2017 sẽ là năm của một loạt cuộc bầu cử quan trọng và đánh dấu những cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa Donald Trump với các lãnh đạo thế giới khác.
20/1: Donald Trump nhậm chức
Ngày 20/1, Donald Trump sẽ làm lễ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Hồi tháng 11/2016, ông Trump cho biết một trong những việc đầu tiên ông làm ngay sau khi nhậm chức là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
31/3: Hạn kích hoạt luật để Anh rời EU
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố rằng bà sẽ kích hoạt điều 50 của hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3, để Anh và EU chính thức ngồi vào bàn đàm phán về những điều khoản của Brexit. Nếu mọi việc đi đúng theo kế hoạch thì Anh sẽ hoàn toàn rút khỏi EU vào tháng 3/2019.
23/4: Bầu cử tổng thống Pháp
Phép thử tiếp theo cho châu Âu sẽ đến vào ngày bầu cử tổng thống Pháp. Ngày 23/4 là vòng đầu tiên của cuộc tìm kiếm tân tổng thống Pháp, nếu tại vòng này không có ứng viên nào giành được hơn 50% số phiếu thì cuộc bầu cử sẽ tiếp tục vào ngày 7/5, với 2 ứng viên giành được nhiều phiếu nhất.
Nổi bật trong số các ứng viên là lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen, người muốn Pháp rời EU, hạn chế người nhập cư và Hồi giáo.
19/5: Bầu cử tổng thống Iran
Iran đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt với phương Tây về chương trình hạt nhân năm 2015, theo đó, các lệnh trừng phạt do Mỹ, EU và Liên Hợp Quốc áp đặt sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, Iran phải đồng ý hạn chế dài hạn chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ nhằm chế tạo bom hạt nhân. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu thỏa thuận này có tiếp tục vào năm 2017 hay không, khi ông Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích nó trong hành trình tranh cử.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ tái tranh cử và ông đã tuyên bố rằng ông sẽ không để ông Trump xóa bỏ thỏa thuận.
7/7: Hội nghị G20 đầu tiên sẽ có Trump và Putin
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức.
Đây sẽ là sự kiện thu hút nhiều sự chú ý vì nó theo sau cuộc họp nhóm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu (G7) vào ngày 26/5, khi ông Trump gặp các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Theresa May và Angela Merkel.
Mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ là chủ đề được quan tâm trong năm tới. Tuy ông Trump và ông Putin đã dành lời khen cho nhau về mặt cá nhân và bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ, vẫn tồn tại những khác biệt rất lớn trong lập trường giữa Nga và phương Tây.
Tháng 9: Angela Merkel tái tranh cử
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 vào năm 2017, khi đất nước đang đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa cực đoan, các cuộc tấn công khủng bố và dòng chảy người di cư.
Các cuộc khảo sát từ tháng 9 năm nay cho thấy đảng đối lập dân túy cánh hữu Alternative for Germany, có quan điểm chống nhập cư, đang ngày càng được ủng hộ. Họ có thể đặt ra thách thức với bà Merkel trong mùa bầu cử năm sau.
Cuối năm: Trung Quốc bầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị
Vào tháng 10 hoặc tháng 11, Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội Đảng thứ 19 và bầu Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, khi 5 trong số 7 ủy viên hiện nay sẽ được thay thế do giới hạn tuổi tác.
Theo Newsweek, trong đại hội sắp tới, nhiều khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục ở trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị và đảm nhiệm vị trí cho đến năm 2022. Tuy nhiên, người kế nhiệm của họ sẽ được chọn ra từ ủy ban này, có nghĩa là những người được bầu mới trong năm sau có thể là lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
20/1: Donald Trump nhậm chức
Ngày 20/1, Donald Trump sẽ làm lễ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Hồi tháng 11/2016, ông Trump cho biết một trong những việc đầu tiên ông làm ngay sau khi nhậm chức là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
31/3: Hạn kích hoạt luật để Anh rời EU
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố rằng bà sẽ kích hoạt điều 50 của hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3, để Anh và EU chính thức ngồi vào bàn đàm phán về những điều khoản của Brexit. Nếu mọi việc đi đúng theo kế hoạch thì Anh sẽ hoàn toàn rút khỏi EU vào tháng 3/2019.
23/4: Bầu cử tổng thống Pháp
Phép thử tiếp theo cho châu Âu sẽ đến vào ngày bầu cử tổng thống Pháp. Ngày 23/4 là vòng đầu tiên của cuộc tìm kiếm tân tổng thống Pháp, nếu tại vòng này không có ứng viên nào giành được hơn 50% số phiếu thì cuộc bầu cử sẽ tiếp tục vào ngày 7/5, với 2 ứng viên giành được nhiều phiếu nhất.
Nổi bật trong số các ứng viên là lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen, người muốn Pháp rời EU, hạn chế người nhập cư và Hồi giáo.
19/5: Bầu cử tổng thống Iran
Iran đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt với phương Tây về chương trình hạt nhân năm 2015, theo đó, các lệnh trừng phạt do Mỹ, EU và Liên Hợp Quốc áp đặt sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, Iran phải đồng ý hạn chế dài hạn chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ nhằm chế tạo bom hạt nhân. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu thỏa thuận này có tiếp tục vào năm 2017 hay không, khi ông Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích nó trong hành trình tranh cử.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ tái tranh cử và ông đã tuyên bố rằng ông sẽ không để ông Trump xóa bỏ thỏa thuận.
7/7: Hội nghị G20 đầu tiên sẽ có Trump và Putin
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức.
Đây sẽ là sự kiện thu hút nhiều sự chú ý vì nó theo sau cuộc họp nhóm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu (G7) vào ngày 26/5, khi ông Trump gặp các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Theresa May và Angela Merkel.
Mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ là chủ đề được quan tâm trong năm tới. Tuy ông Trump và ông Putin đã dành lời khen cho nhau về mặt cá nhân và bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ, vẫn tồn tại những khác biệt rất lớn trong lập trường giữa Nga và phương Tây.
Tháng 9: Angela Merkel tái tranh cử
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 vào năm 2017, khi đất nước đang đối mặt với một làn sóng chủ nghĩa cực đoan, các cuộc tấn công khủng bố và dòng chảy người di cư.
Các cuộc khảo sát từ tháng 9 năm nay cho thấy đảng đối lập dân túy cánh hữu Alternative for Germany, có quan điểm chống nhập cư, đang ngày càng được ủng hộ. Họ có thể đặt ra thách thức với bà Merkel trong mùa bầu cử năm sau.
Cuối năm: Trung Quốc bầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị
Vào tháng 10 hoặc tháng 11, Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội Đảng thứ 19 và bầu Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, khi 5 trong số 7 ủy viên hiện nay sẽ được thay thế do giới hạn tuổi tác.
Theo Newsweek, trong đại hội sắp tới, nhiều khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tiếp tục ở trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị và đảm nhiệm vị trí cho đến năm 2022. Tuy nhiên, người kế nhiệm của họ sẽ được chọn ra từ ủy ban này, có nghĩa là những người được bầu mới trong năm sau có thể là lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
Theo vnexpress.net