Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

wenjun

Member
Hội viên mới
Các bác ơi tư vấn giùm em cách phân bổ chi phí sản xuất chung sao cho hợp lý vơi. Bây giờ tình huống như sau công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. thì dõ ràng các khoản chi phí NVLTt, NCTT thì mình có thể theo dõ cho từng đơn hàng rồi. Nhưng đối với các khoản chi phí như CPSXC, CPQL thì mình sẽ phâm bổ theo giá trị từng đơn hàng đúng ko a? vậy vấn đề là thứ nhất là cuối tháng chúng ta mới có thể tính giá thành cho từng đơn hàng dung ko? và đối với nhưng đơn hàng mà chư hoàn thành thì có phân bổ những khoản chi phí này như thế nào. giả định rằng những đơn hàng nào chưa hàon thành thì để dở dang cho tháng sau.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Có thể phân bổ theo NVLTT hoặc NCTT hoặc tổng cả hai.
Có thể phân bổ theo số phát sinh chi phí trực tiếp trong tháng. Đến tháng sau phân bổ tiếp trên số phát sinh của tháng sau.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Có thể phân bổ theo NVLTT hoặc NCTT hoặc tổng cả hai.
Có thể phân bổ theo số phát sinh chi phí trực tiếp trong tháng. Đến tháng sau phân bổ tiếp trên số phát sinh của tháng sau.

như vậy thì bây giờ giữa tháng em hoàn thành một đơn hàng, vậy em phải nhập kho, viết phiếu nhập ( vậy giá thành thì tính kiểu gì) và khi xuất kho cũng vậy giá vốn thì tíng kiểu gì. Theo bác thì công ty nên chọn phương pháp tính gía như thế nào để đơn giản nhất trong quá trình vào sổ sách??
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Các bác ơi tư vấn giùm em cách phân bổ chi phí sản xuất chung sao cho hợp lý vơi. Bây giờ tình huống như sau công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. thì dõ ràng các khoản chi phí NVLTt, NCTT thì mình có thể theo dõ cho từng đơn hàng rồi. Nhưng đối với các khoản chi phí như CPSXC, CPQL thì mình sẽ phâm bổ theo giá trị từng đơn hàng đúng ko a? vậy vấn đề là thứ nhất là cuối tháng chúng ta mới có thể tính giá thành cho từng đơn hàng dung ko? và đối với nhưng đơn hàng mà chư hoàn thành thì có phân bổ những khoản chi phí này như thế nào. giả định rằng những đơn hàng nào chưa hàon thành thì để dở dang cho tháng sau.

Bạn xem trong các sách Kế toán quản trị, kế toán chi phí có hướng dẫn về vấn đề này.

Tình huống của bạn thì có 1 số điểm gợi ý như sau:
- Nếu bạn ước tính CP SXC thì khi hoàn thành đơn đặt hàng, căn cứ vào tỷ lệ phân bổ CPSXC và cơ sở phân bổ (thường là số giờ lao động, số giờ máy) để phân bổ CPSXC ước tính cho các đơn hàng.
- Nếu bạn Kế toán theo chi phí thực tế (Không thực hiện ước tính CPSXC thì đến cuối tháng mới hạch toán được chi phí và giá thành của các đơn hàng được. Khi đó nếu trong kỳ có hoàn thành nhập kho hoặc bàn giao cho khách hàng thì chưa ghi giá (chưa hạch toán vào TK).
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Kể cả khi bạn nhập và xuất kho theo giá tạm tính (giá thành kế hoạch) thì đến cuối tháng vẫn phải tính lại giá thành thực tế và điều chỉnh.
Thường sẽ buộc áp giá tạm tính để phục vụ kế toán quản trị (BGĐ có thể yêu cầu báo cáo theo tuần, 10 ngày ...).
Nếu không có yêu cầu báo cáo giữa kỳ thì chỉ cần theo dõi kho trên số lượng, cột số tiền để trống và không định khoản. Cuối tháng hoàn chỉnh sau.
Thực ra thì khối lượng công việc cũng thường là không lớn lắm, không ngại khi dồn vào cuối tháng vì mỗi tháng chẳng có mấy hợp đồng.
Nếu sử dụng máy tính ngon lành thì càng không ngại.

