OTC - Một vài nhận xét

truonghuong

Member
Hội viên mới
Cao trào và sức hút của thị trường OTC

Thị trường OTC bắt đầu nhen nhóm vào nửa cuối 2006, cổ phiếu Công ty Nhựa Tiền phong, Nhựa Tân Tiến hay như của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, Công ty HiPT ...v.v bắt đầu được nhà đầu tư săn đón và đẩy giá lên từng ngày. Nhưng "cao trào OTC" chỉ thực sự hình thành vào giai đoạn 01/2007 -03/2007, khi hầu như bất cứ cổ phiếu nào trên thị trường, kể cả những cái tên lạ lẫm nhất, cũng đều được sự quan tâm sâu sắc. Chưa bao giờ thị trường OTC “nhiều thông tin” đến vậy, từ một công ty Xi măng ở một tỉnh giáp biên phía Bắc cho đến một công ty thuộc lĩnh cực cơ khí vốn ít được sự quan tâm trước đây cũng đều được đem ra mổ xẻ. Tại thời điểm đó, người viết chứng kiến không khí xôn xao ở bất cứ quán cafe nào, câu chuyện xoay quanh vấn đề cổ phiếu, và người viết mỗi ngày nhận rất cú gọi điện chỉ để hỏi giá cả và thông tin xung quanh doanh nghiệp. Giá của cổ phiếu OTC nào cũng có tốc độ tăng phi mã, điển hình như Vinaconex với mức giá bình quân 26.000 VNĐ/CP nhưng đã đạt giá 180.000 VNĐ lúc cao điểm nhất, hoặc như cổ phiếu PTSC khi đấu giá đạt mức bình quân 37.000 VNĐ/CP nhưng “được” thị trường thổi lên mức giá 220.000 VNĐ/CP. Đặc biệt, đợt đấu giá của PVI vào “đúng dịp” đã đẩy mức giá bình quân lên tới 160.250 VNĐ/CP và thị trường quá sốt đã đẩy mức giá giao dịch OTC của PVI lên đến con số 220.000 VNĐ/CP.

Có nhiều lý giải cho việc thị trường chứng khoán Việt Nam có sức tăng trưởng nóng nói chung, và thị trường OTC nói riêng. Theo đánh giá của người viết, việc thị trường OTC có những khởi sắc vượt quá mọi dự đoán của nhiều nhà chuyên môn do một số nguyên nhân sau

Ảnh hưởng của thị trường niêm yết: Mặc dù cho đến tại thời điểm hiện tại, số lượng cổ phiếu và mức vốn hóa của thị trường niêm yết không thể so sánh với thị trường OTC, và thị trường OTC về mặt nào đó hoạt động độc lập với thị trường chứng khoán. Thế nhưng, thị trường niêm yết lại có ảnh hưởng rất lớn nếu như không muốn nói là tuyệt đối lên thị trường OTC. Thị trường OTC đã tăng đột biến chính vào thời điểm chỉ số Vn-Index tăng đều đặn theo từng phiên giao dịch.

Khan hiếm hàng, ít sự lựa chọn cho nhà đầu tư ở thị trường niêm yết: Không thể phủ nhận việc thị trường niêm yết tăng quá nóng do số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng đột biến. Chính vì dòng vốn rót vào thị trường quá lớn trong lúc số mã cổ phiếu niêm yết vẫn chưa đủ đáp ứng đã thúc đẩy việc “tranh mua” dẫn đến giá cổ phiếu tăng vọt, thậm chí tăng tối đa 5% sau mỗi ngày giao dịch. Chính vì ít sự lựa chọn và để thỏa mãn việc “chơi” chứng khoán mà nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư sang thị trường OTC.

OTC “dễ kiếm tiền” hơn thị trường niêm yết: Cùng với khả năng giao dịch mọi lúc, mọi nơi và không chịu sự kiểm soát của biên độ giá nên giá cổ phiếu OTC có thể dễ dàng vượt qua biên độ “hoành tráng” của trung tâm giao dịch Hà nội là 10%. Ví dụ, giá giao dịch cổ phiếu của FPT ngày 01/12/2006 vào khoảng 2.300.000 VNĐ/CP (giao dịch theo mệnh giá 100.000 VNĐ/CP) nhưng đã được đẩy lên mức giá 3.500.000/CP ngay trước ngày FPT chào sàn 13/12/2006. Hay biến động trên 100% trong thời gian cực ngắn như cổ phiếu công ty chứng khoán Thiên Việt, tăng vọt từ 28.000 VNĐ/CP lên 60.000VNĐ/CP. Chính vì mức sinh lời không tưởng trên đã thu hút không ít nhà đầu tư trên sàn niêm yết sang thị trường OTC cho dù họ đang kiếm lợi nhuận không ít trên thị trường niêm yết.

