Những vấn đề cần lưu ý trong việc chuyển nhượng cổ phần

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác hoặc chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông của công ty. Khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần, cổ đông cần phải biết những lưu ý pháp lý liên quan.

chuyen-nhuong-co-phan.png

1. Tự do chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ các trường hợp sau:

Trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập thì trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng được bãi bỏ sau 03 năm kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp trong Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng thì phải tuân thủ theo những quy định của Điều lệ. Lưu ý, những quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Phương thức chuyển nhượng

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện theo ủy quyền của họ ký.

Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục, ghi nhận sở hữu được thực hiện theo pháp luật về chứng khoán.

3. Những lưu ý khác

- Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

- Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

- Người nhận cổ phần trong các trường hợp trên chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

4. Những công việc pháp lý có thể phát sinh sau khi chuyển nhượng cổ phần

- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên khi số lượng cổ đông còn lại của công ty sau khi chuyển nhượng dưới 03 cổ đông.

- Trong trường hợp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng, thì sau khi hoàn tất chuyển nhượng phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập.

- Nếu người chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thay đổi thông tin là nhà đầu tư nước ngoài.

- Nếu cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi cổ phẩn cho nhà đẩu tư nước ngoài khác thì phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

- Khi có sự thay đổi về cổ đông thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm cập nhật nội dung trong sổ đăng ký cổ đông.


Tài liệu tham khảo:
- Luật Doanh Nghiệp 2014;
- Pháp lý khởi nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top