Công ty sản xuất theo đơn hàng (không phải là sản xuất hàng loạt rồi chờ bán) thì PP tính giá thành theo đơn hàng cụ thể là tốt nhất.
Nó phù hợp với kế toán quản trị, 1 công đôi việc. Khi báo cáo cho BGĐ thì BGĐ cũng dễ hiểu. BGĐ thường chỉ nhẩm tính theo từng đơn hàng riêng biệt.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Bạn xem trong các sách Kế toán quản trị, kế toán chi phí có hướng dẫn về vấn đề này.

Tình huống của bạn thì có 1 số điểm gợi ý như sau:
- Nếu bạn ước tính CP SXC thì khi hoàn thành đơn đặt hàng, căn cứ vào tỷ lệ phân bổ CPSXC và cơ sở phân bổ (thường là số giờ lao động, số giờ máy) để phân bổ CPSXC ước tính cho các đơn hàng.
- Nếu bạn Kế toán theo chi phí thực tế (Không thực hiện ước tính CPSXC thì đến cuối tháng mới hạch toán được chi phí và giá thành của các đơn hàng được. Khi đó nếu trong kỳ có hoàn thành nhập kho hoặc bàn giao cho khách hàng thì chưa ghi giá (chưa hạch toán vào TK).


Như bác nói thì những sản phẩm mà em hoàn thành từ giữa tháng thì phải quản lý làm sao đây? ít ra khi hoàn thành thì cũng phải viết phiếu nhập chứ, rồi thì khi xuất hàng nữa phải viết phiếu suất chứ??? Bác nói kỹ hơi cho em được không?
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

[/COLOR]

Như bác nói thì những sản phẩm mà em hoàn thành từ giữa tháng thì phải quản lý làm sao đây? ít ra khi hoàn thành thì cũng phải viết phiếu nhập chứ, rồi thì khi xuất hàng nữa phải viết phiếu suất chứ??? Bác nói kỹ hơi cho em được không?

Bạn đọc sách Kế toán chi phí để nắm về phương pháp kế toán chi phí kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí ước tính.

Còn nếu bạn áp dụng theo chi phí thực tế thì có 2 cách:
- Cách 1: Khi nhập - xuất trong kỳ (chưa có giá thành vì giá thành tính vào cuối kỳ) thì bạn chưa cần ghi giá trên phiếu nhập, phiếu xuất. Đến cuối kỳ có giá thành thực tế thì bạn ghi vào chứng từ và ghi vào sổ.
- Cách 2: Trong kỳ tạm ghi phiếu nhập, phiếu xuất theo giá kế hoạch (tạm tính, nhưng phương án này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có hệ thống định mức hợp lý và xây dựng được giá thành kế hoạch (định mức) của từng đơn hàng). Cuối kỳ căn cứ vào giá thành thực tế để điều chỉnh phần chênh lệch.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Bạn đọc sách Kế toán chi phí để nắm về phương pháp kế toán chi phí kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí ước tính.

Còn nếu bạn áp dụng theo chi phí thực tế thì có 2 cách:
- Cách 1: Khi nhập - xuất trong kỳ (chưa có giá thành vì giá thành tính vào cuối kỳ) thì bạn chưa cần ghi giá trên phiếu nhập, phiếu xuất. Đến cuối kỳ có giá thành thực tế thì bạn ghi vào chứng từ và ghi vào sổ.
- Cách 2: Trong kỳ tạm ghi phiếu nhập, phiếu xuất theo giá kế hoạch (tạm tính, nhưng phương án này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có hệ thống định mức hợp lý và xây dựng được giá thành kế hoạch (định mức) của từng đơn hàng). Cuối kỳ căn cứ vào giá thành thực tế để điều chỉnh phần chênh lệch.

vậy còn hoàn thành xong xuất hàng ngay thì thế nào? phải có giá thành để tính giá vốn chớ?
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Tính chi phí dở dang cuối kỳ: PP tính chi phí DD theo sản phẩm hoàn thành tương đương

* Chi phí DD cuối kỳ = C phí DD đầu kỳ + phát sinh trong kỳ / Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dờ dang * Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

* Phương pháp thứ hai là tính chi phí NVL chiếm tỷ trọng chiếm 70%
CP DD cuối kỳ = chi phí dd đầu kỳ + Chi phí NVL trực tiếp / Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phầm dở dang * Sản phẩm dở dang

Tổng giá thành = Chi phí dở dang đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ.
Giá gốc sản phẩm = Tổng Z thành / Số lượng sản phẩm hoàn thành.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

vậy còn hoàn thành xong xuất hàng ngay thì thế nào? phải có giá thành để tính giá vốn chớ?

