Cả 2 cách đều được.
Tuy nhiên cách thứ 2 của Lão Phù Thủy thì không gọi là phân bổ chi phí mua hàng (TK1562). Bởi vì cách đó là đã tính trực tiếp chi phí mua hàng vào giá nhập kho rồi. Cách này dùng trong trườgn hợp chi phí đi mua hàng phát sinh ít, đơn giản và dễ xác định.
Còn cách thứ 1 thì dùng trong trường hợp chi phí mua hàng của các đợt là chênh lệch nhau lớn, chi phí tập hợp khó (do chi nhiều lần, kéo dài, gồm nhiều khỏan chi...). Khi đó sử dụng TK1562 phân bổ theo số hàng bán ra sẽ làm giá vốn hàng bán đều nhau hơn.
Ví dụ: Kỳ 1 mua 20 SP A, giá mua 2.000đ, chi phí mua 200đ, trong kỳ đã bán ra 5 SP.
- N131/C1561: 2.000đ
- N131/C1562: 200đ
- C1561/N632: 500đ
- C1562/N632: 50đ.
Như vậy cuối kỳ :
- SD 1561: 1.500đ - SL: 15 SP
- SD 1562: 150đ.
Nếu sang kỳ 2 mua thêm 30 SP A, giá mua 3.000đ, chi phí mua 390đ, trong kỳ 2 bán ra 6 SP
- N1561/C131: 3.000đ
- N1562/C131: 390 đ
- C1561/N632: 600 đ
Đến cuối kỳ 2 ta sẽ tính phân bổ chi phí mua hàng kết chuyển vào giá vốn hàng bán:
- C1562/N632: 6 SP bán x (150đ tồn đầu + 390đ phát sinh)/(15SPA tồn đầu + 30SPA mua) = 6 x 540/45 = 72đ.
Như vậy giá vốn hàng bán 5 SP kỳ 1 là 550đ và giá vốn hàng bán 6 SP kỳ 2 là 672đ.
Số dư cuối kỳ 2 là:
- TK1561: 3.900 đ - SL: 39 SP
- TK1562: 150 + 390 - 72 = 468đ
Nếu chi phí mua hàng trả tiền 1 lần chung cho nhìều SP thì trước hết ta chia số tiền đó ra cho từng loại SP, ghi vào phát sinh của 1562SPA, 1562SPB, 1562SPC ...
Đến cuối kỳ mới tính phân bổ chi phí mua hàng cho từng loại SP.
Lúc đó mới gọi là phân bổ chi phí mua hàng theo số lượng hàng tiêu thụ và hàng tồn kho cuối kỳ.