Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

lethithitho

Member
Hội viên mới
Mọi người cho em hỏi là Biên bản hủy hóa đơn có khác gì với Biên bản thu hồi hóa đơn ạ? Trường hợp nào thì dùng loại biên bản nào ạ?
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Mọi người cho em hỏi là Biên bản hủy hóa đơn có khác gì với Biên bản thu hồi hóa đơn ạ? Trường hợp nào thì dùng loại biên bản nào ạ?

Thật mừng vì đã có người thực sự băn khoăn về điều này!! Trước đến nay vẫn rất nhiều người có thể nói là tùy tiện trong cách gọi từ "Hủy" trong việc xử lý hóa đơn...

Dưới đây là là một số nhận định chủ quan hi vọng phần nào giúp bạn hiểu và phân biệt được đôi chút:

Biên bản bản hủy hóa đơn là biên bản ghi nhận lại diễn biến sự việc đã diễn ra trong quá trình hủy hóa đơn mà đối tượng thực hiện hủy cũng đồng thời là đối tượng nắm giữ và sử dụng hóa đơn.

VD: DN A đã in đã thông báo phát hành hóa đơn GTGT với số lượng 10 cuốn tương đương 500 số, kể từ khi TB phát hành DN A đã sử dụng 3 cuốn tương đương 150 số là thời điểm N năm 2014, song cũng tại thời điểm này thì DN A do thay đổi địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh, đã thực hiện xong thủ tục thay đổi để nhận giấy chứng nhận ĐKKD mới vì vậy địa chỉ ghi trên hóa đơn đang sử dụng sẽ không còn trùng với địa chỉ mới và DN A cũng không có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn GTGT tồn lại 7 cuốn (350 số). Nên, DN A thành lập hội đồng tiến hành HỦY toàn bộ số hóa đơn 350 số đó theo quy định tại Điều 29 thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014.

Tóm lại Biên bản hủy hóa đơn - hiểu theo đúng nghĩa thì chỉ khi người nộp thuế hay người có chức năng in, phát hành hóa đơn mà do sai sót khi in ấn, khởi tạo và khi không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng… sẽ thực hiện hủy theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó Biên bản thu hồi hóa đơn (THU HỒI VÀ XÓA BỎ) là khi người mua, người bán hàng hóa dịch vụ phát sinh giao dịch phải lập hóa đơn và khi giao dịch kết thúc đến thời gian sau đó tình cờ phát hiện ra hóa đơn đã lập bị [sai sót] nên người bán và người mua tiến hành lập biên bản ghi nhận lại sự việc để người bán nhận lại hóa đơn sai – lập lại một hóa đơn mới thay thế.

[sai sót] dù lớn hay nhỏ trong kế toán nói chung và trong quy định về sử dụng hóa đơn chứng từ nối riêng đều phải được điều chỉnh, sửa chữa… nhưng không phải trường hợp nào cũng thực hiện được bằng cách THU HỒI hóa đơn đã lập! Cụ thể, tham khảo theo hướng dẫn tại Điều 20 thông tư 39/2014
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Chú ý: Các bạn cần phân biệt được đâu là HỦY, đâu là XÓA BỎ
HỦY: là doanh nghiệp ko còn nhu cầu sử dụng hóa đơn
XÓA BỎ: là viết sai, những chưa xé khỏi cuống, gạch chéo 3 liên hoặc thu hồi xuất tờ khác thay thế
Trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có 2 mục là hóa đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy, trong quá trình lập báo cáo có không ít kế toán thuế kê khai sai 2 mục này. Để hạn chế sai sót trong quá trình lập báo cáo cần phân biệt khi nào kê khai vào mục hóa đơn bị xóa bỏ, khi vào kê khai vào mục hóa đơn hủy.