Nếu theo hệ thống kế toán chi phí thực tế thì không có giá thành thưc tế ngay khi hoàn thành đơn hàng trong kỳ được. Khi đó nếu muốn ghi sổ ngay thì dùng giá hạch toán (giá tạm tính) như phương án 2 mình nói ở trên.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Bạn đọc sách Kế toán chi phí để nắm về phương pháp kế toán chi phí kết hợp giữa chi phí thực tế và chi phí ước tính.

Còn nếu bạn áp dụng theo chi phí thực tế thì có 2 cách:
- Cách 1: Khi nhập - xuất trong kỳ (chưa có giá thành vì giá thành tính vào cuối kỳ) thì bạn chưa cần ghi giá trên phiếu nhập, phiếu xuất. Đến cuối kỳ có giá thành thực tế thì bạn ghi vào chứng từ và ghi vào sổ.
- Cách 2: Trong kỳ tạm ghi phiếu nhập, phiếu xuất theo giá kế hoạch (tạm tính, nhưng phương án này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có hệ thống định mức hợp lý và xây dựng được giá thành kế hoạch (định mức) của từng đơn hàng). Cuối kỳ căn cứ vào giá thành thực tế để điều chỉnh phần chênh lệch.


bác ơi giải thích giùm em hai chỗ đánh dấu đỏ với, nếu như bác nói thì kế toán công ty phải áp dụng xuất kho theo phương pháp giá ước tính chứ không phải là phương pháp giá đích danh đúng không? làm ơn giải thích rõ cho em cái em mông lung quá
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

[/COLOR]

bác ơi giải thích giùm em hai chỗ đánh dấu đỏ với, nếu như bác nói thì kế toán công ty phải áp dụng xuất kho theo phương pháp giá ước tính chứ không phải là phương pháp giá đích danh đúng không? làm ơn giải thích rõ cho em cái em mông lung quá
Bạn SX và tính giá thành theo đơn hàng thì đương nhiên là tính giá xuất kho theo PP đích danh rồi.
- Áp dụng giá tạm tính bạn phải lập được giá thành kế hoạch có thể dựa trên giá thực tế của kỳ trước, sau đó khi hoàn thành nhập kho SP bạn áp giá kế hoạch đó để ghi sổ. cuối kỳ điêu chỉnh theo giá thực tế.
VD: trong tháng bạn hoàn thành nhập kho 1.000 SP. Giá thành KH là 100k cho 1 SP vậy chi phí SX theo KH là 1.000x100k=100tr. ĐK: Nợ 155/Có 154: 100tr. Cuối kỳ khi tập hợp đủ chứng từ chi phí thì tổng chi là 102tr bạn điều chỉnh giá nhập kho thực tế Nợ 155/Có 154: 2tr. Nếu trong kỳ đã xuất kho thì điều chỉnh luôn giá vốn theo đơn giá nhập kho thực tế.
- Nếu trong đơn hàng có nhều loại SP, và đơn giá khác nhau thì bạn tính theo tỉ lệ TT/KH.
Thân.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Bạn SX và tính giá thành theo đơn hàng thì đương nhiên là tính giá xuất kho theo PP đích danh rồi.
- Áp dụng giá tạm tính bạn phải lập được giá thành kế hoạch có thể dựa trên giá thực tế của kỳ trước, sau đó khi hoàn thành nhập kho SP bạn áp giá kế hoạch đó để ghi sổ. cuối kỳ điêu chỉnh theo giá thực tế.
VD: trong tháng bạn hoàn thành nhập kho 1.000 SP. Giá thành KH là 100k cho 1 SP vậy chi phí SX theo KH là 1.000x100k=100tr. ĐK: Nợ 155/Có 154: 100tr. Cuối kỳ khi tập hợp đủ chứng từ chi phí thì tổng chi là 102tr bạn điều chỉnh giá nhập kho thực tế Nợ 155/Có 154: 2tr. Nếu trong kỳ đã xuất kho thì điều chỉnh luôn giá vốn theo đơn giá nhập kho thực tế.
- Nếu trong đơn hàng có nhều loại SP, và đơn giá khác nhau thì bạn tính theo tỉ lệ TT/KH.
Thân.

