phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

pth_up

New Member
Hội viên mới
hix, mình đang làm về bên xây lắp. Mình chưa thực sự phân biệt được thế nào là giá vốn (632) thế nào là giá thành
Ví dụ: để tập hợp chi phí tính giá thành và XĐ kQKD cho 1 công trình tớ làm theo trình tự thế này có đúng ko nhé:
kết chuyển chi phí sang 154: N154/C chi phí đầu 6
Sau đó kết chuyển N632/ C 154
N911/C632
Có cần phải xác định: Nợ 155/C154 ko(bút toán này dùng để xác định giá thành của công trình à? Có cần thiết có bút toán này ko?)
Cả nhà giúp mình nhé.Thanks
 
hix, mình đang làm về bên xây lắp. Mình chưa thực sự phân biệt được thế nào là giá vốn (632) thế nào là giá thành
Ví dụ: để tập hợp chi phí tính giá thành và XĐ kQKD cho 1 công trình tớ làm theo trình tự thế này có đúng ko nhé:
kết chuyển chi phí sang 154: N154/C chi phí đầu 6
Sau đó kết chuyển N632/ C 154
N911/C632
Có cần phải xác định: Nợ 155/C154 ko(bút toán này dùng để xác định giá thành của công trình à? Có cần thiết có bút toán này ko?)
Cả nhà giúp mình nhé.Thanks

- Mình nghĩ giá vốn bản chất nó chính là giá thành của sản phẩm.
- Trình tự kết chuyển thì bạn kết chuyển đúng rồi (lưu ý thời điểm kết chuyển nữa thôi).
- Nếu bên xây lắp thì bạn kô cần kết chuyển sang TK155 làm gì vì TK155 nó cũng phản ánh thành phẩm nhưng có thể hiểu đơn giản nó là sản phẩm đã hoàn thành, đưa vào kho để chờ bán- TK này dùng cho bên sản xuất thôi bạn ạ.
 
- Mình nghĩ giá vốn bản chất nó chính là giá thành của sản phẩm.
- Trình tự kết chuyển thì bạn kết chuyển đúng rồi (lưu ý thời điểm kết chuyển nữa thôi).
- Nếu bên xây lắp thì bạn kô cần kết chuyển sang TK155 làm gì vì TK155 nó cũng phản ánh thành phẩm nhưng có thể hiểu đơn giản nó là sản phẩm đã hoàn thành, đưa vào kho để chờ bán- TK này dùng cho bên sản xuất thôi bạn ạ.
Vậy cho mình hỏi nhé.
Cty mình làm xây lắp điện nhưng đến cuối năm bọn mình lại không hạch toán qua 154 mà từ các TK đầu 6 bọn mình kc vào 632 luôn rồi qua 911 được không?
 
Vậy cho mình hỏi nhé.
Cty mình làm xây lắp điện nhưng đến cuối năm bọn mình lại không hạch toán qua 154 mà từ các TK đầu 6 bọn mình kc vào 632 luôn rồi qua 911 được không?

Theo mình ban không thể kết chuyển thẳng qua 632 được mà phải kết chuyển qua 154 để tập hợp các chi phí bỏ ra trong kỳ cho quá trình xây lắp điện.
Sau đó: Tổng giá thành = CPSXĐK + CPSXPSTK - CPSXDDCK
=> Nợ 632
Có 154
Để qua 911 bạn phải cộng thêm: chi phí bảo hành 641, và chi phí quản lý 642 nữa
 
Vậy cho mình hỏi nhé.
Cty mình làm xây lắp điện nhưng đến cuối năm bọn mình lại không hạch toán qua 154 mà từ các TK đầu 6 bọn mình kc vào 632 luôn rồi qua 911 được không?

ô, nếu vậy sẽ không có sản phẩm dở dang vào cuối năm à bạn ? :eek:
 
Xây lắp cũng có thể kết chuyển sang TK155 vì trong trường hợp công trình đã hoàn thành trong kỳ nhưng chưa bàn giao được (vì thiếu thủ tục), khi nào bàn giao thì sẽ kết chuyển sang tk 632 ( chứ không thể cứ treo trên tk 154 dc).
 
