Những điều lưu ý về hàng khuyến mãi không thu tiền

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Khoản 3, khoản 5, Điều 7, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: “5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0);trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”

sale-large.jpg

Về việc đăng ký chương trình khuyến mãi, doanh nghiệp căn cứ nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định về đăng ký hàng giảm giá, khuyến mại như sau

  • Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được giảm giá không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
  • Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
  • Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
  • Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày, và đặc biệt phải đăng ký với Sở Thương mại/Bộ Thương mại (nay là Sở Công thương/Bộ Công thương) tuỳ thuộc vào phạm vi địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại.
  • Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu
Thương nhân phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình đến Sở Thương mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện chương trình.

Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:

  • Tên chương trình khuyến mại;
  • Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
  • Hình thức khuyến mại;
  • Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa,
  • Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
  • Khách hàng của chương trình khuyến mại;
So sánh chiết khấu thương mại và hàng khuyến mãi

Theo quy định của pháp luật hiện hành về tài chính và thương mại: Chiết khấu thương mại, chiết khấu bán hàng được hiểu là một khoản giảm trừ vào giá bán mà Bên bán hàng dành cho Bên mua hàng trong các trường hợp mua/bán theo số lượng lớn đến 1 mức nào đó (theo quy định của Bên bán và Bên mua chấp nhận) hoặc Bên bán tiết kiệm được các chi phí về vận chuyển, về kho hàng, về thanh toán tiền,… khi 2 bên có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng kinh tế

Trên giác độ quản lý thuế thì chiết khấu thương mại được trừ ngay trên hoá đơn, hoặc điều chỉnh vào hoá đơn của các kỳ mua/bán tiếp theo, bảo đảm tính thuế theo giá thực bán và đây cũng là giá vốn/chi phí mua hàng của Bên mua được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chiết khấu thương mại đưa đến lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, trên phương diện quản lý thì nhà nước kiểm soát được, thu được thuế. Chiết khấu thương mại không đồng nhất với hình thức khuyến mại giảm giá bán theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Luật Thương mại và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

Chiết khấu thương mại được quy định trong các Hợp đồng mua bán hàng hoá theo tập quán thương mại thì thường được hiểu là thoả thuận về giá thực bán với điều kiện cụ thể về số lượng, trị giá, điều kiện giao hàng của mỗi hợp đồng, thể hiện cam kết của các bên theo quy định của pháp luật về dân sự. Chiết khâu thương mại không thuộc các trường hợp phải đăng ký chương trình khuyến mại và không bị giới hạn thời gian 90 ngày khi các bên đã cam kết trong Hợp đồng kinh tế, ghi chép sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Khuyến mại nói chung, khuyến mại dưới hình thức giảm giá bán có thể mang lại lợi ích cho thương nhân/doanh nghiệp là đối tác ký hợp đồng mua bán hàng, nhưng không ít trường hợp khuyến mại chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân trực tiếp giao nhận hàng hoá hoặc người được thương nhân/doanh nghiệp đối tác giao nhiệm vụ làm công việc liên quan đến mua/bán hàng hoá. Khuyến mại có thể gây ra các tác động méo mó trên thị trường hoặc tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, chính vì thế mà quản lý nhà nước đối với khuyến mại rất chặt chẽ: Nghị định số 37/2006 có quy định ràng buộc về nguyên tắc, điều kiện, mức giá trị, thời gian của mỗi chương trình khuyến mại không quá 90 ngày và đặc biệt là phải đăng ký với Sở Thương mại/Bộ Thương mại (nay là Sở Công thương/Bộ Công thương) tuỳ thuộc vào phạm vi địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại.

CleverCFO Tổng Hợp
 

Đính kèm

  • 37 2006 nd cp.rar
    52.3 KB · Lượt xem: 228
  • Thu_tuc_dang_ky_hang_khuyen_mai.rar
    25.7 KB · Lượt xem: 320

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top