Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang thành lập từ năm 1974 với hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và phân phối dược phẩm (chiếm khoảng 85% doanh thu) và thực phẩm chức năng (chiếm 10% doanh thu).

CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh 2/2020, hoàn thành 56% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm 2020.

1.PNG

Cụ thể, quý 2/2020 đạt doanh thu thuần giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 820,3 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí giá vốn giảm sâu hơn, đến 25,1% dẫn tới lợi nhuận gộp thu về chỉ giảm chưa đến 5% so với quý 2 năm ngoái, đạt 421,5 tỷ đồng. Giãn cách xã hội để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 làm DHG giảm sản lượng bán. Trước tình hình đó, HDG đặt ra kế hoạch kinh doanh liên tục, tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty.

2.png
Tỷ trọng giá vốn giảm xuống 49% so với 55% của cùng kỳ nhờ triển khai tốt dự án tăng năng suất và nâng cao hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 5% và 15% còn tổng 233 tỷ đồng, lần lượt chiếm tỷ trọng 20% và 9% trong doanh thu. Kết quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng lên 23%.

Doanh thu tài chính tăng thêm 16% lên 34 tỷ đồng, ngược lại thì chi phí tài chính lại giảm 26% còn hơn 21 tỷ đồng làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính kỳ này tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Ngành dược được đánh giá là ngành ít chịu ảnh hưởng nhất và có nhiều cơ hội hưởng lợi từ đại dịch do nhu cầu tích trữ đối với các loại thuốc tăng cường miễn dịch, vitamin và các dòng thuốc phổ thông như giảm đau – hạ sốt, thuốc ho, dung dịch nhỏ mắt – mũi tăng mạnh. Kết thúc quý 2/2020, DHG thu về gần 186 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6% so với năm trước.

3.png

Nhờ lợi nhuận tăng cao, tỷ suất sinh lợi ROA ROE quý 2/2020 lần lượt đạt 4,32% và 5,82%, tương đương với cả năm 16,5% và 20,6%, cao nhất trong ngành dược.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 doanh thu thuần Dược Hậu Giang đạt 1.679 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 402 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 17% so với cùng kỳ, lên gần 363 tỷ đồng, DHG đã hoàn thành hơn 43% kế hoạch doanh thu và gần 56% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm.

Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của HDG khoảng 4.297 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm đến 77% tổng tài sản khoảng 3.300 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, DHG có hơn 1.891 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (tăng 123 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm), chiếm 57% TSNH. Lượng hàng tồn kho đến cuối kỳ đạt 954 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm), trong đó chủ yếu tăng giá trị tồn khi nguyên vật liệu và thành phẩm, chiếm 29%.

4.png
DHG đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 20% nợ phải trả, 80% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, cấu trúc vốn này lành mạnh tương đươngvới IMP có tỷ lệ nợ 16% sẽ tăng tính cạnh tranh của DHG với các doanh nghiệp trong ngành.

Nợ phải trả tăng thêm 44% so với đầu năm, lên 1.042 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 448 tỷ đồng (tăng 183 tỷ đồng so với đầu năm).

5.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn của DHG luôn được duy trì trên mức an toàn, có sự giảm sút mạnh từ cuối quý 1/2020 từ mức 5,27 xuống còn 3,17 lần do DHG tăng mạnh các khoản nợ.

1600832194713.png

Với lợi thế là một công ty dược lớn, dẫn đầu thị trường miền nam, giá cổ phiếu của DHG đang giao dịch ở mức giá cao 105.800 đ/cp. hiện tại DHG đã vượt qua mức giá đầu năm khoảng 88.000 đ/cp và lập mức giá thấp nhất từ năm ngoái đến nay vào khoảng cuối tháng 3 là 72.000 do ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán. Với ưu thế hưởng lợi lớn của ngành dược, cổ phiếu của DHG nhanh chóng tăng mạnh sau đó. Đặc biệt, phiên điều chỉnh giá từ ngày 20/08 đã làm cho cổ phiếu DHG vượt qua ngưỡng 95.000 và đang giao dịch với mức 106.000. Hiện tại, đường MACD đang cắt dưới đường tín hiệu và chỉ số RSI đang giao động quanh vùng 60. Tuy nhiên, nhu cầu mua bán cổ phiếu DHG rất cao nên giá cổ phiếu vẫn biến động mạnh.

Trên 50% các sản phẩm DHG tự sản xuất đến từ các mặt hàng kháng sinh, giảm đau – hạ sốt được bán chủ yếu qua kênh OTC. Triển vọng tăng trưởng khiêm tốn của kênh OTC do tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại Việt Nam gia tăng – thuận lợi cho kênh bán tại bệnh viện – cũng như các quy định chặt chẽ hơn từ Chính phủ liên quan đến việc bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc, làm chậm lại tăng trưởng doanh thu kênh OTC.

Do tăng trưởng kênh phân phối chính của DHG (kênh nhà thuốc (kênh OTC) chiếm 85% tổng doanh thu) chậm lại, và DHG tập trung phát triển kênh bệnh viện (kênh ETC) và cơ cấu lại danh mục sản phẩm để duy trì tăng trưởng

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • DHG.rar
    64.4 KB · Lượt xem: 99

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top