1. Về hoá đơn xoá bỏ:
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

Do đó, trường hợp hóa đơn lập sai đã giao hoặc chưa giao cho người mua; trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nay lập lại hóa đơn mới; trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn khi trả lại hàng hoá, bên bán thu hồi hóa đơn đã lập thì những hoá đơn này đưa vào cột xoá bỏ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
10455390_1469031683338160_5876850083360657910_n.jpg


2. Về hoá đơn huỷ:

Điều 29. Hủy hóa đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Thực hiện phương pháp cắt góc hóa đơn
Vậy các hoá đơn phải huỷ theo quy định nêu trên được đưa vào cột số hoá đơn huỷ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn./.
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Trường hợp hủy và xóa bỏ này mà kế toán trước chưa nắm được nên cty e vừa bị bên thuế đưa giấy quyết định phạt cả nộp trễ hạn và lập sai Báo cáo tình hình hóa đơn hết 5.600.000k đó mọi người. nên ai gặp trường hợp này sớm làm lại và nộp đi nhé ko khi thuế phát hiện ra là phạt thẳng tay đó.
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Giải thích rất cụ thể. Em cảm ơn nhiều ạ.
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Chú ý: Các bạn cần phân biệt được đâu là HỦY, đâu là XÓA BỎ
HỦY: là doanh nghiệp ko còn nhu cầu sử dụng hóa đơn
XÓA BỎ: là viết sai, những chưa xé khỏi cuống, gạch chéo 3 liên hoặc thu hồi xuất tờ khác thay thế
Trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có 2 mục là hóa đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy, trong quá trình lập báo cáo có không ít kế toán thuế kê khai sai 2 mục này. Để hạn chế sai sót trong quá trình lập báo cáo cần phân biệt khi nào kê khai vào mục hóa đơn bị xóa bỏ, khi vào kê khai vào mục hóa đơn hủy.

1. Về hoá đơn xoá bỏ:
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

Do đó, trường hợp hóa đơn lập sai đã giao hoặc chưa giao cho người mua; trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nay lập lại hóa đơn mới; trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn khi trả lại hàng hoá, bên bán thu hồi hóa đơn đã lập thì những hoá đơn này đưa vào cột xoá bỏ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
10455390_1469031683338160_5876850083360657910_n.jpg


2. Về hoá đơn huỷ:

Điều 29. Hủy hóa đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Thực hiện phương pháp cắt góc hóa đơn
Vậy các hoá đơn phải huỷ theo quy định nêu trên được đưa vào cột số hoá đơn huỷ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn./.
Thế a cho e hỏi chút ạ!
Nếu bên e viết sai mà làm bb hủy HĐ từ tháng 7 thì mức phạt là bnhieu ạ?
 
Ðề: Phân biệt Biên bản hủy hóa đơn và Biên bản thu hồi hóa đơn????????

Chú ý: Các bạn cần phân biệt được đâu là HỦY, đâu là XÓA BỎ
HỦY: là doanh nghiệp ko còn nhu cầu sử dụng hóa đơn
XÓA BỎ: là viết sai, những chưa xé khỏi cuống, gạch chéo 3 liên hoặc thu hồi xuất tờ khác thay thế
Trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có 2 mục là hóa đơn xóa bỏ và hóa đơn hủy, trong quá trình lập báo cáo có không ít kế toán thuế kê khai sai 2 mục này. Để hạn chế sai sót trong quá trình lập báo cáo cần phân biệt khi nào kê khai vào mục hóa đơn bị xóa bỏ, khi vào kê khai vào mục hóa đơn hủy.

1. Về hoá đơn xoá bỏ:
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.


Do đó, trường hợp hóa đơn lập sai đã giao hoặc chưa giao cho người mua; trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nay lập lại hóa đơn mới; trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn khi trả lại hàng hoá, bên bán thu hồi hóa đơn đã lập thì những hoá đơn này đưa vào cột xoá bỏ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
10455390_1469031683338160_5876850083360657910_n.jpg


2. Về hoá đơn huỷ:

Điều 29. Hủy hóa đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Thực hiện phương pháp cắt góc hóa đơn
Vậy các hoá đơn phải huỷ theo quy định nêu trên được đưa vào cột số hoá đơn huỷ trong báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn./.
Vậy anh cho em hỏi thêm là khi em lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai đã thu hồi thì em để ngày tháng hóa đơn mới theo ngày lập đúng không ạ? Cụ thể là hóa đơn sai của em là của tháng 12, đến tháng 1 năm 2015 em mới phát hiện ra sai và thu hồi, lập hóa đơn mới. Trên quyển hóa đơn đã viết đến ngày 30/12/2014 rồi, hóa đơn sửa lại em để ngày 30/12/2014 để phù hợp yêu cầu lập theo thứ tự ngày tháng và từ bé đến lớn. Nhưng nếu bên mua yêu cầu xuất vào tháng 1 vậy thì việc lập khác tháng như vậy sẽ ảnh hưởng số thuế phải nộp trong kỳ. Anh tư vấn giúp em xử lý vụ hóa đơn viết sai này như thế nào với ạ. Em cảm ơn anh.
 
