Những tình huống phỏng vấn hài hước...., những câu phỏng vấn thường gặp.*_*!!

nhatloan89bd

New Member
Hội viên mới
Có những câu hỏi không có câu trả lời cụ thể nhưng qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống của bạn ra sao? Trong bất kì một buổi phỏng vấn nào luôn có chỗ cho những câu hỏi hài hước và sáng tạo để các ứng viên cảm thấy thoải mái. Dù chỉ để thay đổi không khí nhưng đó lại là cơ hội tốt để bạn chuẩn bị gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cái cách bạn trả lời câu hỏi sẽ chỉ ra khả năng suy nghĩ của bạn.

Trong khi trả lời, hãy cố thư giãn và đừng nghiêm trọng quá vì ở những câu hỏi này, bạn được quyền khác biệt hóa. Nhà tuyển dụng sẽ quan sát để giá tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống của bạn ra sao?

Một số câu hỏi và cách trả lời dưới đây là những tình huống thực tế từng được sử dụng trong các buổi tuyển dụng của Google, Yahoo hay Microsoft:


Hỏi: Bạn có biết cách nào để thả quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó?
Trả lời: Đơn giản, bạn cứ thả xuống, sàn bê tông rất cứng và bạn không phải lo việc nó bị nứt đâu.

Hỏi: Nếu bốn người làm việc trong bốn giờ để lập trình xong một chương tình hỏi nếu có 8 người thì phải lập trình mất bao lâu?
Trả lời: Chẳng mất thời gian nào, chương trình đó đã có sẵn rồi.

Hỏi: Nếu bạn có ba quả cam và ba quả táo ở tay bên trái và có 4 quả cam, 4 quả táo trên bản tay, vậy bạn có những gì?
Trả lời: (không khí hài hước ): Bạn có một bàn tay thực sự khổng lồ.

Hỏi: Nếu bạn ném một hòn đá vào đại dương, nó sẽ như thế nào?
Trả lời: Nó sẽ ẩm ướt hơn.

Hỏi: Cái gì trông giống một nửa quả cam?
Trả lời: Một nửa còn lại.

Hỏi: Cái gì bạn sẽ không bao giờ ăn vào bữa sáng?
Trả lời: Bữa tối

Hỏi: Điều gì xảy ra khi chiếc bánh xe được tạo nên?
Trả lời: Nó tạo ra một cuộc cách mạng.

Hỏi: Bạn có thể nâng một con gấu bắc cực chỉ với 1 bàn tay?
Trả lời: Điều này không thành vấn đề, nhưng bạn sẽ chẳng tìm được con gấu bắc cực nào chỉ to bằng một bàn tay thôi đâu.

Hỏi: Làm thế nào mà một người có thể vẫn tỉnh táo dù 8 ngày không ngủ?
Trả lời: Không sao, anh ta có thể ngủ vào ban đêm.

Hỏi: Bạn có một con cáo và 2 con gà, mỗi lần bạn chỉ đưa một con qua sông và không được để con cáo ở một mình với gà vì nó sẽ ăn thịt con gà. Bạn sẽ làm thế nào?
Trả lời: Tôi sẽ mua bảo hiểm, sau đó đem nướng con gà và đổ lỗi cho con cáo.

Một mẩu chuyện đặc biệt:

Người phỏng vấn: "Bạn sẽ lựa chọn trả lời 1 câu hỏi khó hay 5 câu hỏi dễ hơn? Hãy suy nghĩ kĩ trước khi bạn đưa ra lựa chọn cuối cùng"

Ứng viên suy nghĩ và cuối cùng quyết định "Tôi chọn 1 câu hỏi khó!"

"Tốt, chúc bạn may mắn, bạn đã có sự lựa chọn của mình, sau đây là câu hỏi của bạn: Thứ gì có trước? Gà hay trứng?"

Ứng viên tỏ ra hạnh phúc và tự tin trả lời: "Đó là con gà!"

"Vì sao?" người phỏng vấn hỏi.
"Xin lỗi thưa ông, ông đã hứa với tôi rằng chỉ có một câu hỏi được đưa ra. Và có lẽ ông sẽ không hỏi tôi một câu hỏi khó nữa chứ?"

Sau đó anh ta được tuyển dụng.

Hỏi: Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân?

Không phải ngẫu nhiên mà nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi trên trong khi họ đã cầm trong tay tất cả các thông số về ứng cử viên xin việc. Bạn nên biết rằng, câu hỏi này là nhằm đánh giá tính cách, sự chuẩn bị cũng như kỹ năng giao tiếp và khả năng phản xạ của bạn. Hãy chuẩn bị một danh sách những việc bạn đã làm hoặc đang làm ( công việc hiện tại, công việc trước kia), sở trường (chú trọng đến khả năng chuyên môn), tóm tắt quá trình làm việc đồng thời khéo chỉ ra rằng những kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc của bạn là phù hợp với công việc sắp tới.