bác ơi cho em hỏi chút nữa zới. thế giả sử bây giờ mình áp dụng giá tạm tính,công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, thế vậy những bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan tới nhập xuất thành phẩm thì ghi theo giá hạch toán hay thực tế, và trên mấy bảng đó có ghi điều chỉnh gì ko ạ?
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

bác ơi cho em hỏi chút nữa zới. thế giả sử bây giờ mình áp dụng giá tạm tính,công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, thế vậy những bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan tới nhập xuất thành phẩm thì ghi theo giá hạch toán hay thực tế, và trên mấy bảng đó có ghi điều chỉnh gì ko ạ?

Bạn phân biệt 1 số vấn đề sau:

- PP đánh giá hàng tồn kho: có 4 PP: LIFO, FIFO, Bình quân và Thực tế đích danh. Các khái niệm này không liên quan topic này.
- Đơn giá hạch toán chi phí sản xuất: có 2 khái niệm giá hạch toán (giá tạm tính, giá kế hoạch) và giá thực tế.
- Khi BCTC cuối kỳ lãi lỗ phải được tính trên cơ sở chi phí thực tế, giá thực tế.

Như vậy trong kỳ khi bạn chưa tính toán kịp giá thực tế là bao nhiêu thì có thể dùng giá tạm tính, giá kế hoạch để tạm ghi sổ.
Đến cuối kỳ phải điều chỉnh lại theo giá thực tế, chi phí thực tế.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

Bạn phân biệt 1 số vấn đề sau:

- PP đánh giá hàng tồn kho: có 4 PP: LIFO, FIFO, Bình quân và Thực tế đích danh. Các khái niệm này không liên quan topic này.
- Đơn giá hạch toán chi phí sản xuất: có 2 khái niệm giá hạch toán (giá tạm tính, giá kế hoạch) và giá thực tế.
- Khi BCTC cuối kỳ lãi lỗ phải được tính trên cơ sở chi phí thực tế, giá thực tế.

Như vậy trong kỳ khi bạn chưa tính toán kịp giá thực tế là bao nhiêu thì có thể dùng giá tạm tính, giá kế hoạch để tạm ghi sổ.
Đến cuối kỳ phải điều chỉnh lại theo giá thực tế, chi phí thực tế.

vâng giả sử tình huống như sau: Công ty đánh giá hàng tồi kho theo giá thực tế đích danh, hạch toán chi phí theo giá tạm tính. áp dụng phương pháp ghi sổ theo hình thức NKCT. vậy đối với những bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan tới các tài khoản 155,632 thì mình ghi theo giá nào vào các bảng kê và NKCTđó? làm ơn chỉ cho em cái
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

- Việc hạch toán theo hình thức NKCT hay NKC hay CTGS không ảnh hưởng gì đến nội dung ở đây.

- Công ty đánh giá hàng tồn kho theo Thực tế đích danh không ảnh hưởng gì đến nội dung ở đây.
Đánh giá theo LIFO, FIFO hay BQ hay Thực tế đích danh chỉ để ghi C152/N621 mà thôi.
Còn sản phẩm hoàn thành nhập kho thì do ta tính giá thành theo từng hợp đồng nên bản thân từng sản phẩm đó đã có mã hàng riêng biệt của nó và đơn giá của chúng là bằng nhau nên không ảnh hưởng gì khi nhập kho thành phẩm và xuất giao hàng.
Cụ thể hơn, chẳng hạn Hợp đồng số 1 làm 100 cái bàn thì khi làm xong nhập kho chúng sẽ có cùng 1 đơn giá; Hợp đồng số 2 làm 80 cái ghế thì khi nhập kho cả 80 cái ghế có đơn giá bằng nhau, và ngoài ra thì mã hàng của bàn và ghế khác nhau nên không ảnh hưởng gì bởi phương pháp đánh giá hàng tồn kho khi nhập xuất thành phẩm. Dù tính theo LIFO, FIFO hay BQ cũng đều cho cùng kết quả.

