Những công việc quan trọng kế toán cần làm trong tháng 6

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Tháng 6 này kế toán cần chú ý những việc gì cần thiết phải làm? Bài viết sau đây sẽ nhắc bạn đọc những công việc quan trọng mà kế toán cần phải làm trong tháng 6 này nhé!

12.jpg


1. Trước 03/6 – Thông báo tình hình biến động lao động của tháng 5
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp trong tháng 05 mà doanh nghiệp có biến động tăng/giảm số lượng lao động thì trước 03/6/2018, doanh nghiệp phải gửi Thông báo theo mẫu số 29 ban hành kèm Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về tình hình biến động lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp có trụ sở.

2. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng
– Nếu trong tháng 5, doanh nghiệp có khấu trừ thuế TNCN thì phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN tại cơ quan thuế, chậm nhất là ngày 20/6/2018 (căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

– Tùy vào từng loại thu nhập (thu nhập từ tiền lương, tiền công hay thu nhập từ đầu tư vốn chuyển nhượng) mà hồ sơ khai thuế sẽ là khác nhau.

3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng trước ngày 21/6/2018
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng liền kề.

4. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 5
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn, gian lận thuế thì phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất vào 20/6/2018.

5. Nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
– Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, chậm nhất ngày cuối cùng của tháng 6 (tức ngày 30/6/2018), doanh nghiệp phải trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động.

– Đồng thời trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng BHXH, BHYT, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

6. Nộp kinh phí công đoàn cùng với ngày nộp BHXH
Doanh nghiệp dù có hay chưa có tổ chức Công đoàn vẫn phải nộp 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào kinh phí Công đoàn.

Theo Ms Le
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top