Những câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ (Phần 1)

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
hoa_don_OCBY.jpg


Câu hỏi 1: Thông báo phát hành hóa đơn là gì? Khi nào phải gửi thông báo phát hành hóa đơn?
– Thông báo phát hành hóa đơn là văn bản của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, kèm theo hóa đơn mẫu, trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ (trừ hóa đơn được mua, được cấp tại cơ quan thuế).

– Căn cứ tại Điều 1 khoản 3 của Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“…4. Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếpchậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn, Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức kinh doanh thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn đối với hợp đồng đặt in hóa đơn không quy định thời hạn thanh lý hợp đồng (đối với hóa đơn đặt in) và không bị xử phạt…”

Câu hỏi 2 : Nội dung thông báo phát hành hóa đơn được quy định như thế nào?

** Căn cứ tại khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:
“…Điều 9. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh

Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in), tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn (đối với hóa đơn tự in), tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (đối với hóa đơn điện tử); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

…Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hóa đơn thu phí dịch vụ tự in thì gửi Thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hóa đơn, không phải đăng ký trước số lượng phát hành…”

Câu hỏi 3: Thông báo hóa đơn trong một số trường hợp cụ thể và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thông báo phát hành hóa đơn được quy định như thế nào?

** Căn cứ tại Điều 1 khoản 3 của Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“…Trường hợp tổ chức kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.

Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hóa đơn của tổ chức để xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về hóa đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức.…”

Câu hỏi 4: Doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng số đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết khi có sự thay đổi tên, địa chỉ thì có phải làm Thông báo phát hành hóa đơn không?

** Căn cứ tại khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:
“…Điều 9. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh

…Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng). Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến…”

Câu hỏi 5: Thế nào là hóa đơn mẫu? hoá đơn mẫu được sử dụng như thế nào?

** Căn cứ tại các khoản 3 và 4 Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:
“…Điều 9. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh

…3. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn. Hóa đơn mẫu kèm thông báo phát hành để gửi cơ quan Thuế và để niêm yết tại các cơ sở sử dụng bán hàng hóa, dịch vụ là liên giao cho người mua hàng.

Trường hợp tổ chức khi thay đổi tên, địa chỉ thông báo phát hành số lượng hóa đơn còn tiếp tục sử dụng không có hóa đơn mẫu hoặc các chi nhánh trực thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính khi thông báo phát hành hóa đơn không đủ hóa đơn mẫu thì được sử dụng 01 số hóa đơn đầu tiên sử dụng theo tên, địa chỉ mới hoặc được phân bổ để làm hóa đơn mẫu. Trên hóa đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê khai vào số lượng hóa đơn phát hành tại Thông báo phát hành hóa đơn)…”

Câu hỏi 6: Doanh nghiệp muốn sử dụng mẫu hóa đơn mới cùng với số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì có phải lập Thông báo phát hành hóa đơn không?

** Căn cứ tại khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.

Câu hỏi 7: Cục Thuế khi bán, cấp hóa đơn đặt in lần đầu cho các đối tượng có phải lập thông báo phát hành hóa đơn không?

** Căn cứ tại Điều 10 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về Phát hành hóa đơn của Cục Thuế như sau:
– Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn.

– Nội dung thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp, bán. Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ quan thuế.

– Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn đến Cục Thuế khác.

– Có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này.

Câu hỏi 8: Đối tượng nào được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ?

** Căn cứ tại khoản 1, Điều 12 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in như sau:
“…Điều 12. Bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in

Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí gồm: giá đặt in và phí phát hành. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện bán hóa đơn cho các đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này…”

Câu hỏi 9: Việc mua hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh tại cơ quan thuế tiến hành như thế nào?

** Căn cứ tại điểm a khoản 2, Điều 12 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in như sau:
“…Điều 12. Bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in

…2. Bán hóa đơn tại cơ quan thuế

a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:

– Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.

– Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn…”

** Căn cứ tại khoản 4 của Thông tư 37/2017/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC Trách nhiệm của cơ quan thuế:
– Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.

– Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn.

– Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.

– Đối với các lần mua hóa đơn sau, căn cứ đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.

– Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.

– Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.

Câu hỏi 10: Tổ chức các nhân cần mua hóa đơn lẻ thì liên hệ cơ quan thuế nào? phải làm thủ tục gì?

** Căn cứ tại khoản 3, Điều 13 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về Cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
– Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.

– Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).

– Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.

– Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ (mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.

– Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp hóa đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1, liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.

Câu hỏi 11: Công ty chúng tôi dùng hàng hoá tự sản xuất để trả thay lương cho người lao động thì có phải lập hoá đơn không? Việc lập hoá đơn trong trường hợp này như thế nào?

– Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa thì Công ty bạn phải lập hóa đơn khi dùng hàng hóa tự sản xuất để trả thay lương cho người lao động.

– Việc lập hoá đơn trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Tiết b, Điểm 2.4, Khoản 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC. Theo đó thì công ty bạn phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Câu hỏi 12: Công ty chúng tôi là đơn vị cung cấp nước sinh hoạt, khi lập hoá đơn đối với tiêu thức “Ngày tháng năm” thì thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì tiêu thức “Ngày tháng năm” ghi trên hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.

