Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

faluko

cô độc nhất dân kế
Hội viên mới
các bác thấy câu này đúng không với em câu này đúng
Sống không vì mình trời tru đất diệt
nghe thì có vẻ tàn nhẫn nhưng bây h con người sống không vì mình vì bản thân mình mà cứ mải lo cho người khác sao được
sống vì người khác để rồi người ta phụ mình đó là thiên tru điạ diệt :tungkinh:
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

các bác thấy câu này đúng không với em câu này đúng
Sống không vì mình trời tru đất diệt
nghe thì có vẻ tàn nhẫn nhưng bây h con người sống không vì mình vì bản thân mình mà cứ mải lo cho người khác sao được
sống vì người khác để rồi người ta phụ mình đó là thiên tru điạ diệt :tungkinh:

ừ mình cũng thấy đúng, nghe qua thì có vẻ là mình ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình nhưng ngẫm kỹ thì nếu mình ko sống vì mình, mà quên đi thì mình sẽ ko làm được gì cho mình và khi ko làm gì được cho mình thì cũng chẳng thể giúp được ai khác.( ý mình là ko coi trọng bản thân mình)
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Mình sống vì mình hay tinh thần "vị kỷ" suất xứ từ thuyết của Lão Tử.
Cuộc sống là cái đáng quí, Cuộc sống của bản thân mình là cái quí nhất. Mình không quí, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quí ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa.

Giai thoại:

Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông , nhưng Lão Tử cũng ko đổi, Ngài nói: "Dù là một sợi lông thì cũng là máu của ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn ko xót thì hỏi còn sống để làm gì."
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

các bác thấy câu này đúng không với em câu này đúng
Sống không vì mình trời tru đất diệt
nghe thì có vẻ tàn nhẫn nhưng bây h con người sống không vì mình vì bản thân mình mà cứ mải lo cho người khác sao được
sống vì người khác để rồi người ta phụ mình đó là thiên tru điạ diệt :tungkinh:

Ông biết gì về nho mà phán kinh thế
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

câu này là của hán ông tèo à :tungkinh:

Nghe nói là câu này của Lão Tử......mà Lão tử là ông của Tôn Tử........mà Tôn Tử là đệ tử của Tôn Hành Giả.........mà Tôn Hành Giả là bạn của Giả Hành Tôn........mà Giả Hành Tôn là đồng môn của Tôn Ngộ Không.....mà Tôn Ngộ Không thì ở Trung Quốc.......nên mình nghĩ câu này là của Trung Quốc mới đúng :imlanglun::imlangluon:
Theo nguồn tin: Báo lá ổi
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Nghe nói là câu này của Lão Tử......mà Lão tử là ông của Tôn Tử........mà Tôn Tử là đệ tử của Tôn Hành Giả.........mà Tôn Hành Giả là bạn của Giả Hành Tôn........mà Giả Hành Tôn là đồng môn của Tôn Ngộ Không.....mà Tôn Ngộ Không thì ở Trung Quốc.......nên mình nghĩ câu này là của Trung Quốc mới đúng :imlanglun::imlangluon:
Theo nguồn tin: Báo lá ổi

thì câu này la ở thời hán TQ mà :tungkinh:
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

thì câu này la ở thời hán TQ mà :tungkinh:

:xinloinhe: Đùa tí cho vui chứ N cũng nhốt nác thí mồ hà!
N cũng không hiểu biết nhiều về lịch sử cũng như mấy từ ngữ ngày xưa cho lắm! Nhưng N nghĩ ý nghĩa của câu "Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt" là: đã sinh ra làm kiếp con người mình phải biết quý trọng bản thân mình, nuôi dưỡng tâm hồn mình, luôn kiểm soát và điều khiển hành vi của chính mình, tránh để cho nó sa vào những con đường lạc lầm tội lỗi! Có như vậy mình mới xứng đáng là con cháu của một dòng tộc nào đó, một thành viên của xã hội nào đó và là một con người trong trời đất này! Nếu bạn không sống vì mình, không quan tâm đến suy nghĩ và hành động của mình, bỏ mặc cho nó hành động theo bản năng, nếu nó lỡ rơi vào vòng tội lỗi thì không chỉ có xã hội và trời đất đào thải bạn mà ngay chính lương tâm bạn nó cũng tự đào thải bạn, khi đó chính là lúc bạn đã bị "thiên tru địa diệt"
Nguyễn Công Trứ có nói:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Mình nghĩ người sống vì mình là sống như vậy đó! Và người sống vì mình chính là người sống cho người khác!
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