Hỏi: Tại sao bạn lại từ bỏ công việc trước kia?

Đừng bao giờ nói là vì bạn chán công việc đó. Thay vào đó, bạn có thể nói là bạn không thể phát huy toàn bộ khả năng của mình khi làm việc tại công ty cũ. Không nên chê bai những người chủ trước kia. Nếu nguyên nhân không phải là từ phía bạn, hãy tóm tắt ngắn gọn những vấn đề mà công ty trước đã gặp phải. Đừng để những người chủ sắp tới của bạn nghĩ rằng bạn đang “cay cú”. Nói tóm lại, hãy trả lời một cách tích cực như: “ … vì muốn có cơ hội thăng tiến tốt hơn, …vì muốn phát huy hết năng lực của mình…”

Hỏi: Tại sao bạn lại muốn làm công việc này (hay Tại sao bạn lại muốn làm cho công ty của chúng tôi)?

Hãy chứng tỏ những hiểu biết của bạn về công ty và khẳng định khả năng của bạn là phù hợp đối với vị trí được tuyển dụng. Thay vì quá tập trung vào những gì bạn mong muốn nhận được từ phía công ty, hãy nhấn mạnh tới những gì bạn có thể làm cho họ và tất cả những kinh nghiệm và của bạn trước đó mà bạn coi là phù hợp với công việc mới. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng đề cập tới một vài điều thú vị mà bạn đã học hỏi được từ những người chủ trước.

Hỏi: Bạn nghĩ là bạn có mang lại những gì cho công ty của chúng tôi?

Đây là cơ hội để cho bạn thể hiện, đồng thời tập trung vào những kỹ năng của bản thân mà theo bạn là phù hợp với yêu cầu của công việc mới. Ví dụ: “Tôi có kỹ năng bán hàng và luôn sẵn sàng làm việc theo nhóm. Vì vậy, tôi rất muốn tham gia vào chiến dịch mở rộng thị trường ở phía Bắc của quý công ty.”

Hỏi: Theo bạn, công việc này đòi hỏi những gì?

Câu hỏi này được đặt ra nhằm khai thác xem liệu bạn đã suy xét, nghiên cứu, nắm bắt thông tin về vị trí công việc này trước đó và liệu bạn có thể tóm tắt tất cả những thông tin này một cách rành mạch hay không.

Hỏi: Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Hãy chứng tỏ mối quan tâm của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bản thân về tổ chức và lĩnh vực mà sắp tới bạn sẽ tham gia. Hãy nói lên hiểu biết của bạn về hoạt động chính của công ty, quy mô, đối tượng khách hàng và tình trạng hiện tại của nó, đồng thời cũng không nên quên đề cập tới nguồn của những thông tin mà bạn thu thập được.

Hỏi: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách tốt nhất là đưa ra những ví dụ cụ thể để chứng minh những mặt mạnh của bạn ở những công việc trước kia, những điều khuyến khích bạn viết đơn xin việc để có thể vào làm ở công ty mới này.

Hỏi: Điểm yếu của bạn là gì?

Khi trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm yếu nhất của bạn, bạn nên nói thật một phần. Mặc dù bạn không nên nói ra tất cả mọi điểm yếu của mình, nhưng chỉ nói ra một điểm yếu duy nhất thì cũng không phải là một ý tưởng hay. Một sự vừa phải sẽ là tốt nhất. Và bạn nên tập trung vào những điểm yếu mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang dự tuyển. Điều này nên là một điểm yếu mà bạn đang trong quá trình sửa chữa. Lưu ý rằng không phải là điểm yếu mà bạn đã sửa chữa được rồi, vì đó đâu còn là điểm yếu nữa.

Hỏi: 5 năm nữa bạn sẽ làm gì?

Đây là câu hỏi nhằm đánh giá mức độ tham vọng cũng như kế hoạch thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn. Bạn nên chỉ ra rằng những mục tiêu lâu dài của bản thân là phù hợp với vị trí công việc đang được bàn đến và nói lên những cam kết để thực hiện những mục tiêu này.

Hỏi: Bạn có thể đưa ra một ví dụ để chứng tỏ sự sáng tạo/ khả năng quản lý/ khả năng tổ chức của bạn?