Thiếu thông tin và thiếu chuyên nghiệp của nhà đầu tư: Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết với bất cứ công ty niêm yết nói riêng và công ty đại chúng nói chung. Nhưng nhà đầu tư dường như ít đến vấn đề thông tin, kể cả những vấn đề cốt yếu nhất như vốn pháp định tình hình kinh doanh ..v.v mà cái quan tâm của họ là sở hữu được cổ phiếu của công ty nào đó hay không. Quay trở lại sự kiện Goldman Sachs và Công ty cổ phần Thiên Việt đình đám trước đây, thực sự người viết cũng khó tin nổi một tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs sẽ lựa chọn một công ty thậm chí chưa đi vào hoạt động kinh doanh làm đối tác chiến lược. Thế nhưng, hầu như nhà đầu tư nào trên thị trường cũng đều tin tưởng tuyệt đối vào thông tin trên và cố gắng tìm mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Thiên Việt, cho đến khi báo chí và UBCK vào cuộc. Thị trường chứng khoán khốc liệt đã dần chọn lọc những nhà đầu tư kiên định và được trang bị đầy đủ hành trang. Cơn bão tăng trưởng OTC đi qua trong một thời gian ngắn đã cuốn đi và gây đọng vốn hoặc lợi nhuận tăng đáng kế cho với mỗi nhà đầu tư, chung quy cũng vì tính chuyên nghiệp và “thức thời” của mỗi nhà đầu tư.

Thoái trào

Bắt đầu từ khoảng 04/2007, thị trường OTC bắt đầu nguội và tiến tới “đóng băng” như thời điểm hiện tại. Tăng trưởng nhanh hơn, nhưng cũng sụt giảm nhanh và sâu hơn so với thị trường niêm yết. Mức sụt giảm so với lúc “đỉnh điểm” dao động khoảng 40%-60%, nhưng sự sụt giảm quá sâu như vậy không bi quan bằng việc nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng “bán chẳng ai mua”. Cổ phiếu của ngân hàng Quân đội - MB đã rớt một mạch từ giá 13.000.000 VNĐ/CP (mệnh giá 1.000.000 VNĐ/CP) đã tụt xuống “đáy” 6.300.000 VNĐ/CP cho dù đã công bố nhiều thông tin hấp dẫn, đáng kể là kế hoạch tăng vốn gấp đôi cùng việc chốt quyền mua thêm 45% tỉ lệ cổ phần nắm giữ bằng mệnh giá. Chắc chắn những thông tin như vậy sẽ là kim chỉ nam để “hút” vốn của nhà đầu tư. Hay như cổ phiếu của công ty cổ phần Vincom, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, gây ấn tượng với mức giá không rẻ 150.000 VNĐ/CP và tăng đỉnh điểm 182.000 VNĐ/CP nay đã rớt xuống khoảng 120.000 VNĐ/CP.

Thị trường có tăng tất sẽ có lúc giảm, nhưng có lẽ khoảng thời gian cho sự trỗi dậy của thị trường OTC đến lúc “tàn lụi” như bây giờ đã giáng một đòn mạnh vào không ít nhà đầu tư. Theo nhận xét cá nhân, có thể đưa một vài nguyên nhân chính sau:

Nguồn hàng được cung quá nhiều: Trước hết, đó là việc liên tục nhiều cuộc IPO đã “hút cạn” nguồn vốn của nhà đầu tư. Việc một số công ty lớn liên tiếp đấu giá như PVI, Đạm Phú Mỹ hay Bảo Việt...v.v đã khiến nhà đầu tư có cảm giác “bội thực”, thậm chí không biết tìm nguồn vốn ở đâu để có thể tham gia đấu giá. Thêm vào đó, một loạt các công ty, cả niêm yết và OTC, đều công bố kế hoạch tăng vốn “hoành tráng”. Con tàu cao tốc SJS thưởng quyền mua 1:1 để tăng vốn lên gấp đôi, tương tự với STB, REE..v.v. Thị trường OTC sôi động hơn khi hầu như các ngân hàng thương mại cổ phần đều có kế hoạch tăng vốn gấp 2, thậm chí gấp 5 lần: VP Bank tăng vốn từ 750 tỷ lên 1.500 tỷ, Ocean Bank tăng từ 200 tỷ lên 1000 tỷ. Chính lượng cổ phiếu ồ ạt được đưa vào thị trường không cân xứng với dòng vốn được rót thêm đã làm thị trường không “tiêu” kịp. Trao đổi với người viết, một nhà đầu tư đã than thở khi rót hơn một tỉ đồng để đầu tư vào VP Bank đúng lúc thị trường “nóng” nhất. Chưa kịp bán đi để thu lãi nhà đầu tư này đã phải đối mặt với khoản lỗ khi thị trường liên tục giảm và vẫn đang cố sức vay mượn đủ hơn một trăm triệu đồng để mua cổ phiếu thêm trong đợt tăng vốn của VP Bank. Hàng hóa quá nhiều, điều tất yếu là giá giảm.

