Thực tế rất nhiều bạn kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm rất phân vân và hiểu không đúng về 2 chỉ tiêu “xóa bỏ” và “hủy” trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có 2 mục là hóa đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy, trong quá trình lập báo cáo có không ít kế toán thuế kê khai sai 2 mục này. Để hạn chế sai sót trong quá trình lập báo cáo, tôi xin chia sẻ kiến thức phân biệt rõ đâu là hủy và đâu là xóa bỏ để làm đúng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Hiện nay, thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/06/2014 đã thay thế thông tư 64/2013/TT-BTC nhưng về vấn đề này thì không thay đổi.
Hầu hết kế toán đầu hiểu rằng:
- Xóa bỏ: là hóa đơn viết sai, sau đó gạch chéo 3 liên và vẫn lưu tại cuống
- Còn Hủy: là làm biên bản hủy, hoặc biên bản thu hồi hóa đơn (theo TT 64/2013/TT-BTC)
Nhưng thực tế thì định nghĩa về “xóa bỏ” và “hủy” lại khác nhau:
Tất cả hóa đơn viết sai, đã xé hoặc chưa xé khỏi cuống, có làm biên bản hủy hay thu hồi thì khi làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn các bạn vẫn phải đưa vào cột “xóa bỏ”.
Các hóa đơn được đưa vào cột “hủy “ là các hóa đơn được phép hủy theo điều 27 của TT 64/2013/TT-BTC.
Xin được trích một công văn của Cục thuế thành phố HCM hướng dẫn về việc phân biệt này như sau:
“Căn cứ hướng dẫn trên, đối với những hóa đơn lập sai nhưng chưa giao người mua thì người bán gạch chéo các liên và lưu tại cuống hoặc hóa đơn đã lập và đã giao cho người mua (chưa kê khai thuế) sau đó phát hiện sai thì hai bên (bán và mua) lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập sai, khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26/AC thì Công ty đưa vào cột “xóa bỏ”, cột “hủy” chỉ ghi đối với những hóa đơn đã được Công ty thông báo phát hành, nhưng được tiến hành hủy hóa đơn theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên.”
Theo công văn 1511/CT-TTHT V/v: Hoá đơn chứng từ của Cục thuế thành phố HCM.
(Trước khi TT 64/2013/TT-BTC có hiệu lực thì kế toán làm theo TT 153)
Trích điều 27 – TT 64/2013/TT-BCT
Điều 27. Hủy hoá đơn
I. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hoá đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hoá đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hoá đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hoá đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hoá đơn.
II. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân còn lưu giữ hoá đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.
c) Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hoá đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
III. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng huỷ hoá đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
(Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hoá đơn).
c) Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn, riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.
IV. Hủy hoá đơn của cơ quan thuế
Cơ quan thuế thực hiện hủy hoá đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình huỷ hoá đơn do Cục thuế đặt in.
Trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có 2 mục là hóa đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy, trong quá trình lập báo cáo có không ít kế toán thuế kê khai sai 2 mục này. Để hạn chế sai sót trong quá trình lập báo cáo, tôi xin chia sẻ kiến thức phân biệt rõ đâu là hủy và đâu là xóa bỏ để làm đúng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Đăng ký 02 năm sử dụng miễn phí phần mềm 1C:KẾ TOÁN 8, giao diện TAXI tại đây
Hiện nay, thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/06/2014 đã thay thế thông tư 64/2013/TT-BTC nhưng về vấn đề này thì không thay đổi.
Hầu hết kế toán đầu hiểu rằng:
- Xóa bỏ: là hóa đơn viết sai, sau đó gạch chéo 3 liên và vẫn lưu tại cuống
- Còn Hủy: là làm biên bản hủy, hoặc biên bản thu hồi hóa đơn (theo TT 64/2013/TT-BTC)
Nhưng thực tế thì định nghĩa về “xóa bỏ” và “hủy” lại khác nhau:
Tất cả hóa đơn viết sai, đã xé hoặc chưa xé khỏi cuống, có làm biên bản hủy hay thu hồi thì khi làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn các bạn vẫn phải đưa vào cột “xóa bỏ”.
Các hóa đơn được đưa vào cột “hủy “ là các hóa đơn được phép hủy theo điều 27 của TT 64/2013/TT-BTC.
Xin được trích một công văn của Cục thuế thành phố HCM hướng dẫn về việc phân biệt này như sau:
“Căn cứ hướng dẫn trên, đối với những hóa đơn lập sai nhưng chưa giao người mua thì người bán gạch chéo các liên và lưu tại cuống hoặc hóa đơn đã lập và đã giao cho người mua (chưa kê khai thuế) sau đó phát hiện sai thì hai bên (bán và mua) lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập sai, khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26/AC thì Công ty đưa vào cột “xóa bỏ”, cột “hủy” chỉ ghi đối với những hóa đơn đã được Công ty thông báo phát hành, nhưng được tiến hành hủy hóa đơn theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên.”
Theo công văn 1511/CT-TTHT V/v: Hoá đơn chứng từ của Cục thuế thành phố HCM.
(Trước khi TT 64/2013/TT-BTC có hiệu lực thì kế toán làm theo TT 153)
Trích điều 27 – TT 64/2013/TT-BCT
Điều 27. Hủy hoá đơn
I. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hoá đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hoá đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hoá đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hoá đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hoá đơn.
II. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân còn lưu giữ hoá đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.
c) Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hoá đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
III. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng huỷ hoá đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
(Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hoá đơn).
c) Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn, riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.
IV. Hủy hoá đơn của cơ quan thuế
Cơ quan thuế thực hiện hủy hoá đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình huỷ hoá đơn do Cục thuế đặt in.