- Như vậy chỉ còn lại vấn đề là hạch toán nhập kho thành phẩm theo giá tạm tính:

Ví dụ cty có 2 hợp đồng làm cùng lúc và chi phí SXC cần phân bổ trong tháng 3 là 600.

Hợp đồng số 1 làm 100 cái bàn thực hiện từ 12/3 đến 22/4 thì hoàn tất 100 cái.
Giả sử đến 22/3 đã xong 20 cái và giao trước cho khách 20 cái đó, đến 31/3 thì xong thêm 20 cái nhập kho.
Ngoài ra sản phẩm dở dang đến 31/3 gồm 1 số cái, không rõ mức độ hoàn thành là bao nhiêu.
Chi phí tập hợp trong tháng 3 như sau:
Chi phí NVL: 1000 (hiện tại bạn đánh giá hàng tồn kho theo PP Thực tế đích danh thì nó sẽ ảnh hưởng đến con số này khi xuất kho NVL).
Chi phí NC : 1000

Hợp đồng số 2 làm 80 cái ghế. Thời gian thực hiện từ 21/3 đến 30/5
Chi phí tập hợp trong tháng 3 như sau:
Chi phí NVL: 1000
Chi phí NC : 500

Nếu phân bổ theo NVL thì có thể không hợp lý vì có thể là NVL được xuất xuống xưởng SX nhưng chỉ để đó mà chưa kịp làm gì.
Do đó ta chọn phân bổ theo NC.

Như vậy cuối tháng 3 phân bổ chi phí SXC 600 cho 2 hợp đồng này:

Hợp đồng số 1
Chi phí NVL: 1000
Chi phí NC : 1000
Chi phí SXC phân bổ tháng 3: 400

Hợp đồng số 2
Chi phí NVL: 1000
Chi phí NC : 500
Chi phí SXC phân bổ tháng 3: 200

Như vậy ngày 22/3 khi nhập kho và xuất giao cho khách 20 cái bàn:
N155/C154: 20 cái x giá tạm tính
Ngày 31/3 hoàn thành tiếp 20 cái thì cũng nhập kho theo giá tạm tính.
N155/C154: 20 cái x giá tạm tính

Gía tạm tính không lệ thuộc gì về tổng chi phí đã tập hợp được (là 2400). Thông thường nó tỷ lệ với doanh thu dự tính.
Trong thực tế khi báo giá cho người mua người ta thường tính thế này:
Giá chào bán = giá thành ước tính x tỷ lệ lãi gộp mong muốn + khoản nói thách


Đến cuối tháng 4 khi đã tập hợp đủ chi phí thực tế của Hợp đồng số 1 thì bạn tính lại giá thành thực tế và tiến hành điều chỉnh lại các định khoản nhập kho trước đó.
Giá thành (cũng là giá vốn hàng bán) sẽ là tổng chi phí thực tế => đơn giá = giá thành thực tế / 100 cái bàn.
 
Ðề: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sảm xuất theo hợp đồng

vâng giả sử tình huống như sau: Công ty đánh giá hàng tồi kho theo giá thực tế đích danh, hạch toán chi phí theo giá tạm tính. áp dụng phương pháp ghi sổ theo hình thức NKCT. vậy đối với những bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan tới các tài khoản 155,632 thì mình ghi theo giá nào vào các bảng kê và NKCTđó? làm ơn chỉ cho em cái
Bạn ghi sổ theo giá nào thi nhập vào bảng kê theo giá đó, đến khi điều chỉnh theo gía thực tế thi bạn phải tiếp tục lập bảng kê theo bút toán điều chỉnh, trên phần diễn giải ghi rõ là điều chỉnh giá trị nhập kho theo giá thực tế.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top