P1. Sức mạnh của công tác mô hình hóa tài chính

TranTuan

Ichimoker
Administrator
Super Moderators
Hãy cho chúng tôi một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp trong 3-5 năm tới luôn là đề bài được các CEO đặt ra cho các anh chị kế toán trưởng/ trưởng phòng tài chính. Mô hình hóa tài chính là công cụ giúp bạn làm tốt nhất công tác này. Thật vậy, các mô hình tài chính, có một sức mạnh kỳ điệu. Chúng có thể đem lại những kết quả mà cả những người luôn tự cho là mình hiểu hoạt động của doanh nghiệp của mình đến tận chân tơ kẽ tóc cũng phải kinh ngạc!

financial_modelling.jpg

Mô hình tài chính của công ty là tập hợp của cả một loạt các công thức. Những biến số được sử dụng trong đó là những tham số quan trọng nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình xây dựng mô hình tài chính là một bộ giấy tờ bao gồm 3 loại báo cáo tài chính quan trọng nhất –balance (cán cân tài chính), báo cáo lỗ lãi và báo cáo về chuyển động dòng tiền. Đi kèm với chúng là một bộ tài liệu phân tích những giải pháp cần làm dưa trên cơ sở các báo cáo trên. Rất nhiều khi những kết luận rút ra trên cơ sở mô hình hoạt động của doanh nghiệp lại khác hẳn với những dự đoán của những người từng lăn lộn với doanh nghiệp nhiều năm trời.

Bước lên một tầm mới

Tính liên kết của các dữ liệu, cộng với sự uyển chuyển và tầm nhìn xa chính là những điểm khác biệt cơ bản của mô hình tài chính nếu đem so sánh với các hệ thống kế toán, hoạch định ngân sách, kế hoạch kinh doanh thông thường, mặc dù chúng, xét cho cùng, cũng là những mô hình và cũng liên quan đến tài chính.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, các hệ thống kế toán thông dụng hiện nay tập trung vào các thông tin quá chi tiết. Theo ý kiến của Andrey Dikushin, đồng cổ đông của công ty “Finansovyi Hronograph”, phụ trách giảng dạy môn thiết lập mô hình tài chính cho các sinh viên LHS, việc sử dụng dữ liệu thô lấy từ bộ phận kế toán chính là sai lầm thường hay gặp nhất của những người mới "tập tọng" làm tài chính hoặc của các nhân viên kế toán có nhiệm vụ lên mô hìnhtài chính cho công ty. Các dữ liệu ban đầu cần phải được liên kết với nhau bằng một công thức gọn nhẹ song phải thể hiện được bản chất và phù hợp với loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, đối với một nhà hàng thì những dữ liệu cần thiết hơn cả là số lượt khách trung bình và giá trị trung bình của phiếu thanh toán.

Dự thảo ngân sách với đặc điểm là sử dụng những dữ liệu có tính chất lịch sử cũng không phù hợp với việc lập mô hình tài chính. Andrey Dikushin cho biết: “Dựa hoàn toàn vào nhữngdữ liệu trong quá khứ cũng giống như đi xe mà chỉ nhìn vào kính hậu. Nó có thể sẽ đúng nếu tình hình ổn định, song nếu muốn nhìn về tương lai xa hơn 1 chút mà chỉ dựa vào những dữ liệu về quá khứ có trong tay thì hầu như chỉ ra một dự báo vớ vẩn, khác xa với thực tế sau đó”.

Mô hình bao giờ cũng hàm ý phải có sự uyển chuyển.


Nó cần phải cho phép điều khiển các dữ liệu ban đầu. Chính vì vậy mà mô hình tài chính không đồng nghĩa với kế hoạch kinh doanh (business-plan), hoặc ít ra là với hình dung phổ biến về business-plan. Từ góc độ xây dựng mô hình tài chính, việc lập ra các mô hình khác nhau với các kịch bản khác nhau cho các đối tượng khác nhau là hoàn toàn bình thường. Chẳng hạn, khi bạn đến ngân hàng để xin tín dụng, những giả thiết của bạn về tương lai của doanh nghiệp cùng những thay đổi của môi trường bên ngoài cần phải xây dựng theo hướng bảo thủ hơn, tức là không phải phương án diễn biến theo hướng tốt nhất. Như vậy, bạn sẽ dễ tìm được tiếng nói chung với chuyên viên cấp tín dụng hơn. Nếu bạn đến gặp nhà đầu tư mạo hiểm, bạn cần phải đưa ra phương án cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty bạn theo hướng lạc quan nhất. Nhiệm vụ của bạn lúc này sẽ là làm sao để thuyết phục nhà đầu tư mạo hiểm tin rằng công ty của bạn thực sự có khả năng thực hiện được kế hoạch phát triển đầy tham vọng này.

Nguồn: Tuệ Văn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top