Phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng tốt nhất hiện nay

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
1. Những yêu cầu đối với một phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng
Tùy đặc thù từng doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu khác nhau, nhưng về cơ bản thì yêu cầu của một phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng bao gồm:

  • Quản lý hàng hóa: nhanh chóng, chính xác. Đáp ứng được yêu vầu về tính năng quy cách, đơn vị tính linh hoạt, để nhà quản lý dễ dàng quản lý hàng hóa một cách chi tiết và chính xác nhất.
  • Quản lý nhập – xuất – tồn kho: Phần mềm cần đáp ứng được yêu cầu để người dùng có thể xem lượng tồn kho nhanh chóng bất cứ lúc nào, xem lượng hàng bán ra, mua vào, chuyển kho… Xuất các báo cáo nhập xuất tồn kho nhanh chóng và đầy đủ.
  • Quản lý khách hàng/nhà cung cấp: Dễ dàng tìm kiếm các thông tin về khách hàng, xem công nợ theo từng khách hàng, xem lại các đơn hàng bán, đơn hàng mua, thông tin khách hàng/ nhà cung cấp…
  • Quản lý thu chi, tồn quỹ: Phần mềm hỗ trợ quản lý thu chi một cách nhanh chóng và chi tiết. Các khoản thu chi sẽ dược thống kê chi tiết, giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được dòng tiền ra vào. Từ đó nhà quản trị có những quyết định kinh doanh một cách kịp thời, chính xác.
  • Quản lý công nợ: phần mềm hỗ trợ quản lý công nợ chi tiết, tùy chọn thời gian xem. Có thể xem theo ngày, tuần, tháng, quý. Năm… Xem theo từng khách hàng, nhà cung cấp, chi tiết công nợ các phiếu mua/bán, kê khai chi tiết cho khách hàng/ nhà cung cấp.
  • Xem, xuất, in báo cáo doanh thu, lợi nhuận đầy đủ, chi tiết: Phần mềm hỗ trợ xem báo cáo doanh thu lợi thuận theo thời gian tùy chọn. Xem theo khách hàng, hàng hóa, nhân viên…. Giúp nhà quản lý biết được hiệu quả của từng mặt hàng, hoặc hiệu suất làm việc, bán hàng của nhân viên. Từ đó đưa ra được những quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Phan-mem-quan-ly-ban-hang-vat-lieu-xay-dung(1).jpg
2. Phần mềm BRAVO giúp quản lý bán hàng vật liệu xây dựng hiệu quả
Phần mềm quản lý bán hàng của BRAVO không chỉ đáp ứng được yêu cầu để quản lý bán vật liệu xây dựng mà do tính chất tùy chỉnh nên có thể đáp ứng được yêu cầu của các ngành nghề khác.

Phần mềm bán hàng vật liệu xây dựng của BRAVO là một trong những phân hệ cơ bản của hệ thống giải pháp quản lý doanh nghiệp (BRAVO 7 ERP-VN), là sản phẩm chính mà BRAVO cung cấp.

Phần mềm quản lý bán hàng vật liệu xây dựng của BRAVO nhằm trợ giúp bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán theo dõi quản lý doanh thu và các khoản nợ một cách chặt chẽ, chính xác. Giúp Lãnh đạo nắm bắt tình hình tiêu thụ tức thời để đưa ra các quyết định kịp thời.

Phân hệ phần mềm quản lý bán hàng của BRAVO kết nối dữ liệu với các phân hệ khác như: “Quan hệ khách hàng", "Bán lẻ", "Vốn bằng tiền", "Quản lý hàng tồn kho", "Kế toán tổng hợp". Đồng thời hỗ trợ tác nghiệp: Bộ phận Kinh doanh, Kế toán và Ban Lãnh đạo.

>>> Xem thông tin chi tiết về phần mềm quản lý bán hàng của BRAVO
 
Doanh nghiệp chuyên nghiệp bán hàng như thế nào?


Hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng riêng cho mình một quy trình bán hàng phù hợp với đặc thù kinh doanh. Tựu chung lại thì quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp thường gồm 7 bước sau:

Capture(1).PNG

Sơ đồ quy trình bán hàng của công ty (doanh nghiệp)

Bước 1: Chuẩn bị

Bước đầu tiên trong Sơ đồ quy trình bán hàng của công ty (hay doanh nghiệp) đó chính là chuẩn bị. Chúng ta thường nghe câu “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề, công việc nào. Dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng, bạn cũng không được phép bỏ qua bước này.

Vậy chuẩn bị những gì?

  • Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ (ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ) cung cấp cho khách hàng và quan trọng là “lợi ích” khách hàng nhận được.
  • Bạn phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý. Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…
  • Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc card visit…
  • Bạn là nhân viên kinh doanh, bạn có thể gặp khách hàng bất cứ lúc nào nên hãy chuẩn bị cho mình trang phục lịch sự, chuyên nghiệp và phải luôn giữ vững tâm lý tự tin khi gặp khách hàng
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau khi chuẩn bị, từ bước tiếp theo trong một quy trình bán hàng chuyên nghiệp của một công ty (hay doanh nghiệp) chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã hội,... Bạn có thể tìm kiếm mọi lúc mọi nơi và với thái độ chân tình quan tâm nhất đến khách hàng. Công việc khai thác khách hàng tiềm năng phải được thực hiện bất cứ khi nào, trong mọi tình huống.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ

Khi những bước trên đã được diễn ra theo đúng quy trình và diến biễn thuận lợi thì để bước tiếp theo là: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ.

Hãy nhớ về ý đã đề cập trong bước một, tập trung vào “lợi ích” chứ không phải là tính năng, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ và ý trong bước ba là bán sản phẩm/ dịch vụ dựa vào “nhu cầu” của khách hàng chứ không phải bán những thứ bạn có. Nếu bạn xem xét sản phẩm/dịch vụ về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thì sự trình bày về sản phẩm của bạn sẽ là một cuộc đối thoại trọng tâm và có liên quan với khách hàng chứ không phải là bài độc thoại của riêng bạn khi bạn thao thao bất tuyệt về các tính năng của sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%.

Cho dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào, với công việc bán hàng lại càng quan trọng, đó là, bạn hãy luôn “chân thật”. Hãy lắng nghe cẩn thận, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và đưa cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong khả năng của bạn. Giải pháp đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất theo quan điểm của khách hàng, nhưng đó chính là điều tốt nhất bạn đưa cho họ. Nếu bạn không thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào để giải quyết các nhu cầu của khách hàng, bạn hãy nói thật cho khách hàng biết. Nói dối về sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện, mà bạn lại không thể chuyển giao, điều đó sẽ là một sự hủy diệt. Tức thời, bạn có thể có nhiều khách hàng, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại họ lần thứ hai. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu khách hàng gặp phải một điều giả dối, một trải nghiệm xấu từ bạn, họ sẽ chia sẻ điều đó cho người khác gấp 10 lần so với khi họ thỏa mãn.

Với vai trò là nhân viên bán hàng, bạn phải thu thập càng nhiều thông tin của khách hàng càng tốt. Do đó bạn nên hỏi những câu hỏi mở. Câu hỏi mở là những câu hỏi mà người trả lời cần phải trả lời nhiều thông tin hơn là câu hỏi đóng (câu hỏi đóng là câu hỏi bạn chỉ nhận được câu trả lời là “Có” hoặc “Không”).

Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng

Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng/ hợp đồng bán

Tiếp thep là: Thống nhất và chốt đơn hàng/ hợp đồng bán

Một trong các bước quan trọng nhất của quá trình bán hàng đó chính là việc chốt sale. Bởi lẽ chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định, nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, trong khi thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale. Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ, những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách hàng.