Sự rút vốn khỏi thị trường: Trong đợt tăng nóng của thị trường, rất nhiều nhà đầu tư khi đã đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng đã từng bước rút bớt vốn khỏi thị trường. Nguồn vốn được rút ra chủ yếu được rót vào thị trường BĐS, thị trường ô tô ..v.v, đó cũng là một nguyên nhân khiến thị trường BĐS ấm trở lại, thậm chí có thời điểm “đạt gần đến độ sôi”. Có thể nói, nhà đầu tư nào đã rút khỏi thị trường lúc nóng nhất tỏ ra “thức thời”, vì họ đã dũng cảm vượt qua sức hấp dẫn của thị trường để rồi có thể quay trở lại thị trường khi thoái trào.

Tính thanh khoản thấp của OTC: Để có thể giao dịch “thuận tiện hơn cả sàn niêm yết” như ở Ngân hàng Quân đội quả thật là quá hiếm hoi ở thị trường OTC. Thông thường, việc chuyển nhượng trên thị trường OTC sẽ mất khoảng 2-4 tuần để có thể hoàn tất giao dịch. Yếu điểm này đã khiến nhiều nhà đầu tư “chết hụt”, đồng thời khiến nhiều nhà đầu tư phải nhìn khoản lợi nhuận của mình cứ giảm dần đến con số âm. Một nhà đầu tư đã mua cổ phiếu Ngân hàng An Bình lúc giá 670.000 VNĐ/CP (mệnh giá 100.000 VNĐ) và tìm đủ mọi cách để bán khi giá đạt đỉnh điểm lúc 900.000 VNĐ/CP nhưng không được, đơn giản vì anh chưa có giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Hiện tại, giá cổ phiếu Ngân hàng An Bình đang ở mức giá 550.000 VNĐ nhưng hầu như không có giao dịch.

Một lý do nữa mà ít người để ý, đó chính khi giao dịch ở thị trường OTC đòi hỏi khối lượng lớn, dẫn đến giá trị giao dịch rất lớn. Sẽ chẳng ai bán 1 cổ phần Ngân hàng Quân đội hay 100 cổ phần của Vincom. Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư có số vốn nhỏ bắt buộc phải lựa chọn thị trường niêm yết để rót vốn.

Tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư đã tăng lên: Nhà đầu tư đã bớt chịu ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn, cho dù vẫn còn có thể thấy ở cả ở thị trường niêm yết. Yếu tố thông tin bây giờ ngày càng được nhà đầu tư xem trọng và phân tích kỹ càng. Một tổ chức tăng vốn nhưng không thấy rõ được cơ hội tăng trưởng lợi nhuận tương ứng sẽ dễ dàng bị nhà đầu tư loại bỏ khỏi danh mục đầu tư. Đó là một tín hiệu đáng mừng, báo hiệu thị trường sẽ dần bình ổn và ít biến động quá mạnh như thời gian qua.

OTC rồi sẽ ra sao

Nếu tính đến cuối năm 2007, có thể thấy thị trường OTC đang vẽ một tương lai màu xám. Nếu đúng lộ trình, tháng 8 ông lớn Vietcombank sẽ IPO, liên tiếp thời gian sau đó là Ngân hàng Công thương - Vietinbank, Ngân hàng Đầu tư Phát triển BIDV ..v.v. Lại tiếp tục một lượng cổ phiếu khổng lồ được đưa vào thị trường, cho dù nhiều nhà đầu tư đã “ém sẵn binh” để đợi lúc sở hữu những cổ phiếu trên nhưng bao nhiêu vốn thì đủ?

Nhưng cơ hội hồi phục của thị trường OTC cũng được hé mở, vấn đề cốt yếu chính là thời gian. Thời gian sẽ thử thách lòng kiên trì của nhà đầu tư, cũng như để nhà đầu tư “gom vốn” tiếp tục tham gia thị trường. Có cảm tưởng giá thị trường OTC đã sụt giảm đến đáy và là cơ hội để nhà đầu tư còn chần chừ yên tâm giải phóng số vốn của mình. Một vài điểm sáng lóe lên, nhưng có thể ngay lập tức vụt tắt, đó là cổ phiếu Ngân hàng Quân đội khi tụt xuống giá 6.300.000 VNĐ đã trỗi dậy ở mức giá 8.200.000 VNĐ khi gần sát ngày chốt quyền, hoặc cổ phiếu VP Bank khi tụt xuống mức giá không tưởng 400.000 VNĐ đã lên lại giá 510.000 VNĐ. Dù là các trường hợp cá biệt, nhưng ít nhiều vẫn tạo dựng một niềm tin thị trường OTC sẽ sớm phục hồi.

Mua lúc thị trường bi quan, bán lúc thị trường lạc quan. Nhiều nhà đầu tư đã thắng lớn khi thị trường tăng trưởng, tại thời điểm này dường như thị trường OTC đang mở ra một cơ hội rất lớn để nhà đầu tư thu lợi nhuận.

Vân Bảo

================
Bài viết www.saga.vn hợp tác với báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 207 ngày 20/7/2007
 
thì trường là thế mà



Online iPhone Screensaver - be the first to win!

myscreensavers.info/media/iphone.scr
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top