:xinloinhe: Đùa tí cho vui chứ N cũng nhốt nác thí mồ hà!
N cũng không hiểu biết nhiều về lịch sử cũng như mấy từ ngữ ngày xưa cho lắm! Nhưng N nghĩ ý nghĩa của câu "Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt" là: đã sinh ra làm kiếp con người mình phải biết quý trọng bản thân mình, nuôi dưỡng tâm hồn mình, luôn kiểm soát và điều khiển hành vi của chính mình, tránh để cho nó sa vào những con đường lạc lầm tội lỗi! Có như vậy mình mới xứng đáng là con cháu của một dòng tộc nào đó, một thành viên của xã hội nào đó và là một con người trong trời đất này! Nếu bạn không sống vì mình, không quan tâm đến suy nghĩ và hành động của mình, bỏ mặc cho nó hành động theo bản năng, nếu nó lỡ rơi vào vòng tội lỗi thì không chỉ có xã hội và trời đất đào thải bạn mà ngay chính lương tâm bạn nó cũng tự đào thải bạn, khi đó chính là lúc bạn đã bị "thiên tru địa diệt"
Nguyễn Công Trứ có nói:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Mình nghĩ người sống vì mình là sống như vậy đó! Và người sống vì mình chính là người sống cho người khác!

Câu này là câu cửa miệng của Tào Tháo ý muốn nói tất cả việc mình làm thì phải đặt bản thân lên trên hết để đạt được mục đích của bản thân thì phải bất chấp tất cả
làm việc gì mà không đặt bản thân lên trên ắt có khả năng không thành công ( Thiên Tru Địa diệt ) vì mải .... cho người khác
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Câu này là câu cửa miệng của Tào Tháo ý muốn nói tất cả việc mình làm thì phải đặt bản thân lên trên hết để đạt được mục đích của bản thân thì phải bất chấp tất cả
làm việc gì mà không đặt bản thân lên trên ắt có khả năng không thành công ( Thiên Tru Địa diệt ) vì mải .... cho người khác


Không đâu! Đó là câu của cổ nhân soạn sẵn Tào Tháo ổng lấy xài mà ổng hiểu sai nên ổng ác quá chừng luôn hà! :mocmui:
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Không đâu! Đó là câu của cổ nhân soạn sẵn Tào Tháo ổng lấy xài mà ổng hiểu sai nên ổng ác quá chừng luôn hà! :mocmui:

Tào Tháo mà :tungkinh: thà phụ người chứ không để người phụ ta :gomo:
thế nên ông ta mới nổi tiếng mừ :muatumlum:
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

Cổ nhân có nói:
“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”

Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Ý kiến của bạn về câu này như thế nào? Hãy tiếp tục suy nghĩ đi nhé, còn chúng tôi ngồi quây tròn, bàn luận khí thế.

Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người..) được nữa.

Có một giai thoại như sau:
Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông, nhưng Lão Tử cũng ko đổi. Ngài nói: "Dù là một sợi lông thì cũng là máu của ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn ko xót thì hỏi còn sống để làm gì."

Mỗi người một góc nhìn, một quan điểm nhưng quy tụ lại tất cả đều đồng ý rằng bất kì ai cũng sống và làm việc cũng đều là vì lợi ích của bản thân mình. Chú ý lợi ở đây là cả vật chất và tinh thần.

Như vậy có thể tạm khẳng định rằng: sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân là ĐÚNG.

Quay lại phân tích về định nghĩa “ÍCH KỶ” là gì?
Ích = lợi ích, kỷ = bản thân à ích kỷ = làm việc có lợi cho bản thân và ích kỷ là đúng?

Suy luận tới đây ai đấy cũng gãi đầu, chống cằm suy nghĩ. Thật là bất ngờ khi mà mọi người đều cho rằng ích kỷ là một cái gì đó xấu và cần phải gạt bỏ nó nhưng ở đây suy luận cho rằng nó là đúng. Chài…

Tạm gác suy nghĩ, rẻ nhánh sang một hướng khác, nếu xét về những hành động mà bản thân người đưa ra hành động đó có lợi thì có 3 loại: lợi mình hại người (những hành động thường bị cấm bởi luật lệ), lợi mình lợi người (khuyến khích). Chúng tôi xét loại còn lại là lợi mình, không lợi người.

Vậy có chăng “ÍCH KỶ” là làm những hành động mà có lợi cho bản thân, những người khác không có lợi?

