Những rủi ro khi hoạt động kinh doanh là điều không tránh khỏi đặc biệt những doanh nghiệp trong ngành xây dựng với số lượng công việc nhiều, giá trị nghiệm thu các công trình có giá trị lớn thì những rủi ro về thuế lại càng cao. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 3 sai phạm phổ biến dẫn đến những rủi ro cao mà những doanh nghiệp ngành xây dựng thường hay mắc phải và cách hạn chế khắc phục
1. Những sai phạm quan trọng mà doanh nghiệp ngành xây dựng thường mắc phải
Nếu bạn đang làm trong ngành xây dựng hãy lưu ý những sai phạm quan trọng dưới đây:
+ Thứ nhất, tình trạng mua bán hóa đơn nguyên vật liệu, thuê nhân công…với mục đích để hợp thức hóa chi phí đầu vào không có hóa đơn hoặc với mục đích trốn thuế, muốn giảm số thuế TNDN phải nộp.
Hoặc có thể đơn vị là người bị hại khi mua phải hóa đơn của nhà cung cấp không có hóa đơn, họ phải đi mua hóa đơn khống bên ngoài về hợp thức hóa đầu ra của họ.
Ngoài ra, tình trạng mua bán hóa đơn còn dẫn đến 1 vấn đề đó là NVL đầu vào sẽ không khớp 100% với dự toán công trình (ký 1 đằng, thực hiện 1 đằng, chứng từ 1 nẻo, không khớp với nhau). Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết khi doanh nghiệp có mua bán hóa đơn.
+ Thứ hai là “trả lương cho nhân viên…ảo” hay còn gọi là “chế lương” như: nhân viên khống, hợp đồng lao động khống, hồ sơ lao động khống, lập bảng lương khống. Bằng hình thức này số lượng người lao động và chi phí lương có thể tăng gấp 10 lần so với thực tế. Từ đó, giúp cho Công ty hợp thức hóa nhiều chi phí đầu vào, giảm thuế TNDN phải nộp.
Một số dấu hiệu đối với hành vi này đó là: bảng lương 12 tháng ký cùng 1 nét chữ, cùng 1 loại mực, cùng 1 loại bút. Hợp đồng lao động họ tên của nguyễn văn A và nguyên văn B là 2 người khác nhau nhưng nét chữ “nguyễn văn” thì y xì nhau (do 1 người nào đó ký thay cho cả A và B nên phần họ nét chữ giống nhau). Không có chấm công đầy đủ cho các công trình…
+ Thứ ba là giá thành hạch toán (gộp hết tất cả công trình vào làm 1 mà không tách theo từng công trình để thấy được lãi lỗ, điểm bất thường của từng công trình). Đặc biệt là những công trình lỗ lớn cần phải xem xét doanh thu và chi phí có phù hợp hay không? Vì giá thành, giá vốn là khoản chi phí lớn nhất trong doanh nghiệp xây dựng nên các doanh nghiệp xây dựng hay xử lý vào giá thành, giá vốn để cân đối lãi lỗ và thuế phải nộp theo ý mình.
2. Những rủi ro về thuế mà doanh nghiệp xây dựng có thể gặp phải
+ Nhẹ thì khi cơ quan thuế vào kiểm tra, thanh tra sẽ bị quy tội trốn thuế, truy thu số thuế trốn theo quy định và có thể phạt thêm gấp 3 lần số tiền thuế trốn.
Ví dụ:
Doanh nghiệp trốn 3 tỷ tiền thuế thì ngoài việc bị truy thu 3 tỷ thì có thể bị phạt 9 tỷ, tổng số thuế truy thu và phạt là 12 tỷ đồng.
+ Nặng thì cơ quan thuế có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý hình sự (đặc biệt với các tội danh như khai khống, làm giả hồ sơ, chứng từ…). Và chủ doanh nghiệp và kế toán sẽ phải là người bị quy tội đầu tiên.
