Phân biệt hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Hợp đồng thử việc và hợp đồng đào tạo là hai hợp đồng thường thấy giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong thực tế thì hợp đồng đào tạo và hợp đồng thử việc thường có mối quan hệ với nhau theo hướng diễn ra song song. Tức là, khi bắt đầu thời hạn thử việc thì cũng đồng thời được đào tạo luôn. Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này vẫn có những điểm khác biệt dưới đây.

hđồng.jpg


1. HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO

a. Mục đích ký hợp đông

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo.

b. Tính chất của hợp đồng

Là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy.

c. Nội dụng chính của hợp đồng

- Nghề đào tạo.

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo.

- Chi phí đào tạo

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo.

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp.

Tham khảo mẫu: Hợp đồng đào tạo đối với người đang làm việc tại doanh nghiệp.

Hợp đồng đào tạo đối với người chưa làm việc tại doanh nghiệp

d. Tiền lương của người lao động

Trong thời gian được đào tạo, nếu các đối tượng này trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Tiền lương này không cần đáp ứng yêu cầu về tiền lương tối thiểu vùng; do chưa phải là người lao động (chưa làm việc theo hợp đồng lao động) của doanh nghiệp.

e. Số lần ký kết và thời hạn của hợp đồng

Do thỏa thuận giữa hai bên

2. HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

a. Mục đích ký hợp đồng

Khi doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc làm thử thì các bên phải giao kết Hợp đồng thử việc.

b. Tính chất của hợp đồng

Là thời gian thử thách người lao động, có đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp hay không.

c. Nội dung chính của hợp đồng

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.

- Công việc và địa điểm làm việc.

- Thời hạn của hợp đồng lao động.

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

d. Tiền lương của người lao động

Tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp).

e. Số lần ký kết và thời hạn của hợp đồng

Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc một lần. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top