutical để sản xuất và phân phối 10 sản phẩm mới như thuốc dùng ngoài, thuốc xịt, tim mạch, tiểu đường. . Hợp tác chiến lược với Taisho làm động lực tăng trưởng doanh thu kênh điều trị và doanh thu xuất khẩu trong tương lai, góp phần mở rộng tăng trưởng dài hạn của DHG.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) quý 2/2020