Xây lắp cũng có thể kết chuyển sang TK155 vì trong trường hợp công trình đã hoàn thành trong kỳ nhưng chưa bàn giao được (vì thiếu thủ tục), khi nào bàn giao thì sẽ kết chuyển sang tk 632 ( chứ không thể cứ treo trên tk 154 dc).

Trong doanh nghiệp XL không ai người ta đưa qua TK155 đâu bạn. TK155 bạn hiểu là nó phải đem nhập kho.
 
tài khoản 155 là thành phẩm (la thành phẩm nhập kho) còn tài khoản 154 là chi phí sxkd dở dang, do đó nếu công trình hoàn thành rồi (hoàn thành bước công nghệ cuối cùng) thì cũng được xem như thành phẩm và do đó nó phải được "nhập kho" vì nó cũng là một sản phẩm, vì nó chưa bàn giao được nên không thể kết chuyển qua 632 và lại càng không thể treo trên 154.
 
tài khoản 155 là thành phẩm (la thành phẩm nhập kho) còn tài khoản 154 là chi phí sxkd dở dang, do đó nếu công trình hoàn thành rồi (hoàn thành bước công nghệ cuối cùng) thì cũng được xem như thành phẩm và do đó nó phải được "nhập kho" vì nó cũng là một sản phẩm, vì nó chưa bàn giao được nên không thể kết chuyển qua 632 và lại càng không thể treo trên 154.

Nhưng theo mình khi công trình được coi là hoàn thành nó phải hoàn thành về mọi mặt (kể cả thủ tục). Nếu chỉ là hoàn thành trên phương diện công việc mà thủ tục vẫn chưa hoàn tất thì có thể coi nó chưa hoàn thành và vẫn để trên TK154.
Mình lấy một ví dụ đơn giản thế này. Bạn làm sản xuất ra một sản phẩm, sản phẩm đó đã hòan tất, khâu kiểm nghiệm sản phẩm đã xong nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận kiểm nghiệm sản phẩm, điều đó vẫn chưa chứng tỏ sản phẩm đó vẫn chưa hoàn thành và nhập kho được. Vì khi hạch toán mình phải căn cứ vào giấy tờ.
Đó là ý kiến chủ quan của mình thôi.
 
Nhưng theo mình khi công trình được coi là hoàn thành nó phải hoàn thành về mọi mặt (kể cả thủ tục). Nếu chỉ là hoàn thành trên phương diện công việc mà thủ tục vẫn chưa hoàn tất thì có thể coi nó chưa hoàn thành và vẫn để trên TK154.
Mình lấy một ví dụ đơn giản thế này. Bạn làm sản xuất ra một sản phẩm, sản phẩm đó đã hòan tất, khâu kiểm nghiệm sản phẩm đã xong nhưng vẫn chưa có giấy chứng nhận kiểm nghiệm sản phẩm, điều đó vẫn chưa chứng tỏ sản phẩm đó vẫn chưa hoàn thành và nhập kho được. Vì khi hạch toán mình phải căn cứ vào giấy tờ.
Đó là ý kiến chủ quan của mình thôi.

Mình nghĩ rằng phân biệt sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành là dựa vào đặc tính của sản phẩm, nếu bạn sản xuất 1 bóng đèn, nếu sản xuất xong nó sáng được thì là thành phẩm :smilielol5:, nếu còn nằm trên dây chuyền thì là sản phẩm dở dang.

Đối với công trình, nếu bạn cần tiếp tục theo dõi, tập hợp chi phí cho công trình đó thì để trên TK 154, nhưng nếu đã thực sự hoàn thành thì nên kết chuyển sang 155, và khi bàn giao hoàn toàn cho đối tác thì sẽ chuyển sang TK 632.
 
Mình nghĩ rằng phân biệt sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành là dựa vào đặc tính của sản phẩm, nếu bạn sản xuất 1 bóng đèn, nếu sản xuất xong nó sáng được thì là thành phẩm :smilielol5:, nếu còn nằm trên dây chuyền thì là sản phẩm dở dang.

