Phân biệt giữa xóa bỏ và hủy hóa đơn trong báo cáo sử dụng hóa đơn
–Phân biệt đâu là hủy bỏ, đâu là xóa bỏ khi khai báo sử dụng hóa đơn BC/26AC
–Hủy bỏ và xóa bỏ khi kê khai báo cáo sử dụng hóa đơn khác nhau như thế nào?
–Vậy hiểu nhứ thế nào là đúng về 2 chỉ tiêu " Xóa bỏ" và " Hủy" trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
*Căn cứ:
– Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
–Khoản 7 điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn.
–Điều 29 Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau
A/ Phân biệt Xóa bỏ và hủy trong báo cáo sử dụng hóa đơn BC/26AC
**Theo đó: khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC/26AC
– Xóa bỏ chỉ tiêu [15]: là hóa đơn viết sai, sau đó gạch chéo 3 liên và vẫn lưu tại cuống hoặc đã xé khỏi cuống
+ Chưa xé khỏi cuống: không xé ra lưu tại cuống gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]
+ Đã xé khỏi cuống giao khách hàng hay chưa giao khách hàng: lập biên bản thu hồi gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]
=> Như vậy:Tất cả các hóa đơn viết sai dù đã xé hay chưa xé khỏi cuống, dù đã giao hay chưa giao cho khách mà phải gạch chéo, thu hồi hóa đơn thì các bạn cho hết vào cột “XÓA BỎ”
– Còn Hủy chỉ tiêu [19]:là Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa, hóa đơn bị cưỡng chế hết hiệu lực … làm biên bản hủy, và thủ tục hủy bỏ thu hồi hóa đơn để hủy tại điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. 1. Các trường hợp hủy hóa đơn:
a. Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.
b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.
– Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
– Nếu cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, DN phải hủy hóa đơn, chậm nhất là mười (10) ngày.
c. Các trường hợp có thông báo DN nghiệp rủi ro cao về thuế: bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không nộp tờ khai thuế quá lâu => cho là bỏ trốn và ra quyết định cưỡng chế tất cả những hóa đơn về sau của doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực sử dụng phải hủy bỏ
d. Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế GTGT trực tiếp sang khấu trừ thuế GTGT hoặc ngược lại thì những hóa đơn không còn tiếp tục sử dụng thì đều phải làm thủ tục hủy
2. Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
*Chú ý:
– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.
– Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.
B/Báo cáo sử dụng hóa đơn sai
*Căn cứ pháp lý:
– Điều 40 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực từ ngày 09/11/2013
– Điều 13 Thông tư Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014 Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2014 thay thế Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013
Hồ sơ nộp lại BCTHSD Hóa Đơn sai gồm :
*Trường hợp 01: trong hạn nộp tờ khai
1. Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng (giống như nộp lần đầu bị sai sót)
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
=> Sai trong thời hạn nộp báo cáo nên không bị phạt
*Trường hợp 02: quá hạn nộp tờ khai
1. Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng (giống như nộp lần đầu bị sai sót)
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
2. Bản gốc BCTHSD Hóa Đơn sai ( để CQ Thuế đối chiếu) / hoặc bản foto để nộp cho CQ Thuế lưu cùng bản đúng để sau này làm chứng từ đối chiếu giải trình khi thanh tra thuế khi được hỏi
3. Giấy nộp tiền phạt: mức phạt trung bình là 600.000 đ
*Căn cứ:
–Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, theo đó, sửa đổi quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, vi phạm hành chính về phí, lệ phí và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
*Tại Điều 3 khoản 7. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1; bổ sung Khoản 4 vào Điều 40 như sau:
“1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.
–Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.
*Theo đó:
– Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016 nếu doanh nghiệp lập sai Báo cáo sử dụng hóa đơn thì:
*Nếu doanh nghiệp kê khai sai và phát hiện ra nộp lại trước thời điểm có công bố quyết định thanh tra thuế tại doanh nghiệp thì không bị phạt
1. Lập lại Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng điều chỉnh tờ khai sai
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
=> Doanh nghiệp nộp lại trước khi có Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền
*Nếu doanh nghiệp kê khai sai và không phát hiện khi cơ quan thuế kiểm tra tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp thì mức phạt từ 200.000 đến 1.000.000 đ => Mức phạt áp dụng trung bình là 600.000
*Chi tiết tại: Theo công văn 1511/CT-TTHT ngày 09 tháng 3 năm 2012 V/v: Hoá đơn chứng từ của Cục thuế thành phố HCM.
