phải thu - phải trả nội bộ

Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Phân biệt TK 136 & TK 336 :confuse1:
Muốn sử dụng TK 136 và 336 cần chú ý :
Đây là TK thanh toán nội bộ.
Cấp trên (phải SXKD)
Cấp dưới (phải SXKD)
TK 136 : Phải thu nội bộ
TK 1361 : Vốn KD mà cấp trên cấp cho cấp dưới
TK 1368 : Phải thu khác
TK 336 : Phải trả nội bộ
Thân ! :cheers1:
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Kế toán các khoản phải trả nội bộ:TK336

Bên nợ: Số tiền cấp trên đã cấp cho cấp dưới, cấp dưới nộp cho cấp trên, thanh toán các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ.
Bên có: Số tiền cấp dưới phải nộp cấp trên, cấp trên phải cấp cho cấp dưới, số tiền được đơn vị khác chi hộ hay thu hộ đơn vị khác
Dư có: Số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp
Các TK liên quan: 111, 112, 133…

Kế toán các khoản thu hộ: 136

Bên nợ: Phản ánh các khoản vốn đã cấp cho đơn vị phụ thuộc, các khoản cấp trên phải thu hoặc sẽ được cấp trên cấp, các khoản chi trả hộ lẫn nhau
Bên có: các khoản đã thu, đã nhận, thanh toán bù trừ
Dư nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Phân biệt TK 136 & TK 336 :confuse1:

TK136 dùng cho đơn vị quản lý cấp trên theo dõi cno với đơn vị cấp dưới
TK336 dùng cho đơn vị cấp dưới theo dõi các khảon cno với đơn vị cấp trên

* Một câu hỏi như thế này chỉ đáng được trả lời như thế này thôi!:dapghe:
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

TK136 dùng cho đơn vị quản lý cấp trên theo dõi cno với đơn vị cấp dưới
TK336 dùng cho đơn vị cấp dưới theo dõi các khảon cno với đơn vị cấp trên

* Một câu hỏi như thế này chỉ đáng được trả lời như thế này thôi!:dapghe:

trả lời thế để người ta chít ah, chẳng đúng chút nào, đem sách hướng dẫn QĐ15 Qyển 1 ra mà đọc lại đi,,,.
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

TK136 dùng cho đơn vị quản lý cấp trên theo dõi cno với đơn vị cấp dưới
TK336 dùng cho đơn vị cấp dưới theo dõi các khảon cno với đơn vị cấp trên

* Một câu hỏi như thế này chỉ đáng được trả lời như thế này thôi!:dapghe:

Ai nói với Pác là TK 136 Dùng để Cấp trên theo dõi Cấp dưới vậy.
Nếu Pác nói TK 1361 thì đúng nha (cái này Vốn Cấp trên cấp cho Cấp dưới).
Chứ TK 1368 dùng cho cả Cấp trên và Cấp dưới luôn đấy Pác.
TK 336 cũng dùng được cho Cấp trên và Cấp dưới luôn thưa Pác.
Chào Pác !
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Ai nói với Pác là TK 136 Dùng để Cấp trên theo dõi Cấp dưới vậy.
Nếu Pác nói TK 1361 thì đúng nha (cái này Vốn Cấp trên cấp cho Cấp dưới).
Chứ TK 1368 dùng cho cả Cấp trên và Cấp dưới luôn đấy Pác.
TK 336 cũng dùng được cho Cấp trên và Cấp dưới luôn thưa Pác.
Chào Pác !

Khà khà, lý thuyết thì đúng như vậy- 136 và 336 dùng chung cho cả cấp trên và cấp dưới nhưng làm theo lý thuyết thì có mà loạn khi theo dõi nhiều chi nhánh một lúc, phát sinh nhiều cái thanh toán nội bộ => làm cái BCTC hợp nhất chóng cả mặt, ko phải cứ cái gì có trong sách hướng dẫn của BTC là hoàn hảo nhất đâu bác ạh => cái này pác nào làm rùi thì sẽ biết :cheers1:


* Cuối cùng: vẫn câu nói cũ - với một câu hỏi viết như thế thì Tớ cũng chỉ trả lời như thế thôi


Phân biệt TK 136 & TK 336 :confuse1:
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Bạn nên đọc QD15 là chuẩn nhất. Cơ bản là như vậy. Kế toán còn phải vận dụng thực tế.
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

Bác tuvanketoan cho em hỏi tình huống này nhé
Giả sử Công ty em có 2 đơn vị cấp dưới hạch toán độc lập và A và B
- 01/01/2009 Công ty cấp vốn bằng TSCĐ cho đv A, mới tinh, NG: 100 tr
- Đv A sử dụng và trích KH TS này vào chi phí sx, giả sử đến 30/06 đv A đã trích KH là 20tr
- 1/07/2009, theo lệnh công ty, đv A điều chuyển TSCĐ này cho đơn vị B sử dụng và trích KH đưa vào chi phí
Vậy tại 3 đơn vị này hạch toán như thế nào hả bác
Em lúng túng mãi, mong các bác giúp đỡ tình huống này
 
Ðề: phải thu - phải trả nội bộ

cho em trả lời nhé.. được không?
----"01/01/2009 Công ty cấp vốn bằng TSCĐ cho đv A, mới tinh, NG: 100 tr"
Công ty ghi: N 1361(A) 100tr
C 211 100tr
Dv A ghi: N 211 100tr
C 411 100tr
( do liên quan tới vốn, nên ta sử dụng tái khoản 411 và 1361 ---> cặp bài trùng đó)

- Đv A sử dụng và trích KH TS này vào chi phí sx, giả sử đến 30/06 đv A đã trích KH là 20tr
- 1/07/2009, theo lệnh công ty, đv A điều chuyển TSCĐ này cho đơn vị B sử dụng và trích KH đưa vào chi phí

Đv A hạch toán : N 411 80tr
N 214 20tr
C 211 100tr

Đv B hạch toán: N 211 100tr
C 214 20tr
C 411 80tr
Rùi chuyển vốn tại công ty :
N 1361 (B) 80tr
C 1361 (A) 80tr
Bài này em mới học.. thực hành luôn...
Chúc cả nhà có 1 ngày làm việc zui......
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top