Đối với công trình, nếu bạn cần tiếp tục theo dõi, tập hợp chi phí cho công trình đó thì để trên TK 154, nhưng nếu đã thực sự hoàn thành thì nên kết chuyển sang 155, và khi bàn giao hoàn toàn cho đối tác thì sẽ chuyển sang TK 632.

uh! Lý thuyết là vậy nhưng mà, hihihi. Tự nhiên đưa vào 155 (nhập kho) có vẻ lý thuyết quá nhưng lại không thực tế. Có kho đâu, hehe!
Ý mình chỉ nói là phải hoàn thành hết các thủ tục thì mới coi nó là thành phẩm thôi.
 
ừ, đúng là mình chưa làm ở cty xây dựng nên chỉ nói theo lý thuyết thôi, nhưng thực tế công việc cũng phải căn cứ theo những nguyên tắc trên lý thuyết, áp dụng có điều chỉnh cho từng trường hợp phải không bạn :biggrin:

Không phải lúc nào giá vốn và giá thành cũng như nhau. Trong xây dựng có những trường hợp đã xây dựng xong nhưng hai bên còn nhùng nhằng chưa bàn giao năm này qua năm khác thì sao, lúc đó bạn không thể để trên TK 632 được, vì đã bán xong đâu, nếu để trên 154 thì sẽ hiểu là công trình chưa hoàn thành, hic hic, vậy nên mình nghĩ TK 155 là thích hợp.

Về vấn đề nhập kho, mình nghĩ TK 155 thể hiện những sản phẩm đã hoàn thành, như vậy cho dù bạn không có kho bãi gì nhưng sản phẩm hoàn thành của bạn vẫn phải nằm trong TK 155.
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

cho mình hỏi! Khi mình nhận sản phẩm dở dang của đơn vị khác về gia công chế biến (khi nhận chỉ có giấy biên nhận về số lượng k có biên nhận về mặt giá trị sản phẩm) mình phải định khoản như thế nào? chi phí gia công chế biến mình tính vào sản phẩm như thế nào để xuất xưởng?
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

theo ví dụ của bạn nếu sản phẩm đấy có giấy chứng nhận kiểm nghiệm sp thì nó có thể nhập kho dc và công ty xây lắp vẫn đưa vào tk 155 ??:confused:
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

Cho mình tham gia thế này:
mình thất bạn Ngoc-HP nói đúng đấy, bên ngành xây lắp người ta không để số dư ở TK 155. mà luôn để sd ở TK 154. khi nào xong thủ tục, bàn giao hoặc đưa vào sử dụng thì mới kết chuyển.
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

bạn ơi cho hỏi!tính giá thành sp , mình phải lấy tất cả các CP 621,622,627,641,642,334 vào phải k.
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

bạn ơi cho hỏi!tính giá thành sp , mình phải lấy tất cả các CP 621,622,627,641,642,334 vào phải k.

Theo QĐ 15 thì là thế đó bạn, nhưng theo quyết định 48 thì chỉ có TK 334,TK 154, TK 642
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

Theo QĐ 15 thì là thế đó bạn, nhưng theo quyết định 48 thì chỉ có TK 334,TK 154, TK 642
ủa, theo minh biết thì cp 641 và 642 (QĐ15) ko được tính vào khi tính giá thành sản phẩm mà. Hai loại cp này chỉ được kc sang 911 để xác định kết quả kinh doanh thôi. Ko biết có đúng ko?
 
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

Bạn còn pải xem đó là giá thành nào, giá thành sản phẩm hay giá thành toàn bộ! Giá thành toàn bộ thì bao gồm chi phí ở những tài khoản 621, 622, 627, 641, 642; nhưng giá thành sản phẩm thì chỉ có 621, 622, 627 thôi (tất nhiên là với QĐ 15 rồi)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: phân biệt giá vốn hàng bán và giá thành

lam sao de phan biet duoc bien phi va ding phi trong ke toan quan tri ma ko bi nham cac ban oi???
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top