Hãy nghĩ ra những ví dụ chứng tỏ được rằng khả năng của bạn đáp ứng được yêu cầu của công việc theo như quảng cáo của nhà tuyển dụng. Đây cũng chính là phần trọng tâm của các cuộc phỏng vấn.

Hỏi: Bạn có chịu đựng được áp lực của công việc không?

Hãy trả lời “có” kèm theo một dẫn chứng cụ thể khi mà bạn phải chịu áp lực của công việc và bằng cách nào bạn đã vượt qua điều đó.

Hỏi: Bạn đã bao giờ mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Nếu có thì cách giải quyết đó là gì?

Đây là những câu hỏi về cách thái độ xử sự nhằm khai thác xem bạn có đủ tinh tế và khả năng theo như yêu cầu của công việc hay không. Đối với những câu hỏi dạng này, hãy viện dẫn những kinh nghiệm của bạn trong trường hợp này và luôn xen những gợi ý tích cực vào câu trả lời của bạn. (Ví dụ như bạn đã học được nhiều từ những gì đã gặp phải).

Hỏi: Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp không?

Khi sắp kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi: Anh chị có cần hỏi gì không? Lúc này, nếu biết nêu câu hỏi phù hợp, rõ ràng thì cũng là một cách thể hiện sự chín chắn, thông minh, góp phần kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị một vài câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng. Hãy hỏi thêm những gì bạn còn vướng mắc về công việc mới, yêu cầu làm rõ những thông tin chung chung về công ty hoặc đề nghị xác nhận những thông tin mà bạn nắm được về công ty là có chính xác hay không.

Bạn không nên đặt câu hỏi quá quan tâm về vật chất như tiền lương, tiền thưởng, thời hạn nâng lương, nghỉ phép... Nhưng nếu được hỏi anh chị muốn có mức lương bao nhiêu thì câu trả lời hay nhất là "Tôi muốn hưởng mức lương phù hợp với năng lực và sự đóng góp của tôi".

Những câu hỏi “nhạy cảm”:

Đặt giả dụ bạn phải đối mặt với một câu hỏi tương đối “nhạy cảm”, hoặc những câu hỏi mà bạn thấy ở đó có sự phân biệt đối xử thì bạn không bắt buộc phải trả lời chúng.

Ví dụ như nhà tuyển dụng có thể có thành kiến rằng phụ nữ sinh con thì không thể làm việc trọn ngày và hỏi bạn liệu rằng làm sao bạn có thể vừa chăm sóc con cái vừa làm việc và nâng cao khả năng chuyên môn một khi bạn sinh con.

Nếu như bạn cảm thấy không thoải mái với bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự hoặc đề nghị được làm rõ những vấn đề có liên quan tới vị trí đang được tuyển dụng. Một số gợi ý:

“Tôi nghĩ là chúng ta không cần phải nói về điều này. Tôi muốn tập trung vào những vấn đền liên quan đến công việc và những yêu cầu của quý công ty”.

“Tôi không rõ câu hỏi này liên quan tới vị trí công việc và khả năng làm việc của tôi đối với vị trí này ra sao. Quý công ty có thể nói rõ cho tôi biết tại sao câu hỏi này lại quan trọng và tôi sẽ cố gắng để cung cấp những thông tin có liên quan.”

Những câu hỏi “khó”

Nếu bạn có những vấn đề khúc mắc với người chủ trước (bị đuổi việc, hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp), hãy chuẩn bị tâm lý vì rất có thể bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi có liên quan. Chiến lược tốt nhất là hãy trả lời thành thật, tích cực, và tránh chỉ trích những người chủ trước hoặc tỏ ra bực tức.

Với các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn, bạn nên trả lời súc tích và chân thành, không nên đánh giá thấp thành công của mình và ngược lại, không phóng đại công việc bạn đã hoàn thành.

