Phân biệt Idiom và Proverb

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Thật ra mình đang bị loạn bởi 3 chữ sau Idiom - Proverb - Thành ngữ, Tục ngữ (trong tiếng Anh). Ai có thể giúp mình phân biệt, giải thích, định nghĩa những từ trên không? :confuse1:

As dump as an oyster: câm như hến => Idiom (thành ngữ).

look for, stand up,... ===> Idiom nốt (cũng thành ngữ) :confuse1:
==> cái này là proverb luôn thì phải, bỏ lâu quá quên hết rùi, híc híc.
 
Ðề: Phân biệt Idiom và Proverb

Bản thân tiếng Việt đã khác nhau rồi, cần gì hải TA nữa.
Thêm cả 2 từ: Saying và Expression nữa cho thêm loạn :confuse1:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Oài, nhìn lại hóa ra là Dami, vậy phải viết thêm mấy chữ:
Idiom: thành ngữ, bản thân TV đã rõ rồi, còn proverb là tục ngữ, có ý nghĩa, kinh nghiệm đúc kết từ cuộc sống, không như Thành ngữ, chỉ nói đến sự hình thành. Các proverb có thể là Idiom (thành ngữ), còn Idiom chưa chắc là proverb.
Expression và saying cũng gần như vậy.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phân biệt Idiom và Proverb

Cảm ơn Edison nhiều, nhưng cái đó mình biết rồi. Mình hỏi phân biệt trong tiếng Anh cơ (để mình về lục lại sách ví dụ thêm cho dễ hiểu nhé), nhưng mà mình cũng đỡ rối hơn rồi. Thông qua một bài viết sau:


Phân biệt thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn

1. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, súc tích, (thường) có vần điệu, nội dung chứa đựng lời khuyên răn, kinh nghiệm... của người xưa đối với hậu thế. Tục ngữ thường là kinh nghiệm của dân gian, do vậy không có tác giả.

VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, gần mực thì đen gần đèn thì sáng.

2. Thành ngữ: là những câu hay cụm từ được dùng phổ biến trong giao tiếp ngôn ngữ hằng ngày và mang một ý nghĩa nhất định, đôi khi không phụ thuộc vào bản thân những từ cấu tạo (ghép lại) nên thành ngữ đó. Như vậy tính chất quan trọng nhất của thành ngữ là tính quen thuộc trong cách dùng. Đây là một khái niệm tồn tại không chỉ trong tiếng Việt mà cả ở những ngôn ngữ khác (Anh, Pháp...). Một thành ngữ không nhất thiết phải mang trong nó ý nghĩa khuyên răn hay kinh nghiệm như tục ngữ.

VD: thập tử nhất sinh, đem con bỏ chợ, mồ yên mả đẹp, há miệng chờ sung ....

3. Châm ngôn: từ "châm" ở đây có nghĩa là phương châm. Châm ngôn có nghĩa là những câu nói thường có ý nghĩa khuyên răn, dạy bảo. Giống với tục ngữ, châm ngôn thường không có tác giả (tác giả là nhân dân). Tuy nhiên, khác với tục ngữ, châm ngôn không mang đặc trưng vần điệu. Một điểm khác biệt nữa là châm ngôn chủ yếu có tính giáo dục, khuyên răn, chứ không mang tính "kinh nghiệm" như tục ngữ. Không thể tìm thấy những câu châm ngôn có ý nghĩa "tương đương" với những câu tục ngữ mang tính kinh nghiệm kiểu như "Trăng quầng trời hạn trăng tán trời mưa"…

VD: Việc hôm nay chớ để ngày mai, thất bại là mẹ thành công ...

4. Danh ngôn: là những "lời hay ý đẹp", thường của những danh nhân. Danh ngôn không đòi hỏi tính vần điệu hay ngắn gọn như tục ngữ, châm ngôn.

VD: Thiên tài là 1% tài năng bẩm sinh và 99% mồ hôi và nước mắt. (T.Edison)...

Tìm hiểu về tục ngữ, châm ngôn có ngữ nghĩa tương đương giữa tiếng Việt và tiếng Anh không những giúp bạn học tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc mà trong nhiều trường hợp còn giúp bạn chuyển tải nội dung một cách cô đọng, gần gũi với người nghe.
 
Ðề: Phân biệt Idiom và Proverb

Thiên tài là 1% tài năng bẩm sinh và 99% mồ hôi và nước mắt. (T.Edison)...
Rất không thích câu này, thích câu này hơn:
"Genius is one percent inspiration and ninety-nine percent perspiration"

Hì, Dami à, tớ hết thời học TA rồi, nên nhớ gì thì vào viết vui một tý thôi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top