Câu hỏi 13: Công ty tôi kinh doanh hàng may mặc, nhiều khi bán hàng khách hàng không lấy hoá đơn khi mua hàng có giá trị đến 300.000 đồng. Vậy trong trường hợp này Công ty tôi có phải lập hoá đơn không? Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán” trên hoá đơn được ghi như thế nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Câu hỏi 14: Công ty chúng tôi kinh doanh đồ gia dụng, trong một lần bán hàng có thể xảy ra trường hợp danh mục hàng hoá nhiều hơn số dòng của 1 số hoá đơn. Do vậy khi lập hoá đơn bán hàng công ty chúng tôi phải sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá đã bán kèm theo hoá đơn. Xin hỏi chúng tôi có thể sử dụng bảng kê do Công ty tự thiết kế không? Nội dung trên bảng kê phải đảm bảo những nội dung gì?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì: Công ty bạn có thể sử dụng Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

Câu hỏi 15: Công ty chúng tôi là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu được bán hàng thu ngoại tệ “USD” theo quy định của pháp luật. Giả sử chúng tôi có xuất một lô hàng trị giá 10.000 USD, tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn là 18.932 VND/USD, xin hỏi đồng tiền ghi trên hoá đơn như thế nào?

– Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP, trường hợp Công ty bạn là đơn vị được bán hàng thu ngoại tệ “USD” theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

– Đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

** Cụ thể:

– Tại dòng Tổng cộng tiền thanh toán ghi: 10.000 USD.

– Số tiền viết bằng chữ ghi: Mười nghìn đô la Mỹ.

– Đồng thời ghi tỷ giá: 1USD = 18.932,00 VND

Câu hỏi 16: Đề nghị cơ quan Thuế cho chúng tôi biết thế nào được coi là sử dụng hoá đơn bất hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 22 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Câu hỏi 17: Trường hợp Công ty TNHH A dùng mẫu hoá đơn đã được phát hành của Công ty Cổ phần B để đặt in và sử dụng thì có hợp pháp không?

Theo quy định tại Điều 22 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì: Công ty TNHH A dùng mẫu hoá đơn đã được phát hành của Công ty Cổ phần B để đặt in và sử dụng thì đó là việc sử dụng hoá đơn giả. Sử dụng hoá đơn giả được coi là sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Theo đó thì Công ty TNHH A sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6, Điều 29,Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Câu hỏi 18: Công ty chúng tôi là đơn vị bán lẻ xăng, dầu bán cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn là ngày nào? Trong trường hợp bán lẻ nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn thì chúng tôi có phải lập hóa đơn không?

Theo quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì: Công ty bạn khi bán xăng cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

Câu hỏi 19: Công ty chúng tôi là đơn vị kinh doanh, khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Xin hỏi khi bán hàng hóa chúng tôi sử dụng loại hóa đơn nào? Trường hợp công ty bán hàng có giảm giá thì cách lập hóa đơn như thế nào?
– Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều Chương I của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì Công ty bạn kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

– Trường hợp bán hàng có giảm giá thì việc lập hoá đơn được quy định tại Điểm 2.5, Khoản 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC: Trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ các số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá.

Câu hỏi 20: Cửa hàng tôi bán văn phòng phẩm, một lần bán có giá trị thanh toán là 300.000 đồng, người mua không cung cấp “Tên, địa chỉ, mã số thuế”. Vậy chúng tôi phải lập hoá đơn như thế nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì: Cửa hàng bạn có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

Câu hỏi 21: Cửa hàng tôi bán tạp hoá, một lần bán hàng có giá trị thanh toán 200.000 đồng nhưng người mua không lấy hoá đơn. Xin hỏi cửa hàng tôi có phải lập hoá đơn không và nếu phải lập thì lập như thế nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì cửa hàng bạn vẫn phải lập hoá đơn, tại tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” ghi rõ là “người mua không lấy hoá đơn”.

Câu hỏi 22: Thông thường tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” là do Giám đốc công ty tôi ký. Nay Giám đốc công ty đi nước ngoài thì người trực tiếp bán hàng ký có được không?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP trong trường hợp Giám đốc công ty bạn đi nước ngoài thì người trực tiếp bán hàng có thể ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn nhưng phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Câu hỏi 23: Công ty tôi thường xuyên bán hàng hoá thông qua điện thoại hoặc FAX do vây không có chữ ký của người mua hàng trên hoá đơn. Xin hỏi chúng tôi phải ghi như thế nào vào chỉ tiêu này?

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 16 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP trong trường hợp Công ty bạn bán hàng thông qua điện thoại hoặc FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX. Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

Câu hỏi 24: Cửa hàng tôi một lần bán hàng hoá có tổng trị giá thanh toán là 150.000 đồng. Khách hàng yêu cầu tôi phải lập hoá đơn để giao cho họ, xin hỏi theo quy định tôi có phải lập hoá đơn không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Chương III của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Như vậy, với trường hợp của cửa hàng bạn, khi khách yêu cầu lập hoá đơn, bạn vẫn phải lập hoá đơn và giao cho khách hàng.

Câu hỏi 25: Công ty chúng tôi đặt in hoá đơn nhưng chưa thông báo phát hành mà đã sử dụng thì có được không?
– Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 9 Chương II của Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP thì Tổ chức kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Theo khoản 3 của Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC 206/2015/TT-BTCSửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 của Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“…3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:

…Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn….”

– Như vậy, trường hợp Công ty bạn đặt in hoá đơn nhưng chưa thông báo phát hành mà đã sử dụng là sử dụng hoá đơn chưa có giá trị sử dụng và theo quy định tại Điều 22 Chương III, Thông tư 39/2014/TT-BTC thì Công ty bạn đã sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Theo đó Công ty bạn sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về phát hành hoá đơn theo quy định tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của Chính phủ.


Nguồn: Tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top