Những thay đổi quan trọng về hóa đơn chứng từ mới nhất

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Những thay đổi quan trọng về hóa đơn thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn cần lưu ý. Thời gian bắt đầu có hiệu lực theo quy định là khi nào? Nội dung thay đổi chủ yếu là các vấn đề về cách xử lý hóa đơn điện tử được nêu cụ thể tại bài dưới đây.

2.jpg


A. Những hóa đơn đã lập được xử lý như sau:
– Trường hợp đã gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

+ Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Nghị định này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “Hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.

– Trường hợp đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

– Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (Tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

B. Trong trường hợp hủy số hóa đơn
– Trường hợp hóa đơn đã lập, đã sinh số hóa đơn của DN nhưng chưa nộp; Nếu DN phát hiện hóa đơn lập sai hoặc trường hợp hóa đơn không thành công do lỗi của DN thì các hóa đơn này sẽ phải hủy và DN không được gửi lại. DN truy cập vào phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) thực hiện hủy các hóa đơn này.

– Trường hợp DN không tiếp tục sử dụng các số hóa đơn đã đăng ký phát hành, DN thực hiện truy cập phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) để khai báo việc hủy số hóa đơn đã đăng ký nhưng chưa sử dụng theo Mẫu số 06/ĐK-HĐXT ban hành kèm theo Nghị định này. Thông tin hủy số hóa đơn của DN được cơ quan thuế đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Nguyên tắc hủy hóa đơn đã đăng ký phát hành theo quy định hiện hành về hóa đơn.

C. Những hóa đơn sau khi lập được xử lý như sau:
** DN bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thực hiện lập hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh, xóa bỏ hóa đơn trong các trường hợp sau:

– Hóa đơn đã và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải xóa bỏ. Việc xóa bỏ hóa đơn phải có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Người bán thực hiện lập hóa đơn thay thế để gửi cho người mua. Trên hóa đơn thay thế có hiển thị dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn số…”. Quy trình lập và cấp mã hóa đơn thay thế thực hiện theo hướng dẫn tại Quy định này.

– Hóa đơn đã và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Trên hóa đơn điều chỉnh có hiển thị dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn số…”. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Quy trình lập và hóa đơn điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Quy định này.

– Hóa đơn đã nhưng chưa gửi cho người mua nếu phát hiện sai sót phải xóa bỏ.

+ Nguyên tắc xóa bỏ hóa đơn là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu. Thông tin hóa đơn đã xóa bỏ được cơ quan thuế đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế.

+ DN sử dụng phần mềm lập hóa đơn cho DN (ICA) hoặc phần mềm xử lý hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) để thực hiện lập hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh hoặc xóa bỏ hóa đơn.

+ DN sử dụng phần mềm lập hóa đơn riêng của DN (LHD) thực hiện các chức năng lập hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh hoặc xóa bỏ hóa đơn đã trên phần mềm lập hóa đơn riêng của Doanh nghiệp (LHD).


**Căn cứ theo khoản 1 điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

– Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định.
– Cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

– Cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

– Bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

**Kết luận:
– Nếu nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thì không lập hóa đơn mà chỉ cần lập phiếu thu, chi.

– Nếu nhận tiền của DN để thực hiện dịch vụ cho DN như: Sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế.

– Nếu bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì lập hóa đơn và kê khai thuế như bán hàng.

Theo hocketoanthuehcm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top