1. Hãy nói về bạn?
2. Tại sao bạn lại nghỉ việc cho công việc bạn làm gần đây nhất?
3. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?
4. Bạn có nghĩ rằng bạn thành công trong cuộc phỏng vấn này không?
5. Ðồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
6. Ban biết gì về công ty này?
7. Bạn đã làm gì để nâng cao kiến thức của bạn trong năm vừa qua?
8. Ngoài công việc này bạn có xin việc ở một nơi nào khác không?
9. Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty này?
10. Bạn có biết ai đang làm việc cho công ty này không?
11. Bạn muốn mức lương như thế nào?
12. Bạn có thể là người làm việc đồng đội không?
13. Bạn nghĩ bạn sẽ làm việc bao lâu với chúng tôi, nếu bạn được chấp nhận?
14. Bạn có phạt ai bao giờ chưa? Bạn có cảm nhận như thế nào về vấn đề đó?
15. Triết lý làm việc của bạn là gì?
16. Có bao giờ bạn bị cho thôi việc chưa?
17. Bạn nhận xét và đánh giá công ty này như thế nào?
18. Tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào làm việc?
19. Hãy nói về một đề nghị mà bạn đã có?
20. Mối "quan hệ" của bạn với đồng nghiệp như thế nào?
21. Ðiểm mạnh (ưu điểm) của bạn là gì?
22. Hãy nói về nghề nghiệp mơ ước của bạn?
23. Tại sao bạn nghĩ bạn sẽ làm tốt công việc này?
24. Khi tìm việc thì những điều gì bạn sẽ quan tâm?
25. Những loại người nào mà bạn sẽ từ chối làm việc chung?
26. Ðiều gì quan trọng nhất đối với bạn?
27. Những điểm mạnh mà sếp của bạn nói về bạn là gì?
28. Hãy cho biết những vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải khi làm việc với sếp của bạn?
29. Nhứng điều gì làm bạn lo lắng khi làm một công việc?
30. Hãy cho biết khả năng của bạn khi làm việc dưới môi trường áp lực?
31. Kỹ năng của bạn phù hợp với công việc này hay tương tự công việc này?
32. Những yếu tố động viên nào giúp bạn làm việc tốt nhất?
33. Bạn có sẵn sàng làm việc ngoài giờ? Ban đêm? Ngày nghỉ cuối tuần?
34. Ðiều gì làm cho bạn biết bạn thành công trong công việc?
35. Bạn có sẵn sàng đi làm việc ở nơi khác theo yêu cầu của công ty hay không?
36. Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi của công ty trên quyền lợi cá nhân hay không?
37. Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
38. Bạn đã làm gì và học gì cho một lần thất bại trong công việc?
39. Những môn học nào bạn học kém nhất?
40. Nếu như công ty nhận bạn vào công việc này, bạn sẽ bắt đầu ra sao?
41. Bạn có nghĩ rằng bạn quá giỏi, khả năng cao cho công việc này hay không?
42. Bạn có những kế hoạch gì để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm của bạn?
43. Những phẩm chất nào ở người sếp mà bạn mong muốn có?
44. Hãy nói về trường hợp khi bạn giúp đỡ giải quyết một mối bất hòa giữa 2 người?
45. Vị trí nào bạn mong muốn làm việc trong một đội, khi đội làm việc cho một công trình?
46. Hãy mô tả nguyên tắc làm việc của bạn?
47. Trong công việc, điều thật vọng lớn nhất mà vạn gặp phải là gì?
48. Hãy nói về một trường hợp mà bạn cảm thấy vui vẻ nhất trong công việc?
49. Bạn có những câu hỏi nào cho tôi không?
50. Nếu như bạn có đầy đủ tiền bạc, và có ai đó khuyên bạn nên nghỉ hưu đi, bạn có đồng ý không, tại sao?
Một ý tưởng hay là bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho người phỏng vấn. Các câu hỏi thích hợp bao gồm:
1. Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này?
2. Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ?
3. Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên?
4. Xin hãy cho biết văn hóa tổ chức và phong cách quản lý của cổng ty
5. Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai?
6. Các hoạt động của công ty tại Việt Nam phù hợp như thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới?
Hãy mang danh sách câu hỏi đến cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn và bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn muốn tìm hiểu.
Theo Mạng Việc Làm Việt Nam
Việt Báo (Theo_DanTri)


1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

5. Giới hạn của Anh/Chị?

Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.

6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này".

7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?

Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?

Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?

Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi hích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".

12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?

Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!).

14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần."

15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.

16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?

"Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải".

Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?

Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?

Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?

Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?

Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.

28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!

30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?

Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
 
Ðề: Những tình huống phỏng vấn hài hước...., những câu phỏng vấn thường gặp.*_*!!

Ko có ai đi phỏng vấn hết hả ta??????
 
Ðề: Những tình huống phỏng vấn hài hước...., những câu phỏng vấn thường gặp.*_*!!

Câu trả lời mới thông minh nè, hehe... Có ai phỏng vấn mà gặp mấy câu hỏi kiểu này hok?
 
Ðề: Những tình huống phỏng vấn hài hước...., những câu phỏng vấn thường gặp.*_*!!

Câu trả lời mới thông minh nè, hehe... Có ai phỏng vấn mà gặp mấy câu hỏi kiểu này hok?

hihi tất nhiên là có rồi... Mình đã gặp rồi mà. Chúc các bạn đi phỏng vấn thành công, tự tin lên nhé. !!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top