Ví dụ trong khi trình bày, mọi thứ bạn nói và làm từ lúc tiếp cận đến sự đề cao tiết kiệm chi phí sẽ giúp bạn đưa khách hàng đến điểm cảm xúc cao. Điều này tương tự như lên tới đỉnh của cảm xúc. Tuy nhiên, khi bạn nói về giá cả, khách hàng của bạn sẽ rớt xuống điểm cảm xúc thấp - đến đáy của cảm xúc. Tại thời điểm này, nhiều nhân viên bán hàng non trẻ chốt sale sẽ gây ra cái chết cho cuộc bán hàng. Trước khi bạn có thể chốt sale hiệu quả, bạn phải đưa khách hàng tiềm năng quay trở lại điểm cảm xúc cao. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng lời xác nhận khen ngợi của bên thứ ba, bằng cách vẽ ra một bức tranh đẹp và xem xét lại các điểm khao khát của họ.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Có được khách hàng đã khó, giữ chân được khách hàng còn khó hơn. Do vậy, dù bạn bán sản phẩm, dịch vụ gì đi chăng nữa, nếu là một người bán hàng chuyên nghiệp thì bạn sẽ luôn gọi điện chăm sóc sau bán hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thậm chí, chính những khách hàng đó là những người giúp bạn bán được hàng cho những đơn hàng tiếp theo, họ sẽ “PR” miễn phí và có hiệu quả rất cao cho bạn.

“Hãy luôn chăm sóc khách hàng và tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài”.

Trên đây là nhưng phân tích rất kỹ về quy trình bán hàng chuyên nghiệp của một công ty hay một doanh nghiệp ở hầu hết mọi lĩnh vực. Về lý thuyết là vậy, trên thực tế để theo dõi sát sao các bước trên thì các doanh nghiệp thường cần đến sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm quản lý khách hàng. Đó là một công cụ giúp quy trình bán hàng trở bên chuyên nghiệp hơn và giúp công việc của các nhân viên kinh doanh cũng như quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
 
Quản lý Bán hàng BRAVO tại đơn vị Sản xuất & Kinh doanh Ô tô


san-xuat-va-kinh-doanh-o-to.jpg


Đặc thù cơ bản về nghiệp vụ của bộ phận Bán hàng tại các đơn vị Sản xuất – Kinh doanh Ô tô:
  • Quản lý, lưu trữ thông tin khách hàng
  • Lập bảng giá bán hàng theo mặt hàng, đơn vị áp dụng (showroom, đại lý, chi nhánh, khách hàng) và thời gian áp dụng
  • Quản lý quy trình từ khâu tiếp nhận yêu cầu, báo giá, đặt cọc, hợp đồng, hồ sơ, bàn giao xe…
  • Theo dõi số khung, số máy xuất bán
  • Theo dõi hợp đồng bảo hiểm
  • Theo dõi thời hạn bảo hành của từng xe
  • Quản lý hợp đồng bán phụ kiện
  • Theo dõi thực hiện bán hàng và thanh toán
  • Khai báo mức thưởng cho nhân viên bán hàng (theo định mức lũy tiến) và tính thưởng cho nhân viên theo thực tế (dựa vào thông tin trên hóa đơn)
  • Quản lý chăm sóc khách hàng mua xe
Với bài toán đặt ra tại bộ phận Mua hàng tại các đơn vị Sản xuất Kinh doanh Ô tô, phần mềm BRAVO đã đưa ra giải pháp để xử lý theo quy trình nghiệp vụ điển hình sau:

(1) Lập bảng giá bán hàng (có ngày áp dụng bảng giá)

(2) Lập báo giá gửi khách hàng sau khi nhận được yêu cầu mua hàng

(3) Lập hợp đồng bán/ đơn đặt hàng bán sau khi chốt được đơn giá và các điều khoản hợp đồng với khách hàng

(4) Lập hồ sơ khách hàng chuyển cho Trung tâm Điều hành xử lý và yêu cầu tiến hành sản xuất/ lắp ráp với Nhà máy

(5) Lập hóa đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho giao hàng)

(6) Lập hồ sơ xuất xưởng để bàn giao xe cho khách hàng bao gồm hóa đơn bán hàng, hợp đồng bảo hiểm…

(7) Theo dõi thực hiện bán hàng thông qua hệ thống báo cáo:

Báo báo theo dõi thực hiện đơn đặt hàng bán

Báo cáo tồn kho khả dụng

Báo cáo phân tích bán hàng

Báo cáo công nợ phải thu theo hợp đồng, khách hàng, hạn thanh toán

Báo cáo xe sắp hết hạn bảo hành

Báo cáo xe sắp đến hạn bảo dưỡng



>> Quản trị con người với phần mềm BRAVO.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top