NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

tuanhuyvn

New Member
Hội viên mới
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- “ Chuẩn mực chung” quy định có 7 nguyên tắc kế toán sau:

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích:

Mọi nghiệp vụ kinh tế , tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản , nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải trả được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh , không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ , hiện tại à tương lai .

Nguyên tắc Hoạt động liên tục:

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình . Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính .

Nguyên tắc Giá gốc:

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc . Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận . Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể .

Nguyên tắc Phù hợp:

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau . Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó . Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó .

Nguyên tắc Nhất quán:

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm . Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính .

Nguyên tắc Thận trọng:

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn .Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn ;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đực lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí .

Nguyên tắc Trọng yếu :

Thông tin dược coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảng cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính .
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Nắm vững và hiểu rõ các nguyên tắc kế toán trên thật không đơn giản. Theo tôi, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc nhất quán rất quan trọng đối với người làm kế toán, hãy cùng phân tích để hiểu được vấn đề và vận dụng tốt hơn cho công việc của mình.
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Bây giờ thử bàn về Nguyên tắc nhất quán :
Nguyên tắc nhất quán hay nguyên tắc liên tục chỉ ra rằng quá trình kế toán phải áp dụng tất cả các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
Theo tôi việc vận dụng tốt nguyên tắc này thể hiện lương tâm của người kế toán đối với DN mà mình đang phục vụ. Người làm kế toán không được tùy tiện thay đổi các chính sách kế toán của 1 DN, dù rằng có thể các chính sách này không được mình ưa thích hay thành thạo (ví dụ : PP phân bổ chi phí trả trước, khấu hao, hình thức kế toán…). Cần phải thấy rõ rằng, cuộc đời của 1 DN nhiều lần dài hơn so với thời gian làm việc của 1 kế toán tại DN đó, thử hình dung nếu mỗi kế toán đến làm việc cho DN và thay đổi chính sách kế toán của DN đó theo ý mình thì rõ ràng hệ thống sổ sách kế toán của DN đó sẽ bị xáo trộn rất nhiều, và nhìn về tổng thể DN thì hệ thống sổ sách của DN đã không còn tính nhất quán nữa.
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Bây giờ thử bàn về Nguyên tắc nhất quán :
Nguyên tắc nhất quán hay nguyên tắc liên tục chỉ ra rằng quá trình kế toán phải áp dụng tất cả các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
Theo tôi việc vận dụng tốt nguyên tắc này thể hiện lương tâm của người kế toán đối với DN mà mình đang phục vụ. Người làm kế toán không được tùy tiện thay đổi các chính sách kế toán của 1 DN, dù rằng có thể các chính sách này không được mình ưa thích hay thành thạo (ví dụ : PP phân bổ chi phí trả trước, khấu hao, hình thức kế toán…). Cần phải thấy rõ rằng, cuộc đời của 1 DN nhiều lần dài hơn so với thời gian làm việc của 1 kế toán tại DN đó, thử hình dung nếu mỗi kế toán đến làm việc cho DN và thay đổi chính sách kế toán của DN đó theo ý mình thì rõ ràng hệ thống sổ sách kế toán của DN đó sẽ bị xáo trộn rất nhiều, và nhìn về tổng thể DN thì hệ thống sổ sách của DN đã không còn tính nhất quán nữa.

Nhưng nhiều khi vì nguyên nhân này nguyên nhân nọ mà không thể nhất quán được nhất là đối với kế toán quản trị.
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Nhưng nhiều khi vì nguyên nhân này nguyên nhân nọ mà không thể nhất quán được nhất là đối với kế toán quản trị.
Đúng vậy, có rất nhiều nguyên nhân để làm cho người làm kế toán chúng ta "quên" mất nguyên tắc này. Đó là do những hạn chế về hiểu biết công việc ta đang làm, do hạn chế về những kiến thức, kỹ năng có liên quan cũng như sự trải nghiệm về cuộc sống của bản thân quá ít . Nhiều người thường nói về kinh nghiệm và mặc nhiên trong giới kế toán chúng ta nghĩ rằng đó là kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng theo tôi chúng ta nên hiểu rộng hơn đó là kinh nghiệm sống, và chính vì thế theo tôi, để là một kế toán thực thụ chúng ta hãy cố gắng trải qua càng nhiều công việc trên nhiều lĩnh vực thì càng tốt để từ đó tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết cho nghề kế toán của mình.
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Bây giờ nói về nguyên tắc phù hợp :
Về lý thuyết thì Nguyên tắc Phù hợp được phát biểu như sau :
"Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau . Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó . Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó . "

Xin thử bàn về nó :
Nguyên tắc này còn chỉ ra rằng, một khi ở đâu đó và/hoặc tại một nơi nào đó, có một khoản thu nhập phát sinh thì tất yếu sẽ có một khoản chi phí phát sinh tương ứng. Không những thế, nguyên tắc này đòi hỏi các khoản doanh thu và chi phí hay nói rộng hơn là các hoạt động của DN phải phù hợp hoàn toàn với các điều kiện hiện có của DN đó về nguồn lực, tính chất hoạt động …
Theo tôi trong thực hành kế toán tại các DN, nguyên tắc này phải được các kế toán viên tuân thủ nghiêm ngặt và phải được vận dụng hết sức linh hoạt, cần phân tích cặn kẽ mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh cụ thể để nguyên tắc này phát huy tác dụng. Nếu vận dụng không tốt hoặc không chú ý (quên) đến nguyên tắc này thì nhất định sẽ gây những sai sót rất nghiêm trọng và từ đó gây tổn thất rất lớn về thuế cho DN.
 
Ðề: NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Làm rõ thêm một tí về "Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau "
Lấy ví dụ nhỏ : ta giả định rằng trong DN vận tải chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 45% doanh thu (chỉ đề cập CP NL) . Giả sử DN vận tải A có doanh thu trong năm là 4 tỷ, khi tập hợp chi phí nhiên liệu ta thấy nó có giá trị trên dưới 1 tỷ 8 . Lúc này, dù không nói ra, nhưng chúng ta cũng có tâm lý an tâm (về mặt thuế) với cái định mức nhiên liệu ở trên, cũng như an tâm về "Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau ".
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản thế, vì để có được DT 4 tỷ ở trên, DN phải vận chuyển một khối lượng hàng hóa nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Đến đây chắc bạn cũng hình dung được khi tôi ghi "phù hợp hoàn toàn với các điều kiện hiện có của DN đó về nguồn lực, tính chất hoạt động...", đó là số lượng đầu xe DN A hiện có để trong 1 năm có thể V/c hết khối lượng hàng hóa đã nói.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top