Mặt khác, bạn thử nghĩ xem khi nào bạn bị cho là ích kỷ?

Trong một lần kiểm tra, bạn đã không chỉ bài cho người bạn ngồi cùng bàn và kết quả là bạn ấy bị điểm kém. Bạn bị người đó cho là người ích kỷ, bởi lẻ nếu bạn giúp bạn ấy thì bạn ấy đã không bị điểm kém.

Hai người yêu nhau, người nam luôn muốn người con gái của mình chỉ là của riêng mình thôi dẫn đến nhiều mối quan hệ trước đây của cô gái dần mất hết liên lạc và cuộc sống của cô ngày càng pó hẹp. Trường hợp này bạn có cho rằng người nam đó quá ích kỷ khi đã lấy đi sự tự do của người con gái không? Ngược lại nếu người nam quá thả lỏng và không quan tâm đến những mối quan hệ khác của người con gái, liệu cặp đôi đó có thể tồn tại?

Bạn bị cho là “ÍCH KỶ” khi bạn không đem lại lợi ích cho người khác. Hay nói cách khác, những người khác luôn muốn bạn đưa cho họ những điều họ mong muốn ở bạn. Nếu như bạn không đáp ứng được những điều họ mong muốn thì bạn bị cho là ÍCH KỶ. Giải pháp cho vấn đề này có thể là bạn là người có thể đáp ứng mọi mong muốn của người khác hoặc là bạn không có lợi ích gì nên họ chả mong muốn ở bạn điều gì cả.

“Người nào nói bạn ích kỷ, người đó ích kỷ”

Vây nếu “ÍCH KỶ” là đúng thì lấy đâu ra cho đủ số lợi ích để đáp ứng cho tất cả mọi người trên thế giới này nhỉ và lợi ích có bảo toàn không? --> câu trả lời sẽ là KHÔNG --> ở đâu ra nhiều lợi ích như vậy, chúng tôi tiếp tục phân tích tiếp một khía cạnh khác.

Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Thời nguyên thủy, con người đã biết cùng nhau đi săn bắt, hái lượm để có thể thu hoạch được nhiều lợi phẩm hơn. Phương thức này ngày càng phát triển và ngày càng chuyên môn hóa cao hơn. Ví dụ trong may mặc quần áo chia làm nhiều khâu cắt vải, may cánh tay, may túi, kết nút,…cuối cùng mới có có được một chiếc áo hoàn chỉnh để đem đến cho người sử dụng. Giả sử như một khâu trong đó mất đi thì có chiếc áo ra đời không nhỉ?

Như vậy việc giúp đỡ những người khác, tức là đem lợi ích đến cho họ thì sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả.

Từ tất cả những phân tích và dẫn chứng trên có thể kết luận:

“Sống vì lợi mình là đúng, nhưng không giúp đỡ (làm lợi cho người khác) thì cũng sẽ không được người khác giúp đỡ, dần dà bị cô lập khỏi tập thể --> có hại --> ngược lại với quy tắc đầu tiên --> giúp đỡ người khác cũng là đem lại lợi ích cho mình.”

Vậy khi bạn bị ai đó nói là “Mày là người ÍCH KỶ” bạn sẽ làm gì? Đừng bận tâm mà hãy xem xét trong khả năng có thể giúp đỡ người khác được hay không.

Bên cạnh những bàn luận về sự ích kỷ, chúng tôi còn nói về việc “CHO ĐI”.
Khi vật cho đi:
o Khá lớn đối với mình: mong nhận lại
o Rất nhỏ đối với mình: chủ yếu nhận lại giá trị tinh thần ngay khi cho đi.

---- HẾT----

P/s: Văn hóa chiều thứ 7 là một nét văn hóa của CLB Kỹ năng sống diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần, mỗi tuần sẽ là một chủ đề được lựa chọn để các bạn tham gia cùng bàn luận với nhau...
từ CLB Kỹ Năng Sống
các bác thấy câu này đúng không với em câu này đúng
Sống không vì mình trời tru đất diệt
nghe thì có vẻ tàn nhẫn nhưng bây h con người sống không vì mình vì bản thân mình mà cứ mải lo cho người khác sao được
sống vì người khác để rồi người ta phụ mình đó là thiên tru điạ diệt :tungkinh:
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

111141_3_zpsd5d9b7ee.jpg
 
Ðề: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt

:cogidau: Tên ngày bị sao rồi, bị bệnh ngứa tay nên hơi tí lại đánh người
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top