Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC) quý 2/2020

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
CTCP Cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 đồn điền này được cách mạng tiếp quản và chuyển thành Nông trường quốc doanh cao su Tây Ninh.

TRC hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến mủ cao su. Hoạt động này mang lại nguồn doanh thu lớn nhất, chiếm hơn 90% tỷ trọng doanh thu . Các hoạt động khác như bán vật tư tổng hợp, nhiên liệu và các sản phẩm liên quan chiếm tỷ trọng không đáng kể.

1.jpg

TRC đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và hợp nhất 6 tháng đầu năm với daonh thu thuần tăng nhẹ . Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 đạt 61,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng 13% khiến lãi gộp của TRC giảm 60% so với quý 2/2019, còn gần 4 tỷ đồng.

2.png

Tỷ trọng giá vốn tăng mạnh lên 94% so với mức 84% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do giá bán mủ cao su quý 2/2020 giảm so với cùng kỳ năm trước vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 23% và 41% chỉ còn 4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1% và 6% trong doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm 58% còn 2,8 tỷ đồng chủ yếu do các đơn vị góp vốn chưa thanh toán cổ tức năm 2019. Số cổ tức này sẽ được ghi nhận trong quý 3/2020. Chi phí tài chính tăng mạnh gấp 7 lần so với cùng kỳ, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu khoảng 96 triệu đồng.

Lợi nhuận khác giảm 32% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hoạt động thanh lý cao su năm nay hoàn thành sớm hơn so với năm 2019 nên lợi nhuận từ thanh lý cây cao su đã ghi nhận trong quý 1/2020, ghi nhận 16,5 tỷ đồng, đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận quý 2/2020 của TRC.

Kết quả, TRC báo lãi ròng quý 2 giảm 43% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 16,7 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nhờ phần lợi nhuận khác tăng mạnh, TRC có lãi trước thuế đạt hơn 45 tỷ đồng, tăng 14% và lãi ròng đạt 37 tỷ đồng, tăng 11% dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 54%. TRC đã hoàn thành được 29% chỉ tiêu về doanh thu và 48% chỉ tiêu về lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/06/2020, Tổng tài sản của TRC khoảng 1.887 tỷ đồng ( giảm nhẹ 4% so với đầu năm). Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 18% tổng tài sản, trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn chiếm 55%. Hàng tồn kho của TRC đã giảm 17% so với đầu năm, chỉ còn gần 47 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền cũng giảm 62 tỷ đồng so với đầu năm.

3.png
TRC chỉ duy trì cấu trúc vốn bình quân với 19% nợ phải trả, 81% còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả cuối quý 2 chiếm gần 348 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm chủ yếu do khoản phải trả ngắn hạn khác giảm 74%, trong khi dư nợ vay dài hạn chiếm hơn 275 tỷ đồng vẫn xấp xỉ hồi đầu năm.

4.png

Khả năng thanh toán ngắn hạn có cải thiện từ đầu năm 2020 từ mức 2,63 tăng mạnh lên 5,35 lần vào cuối quý 2 nhờ nợ vay giảm mạnh.

1600682620969.png

TRC nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tạo đáy tại ngưỡng giá 21.3 vào khoảng cuối tháng 3. Thanh khoản cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu hồi phục trong các phiên giao dịch gần đây. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Chỉ số RSI vừa đi qua ngưỡng 60, còn chỉ báo MACD cũng đang trên đường tín hiệu. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể tăng trong các phiên giao dịch tới đây.

( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )

Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :

Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online

File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • TRC.rar
    63.2 KB · Lượt xem: 17

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top