3. Doanh nghiệp ngành xây dựng cần làm gì để hạn chế, phòng ngừa rủi ro cho mình?
+ Doanh nghiệp cần nghiêm túc làm đúng theo quy định của pháp luật, chú trọng công tác kế toán, hoàn thiện hồ sơ chứng từ đầy đủ, nếu cần hãy thuê những công ty chuyên nghiệp để rà soát hồ sơ, sổ sách, rủi ro cho bạn.
+ Hãy đối xử tốt với kế toán của bạn, kế toán xây dựng là nghề rất vất vả, khổ cực nhất do tính chất ngành nghề, độ phức tạp của nghiệp vụ, rủi ro nghề nghiệp và áp lực là rất lớn, khối lượng công việc rất nhiều.
+ Nếu kế toán chưa nắm chắc nghiệp vụ kế toán, thuế hãy cho họ tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức, vừa tốt cho họ lại vừa tốt cho Công ty. Chi phí không đáng kể so với những lợi ích mà công ty bạn được hưởng
*** Ngoài ra, DN xây dựng còn có hàng loạt những sai phạm khác bạn nên đọc để rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình:
+ Các công trình thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn do chủ doanh nghiệp luôn nghĩ khi nào lấy được tiền thì mới xuất hóa đơn hoặc xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào có tiền nộp thuế mới xuất hóa đơn.
+ Hóa đơn có giá trị lớn trên 20 triệu nhưng trả nợ không đúng thời hạn hợp đồng dẫn đến không được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT. Đặc biệt là với các công ty không cân đối được tình hình tài chính, có quá nhiều dự án làm 1 lúc nên thiếu vốn trầm trọng, từ đó mà dẫn đến nợ nhà cung cấp nhiều không trả được. Đây cũng là nguyên nhân mà rất nhiều dự án treo.
+ Đối chiếu vật liệu dự toán với xuất kho: Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình, căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán. Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ xuất toán hoặc vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt và xuất toán
+ Hồ sơ, chứng từ không đầy đủ (ví dụ danh sách bảng lương là 300 người khi kiểm tra hồ sơ lương thì chỉ có 200 hồ sơ, còn lại 100 hồ sơ lương không có. Hoặc bảng lương không đủ chữ ký của công nhân viên. Một vấn đề nữa là bảng lương và hồ sơ giá trị không phù hợp: sai số tiền lương…)
Theo Ngọc Anh
1. Những sai phạm quan trọng mà doanh nghiệp ngành xây dựng thường mắc phải
Nếu bạn đang làm trong ngành xây dựng hãy lưu ý những sai phạm quan trọng dưới đây:
+ Thứ nhất, tình trạng mua bán hóa đơn nguyên vật liệu, thuê nhân công…với mục đích để hợp thức hóa chi phí đầu vào không có hóa đơn hoặc với mục đích trốn thuế, muốn giảm số thuế TNDN phải nộp.
Hoặc có thể đơn vị là người bị hại khi mua phải hóa đơn của nhà cung cấp không có hóa đơn, họ phải đi mua hóa đơn khống bên ngoài về hợp thức hóa đầu ra của họ.
Ngoài ra, tình trạng mua bán hóa đơn còn dẫn đến 1 vấn đề đó là NVL đầu vào sẽ không khớp 100% với dự toán công trình (ký 1 đằng, thực hiện 1 đằng, chứng từ 1 nẻo, không khớp với nhau). Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết khi doanh nghiệp có mua bán hóa đơn.
+ Thứ hai là “trả lương cho nhân viên…ảo” hay còn gọi là “chế lương” như: nhân viên khống, hợp đồng lao động khống, hồ sơ lao động khống, lập bảng lương khống. Bằng hình thức này số lượng người lao động và chi phí lương có thể tăng gấp 10 lần so với thực tế. Từ đó, giúp cho Công ty hợp thức hóa nhiều chi phí đầu vào, giảm thuế TNDN phải nộp.