–Phân biệt đâu là hủy bỏ, đâu là xóa bỏ khi khai báo sử dụng hóa đơn BC/26AC
–Hủy bỏ và xóa bỏ khi kê khai báo cáo sử dụng hóa đơn khác nhau như thế nào?
–Vậy hiểu nhứ thế nào là đúng về 2 chỉ tiêu " Xóa bỏ" và " Hủy" trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
*Căn cứ:
– Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
–Khoản 7 điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn.
–Điều 29 Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau
A/ Phân biệt Xóa bỏ và hủy trong báo cáo sử dụng hóa đơn BC/26AC
**Theo đó: khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC/26AC
– Xóa bỏ chỉ tiêu [15]: là hóa đơn viết sai, sau đó gạch chéo 3 liên và vẫn lưu tại cuống hoặc đã xé khỏi cuống
+ Chưa xé khỏi cuống: không xé ra lưu tại cuống gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]
+ Đã xé khỏi cuống giao khách hàng hay chưa giao khách hàng: lập biên bản thu hồi gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]
=> Như vậy:Tất cả các hóa đơn viết sai dù đã xé hay chưa xé khỏi cuống, dù đã giao hay chưa giao cho khách mà phải gạch chéo, thu hồi hóa đơn thì các bạn cho hết vào cột “XÓA BỎ”
– Còn Hủy chỉ tiêu [19]:là Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa, hóa đơn bị cưỡng chế hết hiệu lực … làm biên bản hủy, và thủ tục hủy bỏ thu hồi hóa đơn để hủy tại điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. 1. Các trường hợp hủy hóa đơn:
a. Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.
b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.
– Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
– Nếu cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, DN phải hủy hóa đơn, chậm nhất là mười (10) ngày.
c. Các trường hợp có thông báo DN nghiệp rủi ro cao về thuế: bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không nộp tờ khai thuế quá lâu => cho là bỏ trốn và ra quyết định cưỡng chế tất cả những hóa đơn về sau của doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực sử dụng phải hủy bỏ
d. Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế GTGT trực tiếp sang khấu trừ thuế GTGT hoặc ngược lại thì những hóa đơn không còn tiếp tục sử dụng thì đều phải làm thủ tục hủy
2. Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
*Chú ý:
– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.
– Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.
B/Báo cáo sử dụng hóa đơn sai
*Căn cứ pháp lý:
– Điều 40 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, có hiệu lực từ ngày 09/11/2013
– Điều 13 Thông tư Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014 Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2014 thay thế Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013
Hồ sơ nộp lại BCTHSD Hóa Đơn sai gồm :
*Trường hợp 01: trong hạn nộp tờ khai
1. Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng (giống như nộp lần đầu bị sai sót)
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
=> Sai trong thời hạn nộp báo cáo nên không bị phạt
*Trường hợp 02: quá hạn nộp tờ khai
1. Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng (giống như nộp lần đầu bị sai sót)
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
2. Bản gốc BCTHSD Hóa Đơn sai ( để CQ Thuế đối chiếu) / hoặc bản foto để nộp cho CQ Thuế lưu cùng bản đúng để sau này làm chứng từ đối chiếu giải trình khi thanh tra thuế khi được hỏi
3. Giấy nộp tiền phạt: mức phạt trung bình là 600.000 đ
*Căn cứ:
–Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, theo đó, sửa đổi quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, vi phạm hành chính về phí, lệ phí và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
*Tại Điều 3 khoản 7. Sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn
7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1; bổ sung Khoản 4 vào Điều 40 như sau:
“1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.
–Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.
*Theo đó:
– Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016 nếu doanh nghiệp lập sai Báo cáo sử dụng hóa đơn thì:
*Nếu doanh nghiệp kê khai sai và phát hiện ra nộp lại trước thời điểm có công bố quyết định thanh tra thuế tại doanh nghiệp thì không bị phạt
1. Lập lại Báo cáo THSD Hóa Đơn đúng điều chỉnh tờ khai sai
2. Nộp lại Qua trang nộp tờ khai của tổng cục thuế
=> Doanh nghiệp nộp lại trước khi có Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền
*Nếu doanh nghiệp kê khai sai và không phát hiện khi cơ quan thuế kiểm tra tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp thì mức phạt từ 200.000 đến 1.000.000 đ => Mức phạt áp dụng trung bình là 600.000
*Chi tiết tại: Theo công văn 1511/CT-TTHT ngày 09 tháng 3 năm 2012 V/v: Hoá đơn chứng từ của Cục thuế thành phố HCM.