Vậy anh cho em hỏi thêm là khi em lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai đã thu hồi thì em để ngày tháng hóa đơn mới theo ngày lập đúng không ạ? Cụ thể là hóa đơn sai của em là của tháng 12, đến tháng 1 năm 2015 em mới phát hiện ra sai và thu hồi, lập hóa đơn mới. Trên quyển hóa đơn đã viết đến ngày 30/12/2014 rồi, hóa đơn sửa lại em để ngày 30/12/2014 để phù hợp yêu cầu lập theo thứ tự ngày tháng và từ bé đến lớn. Nhưng nếu bên mua yêu cầu xuất vào tháng 1 vậy thì việc lập khác tháng như vậy sẽ ảnh hưởng số thuế phải nộp trong kỳ. Anh tư vấn giúp em xử lý vụ hóa đơn viết sai này như thế nào với ạ. Em cảm ơn anh.
-Nếu hóa đơn sai của bạn rơi vào tháng 12/2014 và bạn lập lại vày ngày 31/12/2014 thì sẽ dễ dàng vì nó sẽ nằm trong kỳ kê khai thuế tháng 12/2014 = > nếu khách hàng đòi lấy tháng 1/2015 thì bạn cũng cố gắng thuyết phục họ để xuất hóa đơn vào 30/12/2014 để tránh rơi vào ngày khác của tháng và ảnh hưởng đến số thuế phát sinh
 
Vậy anh cho em hỏi thêm là khi em lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai đã thu hồi thì em để ngày tháng hóa đơn mới theo ngày lập đúng không ạ? Cụ thể là hóa đơn sai của em là của tháng 12, đến tháng 1 năm 2015 em mới phát hiện ra sai và thu hồi, lập hóa đơn mới. Trên quyển hóa đơn đã viết đến ngày 30/12/2014 rồi, hóa đơn sửa lại em để ngày 30/12/2014 để phù hợp yêu cầu lập theo thứ tự ngày tháng và từ bé đến lớn. Nhưng nếu bên mua yêu cầu xuất vào tháng 1 vậy thì việc lập khác tháng như vậy sẽ ảnh hưởng số thuế phải nộp trong kỳ. Anh tư vấn giúp em xử lý vụ hóa đơn viết sai này như thế nào với ạ. Em cảm ơn anh.
Anh ơi nếu hóa đơn và hàng em lập vào ngày 22 /12 /2014 đã chuyển cho họ nhưng đến ngày 5/1/2015 khách mới báo là viết sai địa chỉ và đòi viết hóa đơn mới vào tháng 1/2015. thì làm thế nào ạ.
 
cho em hỏi là em viết hóa đơn sai vào ngày 26/4/2016 nhưng đến ngày 7/6/2016 em mới phát hiện hóa đơn sai. và khi em phát hiện thì không thu hồi lại được liên đỏ. vậy em phải làm thế nào ạ?. nếu e làm biên bản hủy hóa đơn thì em nên viết vào ngày nào cho hợp lí ( em đã thỏa thuận 2 bên là viết ngày nào cũng được vì cả 2 chưa kê khai thuế). cảm ơn anh chị!
 
cho em hỏi là em viết hóa đơn sai vào ngày 26/4/2016 nhưng đến ngày 7/6/2016 em mới phát hiện hóa đơn sai. và khi em phát hiện thì không thu hồi lại được liên đỏ. vậy em phải làm thế nào ạ?. nếu e làm biên bản hủy hóa đơn thì em nên viết vào ngày nào cho hợp lí ( em đã thỏa thuận 2 bên là viết ngày nào cũng được vì cả 2 chưa kê khai thuế). cảm ơn anh chị!
Dạo này làm biên bản thu hồi thôi, k làm biên bản hủy nữa, làm biên bản thu hồi hóa đơn sai về, rồi xuất lại cái mới, còn nếu hóa đơn viết sai mà làm biên bản diều chỉnh được thì làm điều chỉnh cho khỏe
 
Cho em hoi em, đã kê khai hóa đơn thu hồi vào phần hủy hóa đơn vậy có cách nào để sửa ko ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top