1. Xác định đơn giá nhân công xây dựng theo cơ chế thị trường
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015, có hiệu lực từ ngày 15/5/2015 nhằm hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nội dung cơ bản của Thông tư 01 này xác định đơn giá nhân công theo đơn giá thị trường và áp dụng đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước.
Nguyên tắc xác định giá nhân công xây dựng trong Thông tư phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình “Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, theo từng ngành nghề cần sử dụng”.
Cụ thể việc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công phải đảm bảo các nguyên tắc: Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình; phù hợp mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc; đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động (BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp…).
Theo Thông tư này, đơn giá nhân công được xác định theo công thức: GNC = LNC + HCB x 1/t.
Trong đó, GNC là đơn giá nhân công tính cho một ngày công trực tiếp sản xuất; LNC là mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày trực tiếp sản xuất, đã bao gồm lương phụ, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất và đã tính đến yếu tố thị trường, sẽ được công bố điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công trong xây dựng trên thị trường có sự biến động; HCB là hệ số lương theo cấp bậc công nhân trực tiếp sản xuất; t là 26 ngày làm việc trong tháng.
Trong Thông tư đã xác định nhóm, cấp bậc, hệ số lương của công nhân xây dựng; kỹ sư trực tiếp; nghệ nhân; lái xe; thợ điều khiển tàu, thuyền...
Quy định này cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành.
Áp dụng với các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách; dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP do cơ quan quản lý Nhà nước quản lý áp dụng các quy định của Thông tư này.
Đối với các nguồn vốn khác khuyến khích các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc quản lý áp dụng các quy định của Thông tư này.
Công ty TNHH Hưng Điền đề nghị hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo mức lương tối thiểu mới.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Việc điều chỉnh giá, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan tương ứng với từng thời kỳ.
Theo nội dung hỏi của Công ty, thì hợp đồng ký theo đơn giá, nội dung hợp đồng quy định giá hợp đồng được điều chỉnh trong trường hợp “giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị lắp đặt nêu trong hợp đồng có biến động theo tỷ lệ trượt giá được thông báo của cấp có thẩm quyền, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước có thay đổi chính sách có liên quan”.
Do vậy, việc chủ đầu tư điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công (phần nhân công) theo mức lương tối thiểu mới cho nhà thầu là phù hợp quy định.
Đối với trường hợp dự án bị chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu (chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng) thì chủ đầu tư phải gia hạn hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu (vật liệu, nhân công, máy thi công...) do vi phạm hợp đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 42 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Giá hợp đồng được điều chỉnh trong cả thời gian gia hạn nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận.
Nguồn Chính Phủ. vn
Đạt Lâm Dân Kế Toán Tổng Hợp
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015, có hiệu lực từ ngày 15/5/2015 nhằm hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nội dung cơ bản của Thông tư 01 này xác định đơn giá nhân công theo đơn giá thị trường và áp dụng đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước.
Nguyên tắc xác định giá nhân công xây dựng trong Thông tư phù hợp với quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình “Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, theo từng ngành nghề cần sử dụng”.
Cụ thể việc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công phải đảm bảo các nguyên tắc: Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình; phù hợp mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc; đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động (BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp…).
Theo Thông tư này, đơn giá nhân công được xác định theo công thức: GNC = LNC + HCB x 1/t.
Trong đó, GNC là đơn giá nhân công tính cho một ngày công trực tiếp sản xuất; LNC là mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày trực tiếp sản xuất, đã bao gồm lương phụ, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất và đã tính đến yếu tố thị trường, sẽ được công bố điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công trong xây dựng trên thị trường có sự biến động; HCB là hệ số lương theo cấp bậc công nhân trực tiếp sản xuất; t là 26 ngày làm việc trong tháng.
Trong Thông tư đã xác định nhóm, cấp bậc, hệ số lương của công nhân xây dựng; kỹ sư trực tiếp; nghệ nhân; lái xe; thợ điều khiển tàu, thuyền...
Quy định này cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành.
Áp dụng với các dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách; dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP do cơ quan quản lý Nhà nước quản lý áp dụng các quy định của Thông tư này.
Đối với các nguồn vốn khác khuyến khích các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc quản lý áp dụng các quy định của Thông tư này.
Công ty TNHH Hưng Điền đề nghị hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo mức lương tối thiểu mới.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Việc điều chỉnh giá, thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan tương ứng với từng thời kỳ.
Theo nội dung hỏi của Công ty, thì hợp đồng ký theo đơn giá, nội dung hợp đồng quy định giá hợp đồng được điều chỉnh trong trường hợp “giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị lắp đặt nêu trong hợp đồng có biến động theo tỷ lệ trượt giá được thông báo của cấp có thẩm quyền, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước có thay đổi chính sách có liên quan”.
Do vậy, việc chủ đầu tư điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công (phần nhân công) theo mức lương tối thiểu mới cho nhà thầu là phù hợp quy định.
Đối với trường hợp dự án bị chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu (chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng) thì chủ đầu tư phải gia hạn hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu (vật liệu, nhân công, máy thi công...) do vi phạm hợp đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 42 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Giá hợp đồng được điều chỉnh trong cả thời gian gia hạn nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận.
Nguồn Chính Phủ. vn
Đạt Lâm Dân Kế Toán Tổng Hợp