Một số dấu hiệu đối với hành vi này đó là: bảng lương 12 tháng ký cùng 1 nét chữ, cùng 1 loại mực, cùng 1 loại bút. Hợp đồng lao động họ tên của nguyễn văn A và nguyên văn B là 2 người khác nhau nhưng nét chữ “nguyễn văn” thì y xì nhau (do 1 người nào đó ký thay cho cả A và B nên phần họ nét chữ giống nhau). Không có chấm công đầy đủ cho các công trình…
+ Thứ ba là giá thành hạch toán (gộp hết tất cả công trình vào làm 1 mà không tách theo từng công trình để thấy được lãi lỗ, điểm bất thường của từng công trình). Đặc biệt là những công trình lỗ lớn cần phải xem xét doanh thu và chi phí có phù hợp hay không? Vì giá thành, giá vốn là khoản chi phí lớn nhất trong doanh nghiệp xây dựng nên các doanh nghiệp xây dựng hay xử lý vào giá thành, giá vốn để cân đối lãi lỗ và thuế phải nộp theo ý mình.
2. Những rủi ro về thuế mà doanh nghiệp xây dựng có thể gặp phải
+ Nhẹ thì khi cơ quan thuế vào kiểm tra, thanh tra sẽ bị quy tội trốn thuế, truy thu số thuế trốn theo quy định và có thể phạt thêm gấp 3 lần số tiền thuế trốn.
Ví dụ:
Doanh nghiệp trốn 3 tỷ tiền thuế thì ngoài việc bị truy thu 3 tỷ thì có thể bị phạt 9 tỷ, tổng số thuế truy thu và phạt là 12 tỷ đồng.
+ Nặng thì cơ quan thuế có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý hình sự (đặc biệt với các tội danh như khai khống, làm giả hồ sơ, chứng từ…). Và chủ doanh nghiệp và kế toán sẽ phải là người bị quy tội đầu tiên.
3. Doanh nghiệp ngành xây dựng cần làm gì để hạn chế, phòng ngừa rủi ro cho mình?
+ Doanh nghiệp cần nghiêm túc làm đúng theo quy định của pháp luật, chú trọng công tác kế toán, hoàn thiện hồ sơ chứng từ đầy đủ, nếu cần hãy thuê những công ty chuyên nghiệp để rà soát hồ sơ, sổ sách, rủi ro cho bạn.
+ Hãy đối xử tốt với kế toán của bạn, kế toán xây dựng là nghề rất vất vả, khổ cực nhất do tính chất ngành nghề, độ phức tạp của nghiệp vụ, rủi ro nghề nghiệp và áp lực là rất lớn, khối lượng công việc rất nhiều.
+ Nếu kế toán chưa nắm chắc nghiệp vụ kế toán, thuế hãy cho họ tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức, vừa tốt cho họ lại vừa tốt cho Công ty. Chi phí không đáng kể so với những lợi ích mà công ty bạn được hưởng
*** Ngoài ra, DN xây dựng còn có hàng loạt những sai phạm khác bạn nên đọc để rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình:
+ Các công trình thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn do chủ doanh nghiệp luôn nghĩ khi nào lấy được tiền thì mới xuất hóa đơn hoặc xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào có tiền nộp thuế mới xuất hóa đơn.
+ Hóa đơn có giá trị lớn trên 20 triệu nhưng trả nợ không đúng thời hạn hợp đồng dẫn đến không được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT. Đặc biệt là với các công ty không cân đối được tình hình tài chính, có quá nhiều dự án làm 1 lúc nên thiếu vốn trầm trọng, từ đó mà dẫn đến nợ nhà cung cấp nhiều không trả được. Đây cũng là nguyên nhân mà rất nhiều dự án treo.
+ Đối chiếu vật liệu dự toán với xuất kho: Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình, căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán. Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ xuất toán hoặc vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt và xuất toán
+ Hồ sơ, chứng từ không đầy đủ (ví dụ danh sách bảng lương là 300 người khi kiểm tra hồ sơ lương thì chỉ có 200 hồ sơ, còn lại 100 hồ sơ lương không có. Hoặc bảng lương không đủ chữ ký của công nhân viên. Một vấn đề nữa là bảng lương và hồ sơ giá trị không phù hợp: sai số tiền lương…)
Theo Ngọc Anh