Nguyên giá TSCĐ

guess

Member
Hội viên mới
Nhân dịp năm mới chúc toàn thể dân kế toán an khang thịnh vượng!
Cho mình hỏi: khi mua Ô tô mới thì tiền bảo hiểm Ô tô có đưa vào nguyên giá như các chi phí; phí trước bạ, đăng ký xe hây ko?
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Nhân dịp năm mới chúc toàn thể dân kế toán an khang thịnh vượng!
Cho mình hỏi: khi mua Ô tô mới thì tiền bảo hiểm Ô tô có đưa vào nguyên giá như các chi phí; phí trước bạ, đăng ký xe hây ko?
Được đưa vào và tính là nguyên giá TSCĐ bạn ạ, riêng BH thì là loại mua 1 thời gian nhất định ko theo cả quá trình của xe nên bạn có thể đưa riêng và phân bổ tùng kỳ theo thời gian mua BH
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

khi mua Ô tô mới thì tiền bảo hiểm Ô tô không đưa vào nguyên giá như các chi phí; phí trước bạ, đăng ký xe bạn ah!
bạn phải đưa nó vào 642 mới chính xác! chuc một ngày vui khỏe.:cheers1:
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

khi mua Ô tô mới thì tiền bảo hiểm Ô tô không đưa vào nguyên giá như các chi phí; phí trước bạ, đăng ký xe bạn ah!
bạn phải đưa nó vào 642 mới chính xác! chuc một ngày vui khỏe.:cheers1:
ko đưa vào 642 nhé, vì nó có thể ảnh hưởng đến nhiều kỳ, chuẩn là 142 hoặc 242 rồi hàng tháng mới phân bổ vào chi phí
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Về tài sản cố định, mình có một thắc mắc nhỏ, tạm chia làm 2 trường hợp:
1- Tài sản số 1: mình mua mới phục vụ sản xuất cho 1 dự án hoành tráng (trị giá TS tiền tỷ), nhưng mua về tới nơi thì dự án đó chưa bắt đầu. Giờ cái tài sản đó trùm mền.
2- Tài sản số 2: mình cũng làm 1 dự án khác, nhưng đùng 1 cái báo đăng sản phẩm mình làm ra người ta tiêu thụ bị trúng độc --> ko ai mua sản phẩm --> ko sản xuất --> trùm mền dàn máy.
Hiện cả 2 dàn máy đều ko sản xuất, mình đọc trong chuẩn mực TSCD thì người ta bảo tài sản nào sử dụng, tạo ra doanh thu thì mới trích khấu hao, nên giờ mình không trích khấu hao cho 2 tài sản đó nữa, trùm mền, chờ bán, vậy cho mình hỏi mình làm vậy được không???
Các bạn chỉ giùm mình cách xử lý trong 2 trường hợp nhé, biết là tài sản số 2 mình đang có ý định chuyển bán qua nước khác cho nước đó trúng độc chơi... :hypo:
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Về tài sản cố định, mình có một thắc mắc nhỏ, tạm chia làm 2 trường hợp:
1- Tài sản số 1: mình mua mới phục vụ sản xuất cho 1 dự án hoành tráng (trị giá TS tiền tỷ), nhưng mua về tới nơi thì dự án đó chưa bắt đầu. Giờ cái tài sản đó trùm mền.
2- Tài sản số 2: mình cũng làm 1 dự án khác, nhưng đùng 1 cái báo đăng sản phẩm mình làm ra người ta tiêu thụ bị trúng độc --> ko ai mua sản phẩm --> ko sản xuất --> trùm mền dàn máy.
Hiện cả 2 dàn máy đều ko sản xuất, mình đọc trong chuẩn mực TSCD thì người ta bảo tài sản nào sử dụng, tạo ra doanh thu thì mới trích khấu hao, nên giờ mình không trích khấu hao cho 2 tài sản đó nữa, trùm mền, chờ bán, vậy cho mình hỏi mình làm vậy được không???
Các bạn chỉ giùm mình cách xử lý trong 2 trường hợp nhé, biết là tài sản số 2 mình đang có ý định chuyển bán qua nước khác cho nước đó trúng độc chơi... :hypo:

Bạn có quyền im lặng và lẵng lặng bán 2 cái máy đó đi chổ khác, lỗ 1 tý nhưng ăn no ngủ yên. :happy3:
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Bạn có quyền im lặng và lẵng lặng bán 2 cái máy đó đi chổ khác, lỗ 1 tý nhưng ăn no ngủ yên. :happy3:

Im lặng là sao bác, có trích hay không trích khấu hao bác? hix, cuối năm tết đến rồi mà, số đó nó còn nằm chình ình trong cái BCD kế toán của em đó. Máy tiền tỷ mà bác làm như cái áo đá banh của bác vậy, nói bán là bán được liền, giờ em đang lãi tí, trích khấu hao thì em lổ to, làm sao bây giờ bác???
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Tài sản hiện không đang sử dụng nhưng nó được mua về để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nó sẽ và vẫn tiếp tục sử dụng được thì nó cần được trích khấu hao vào chi phí khác.
Nếu nó không thể sử dụng trong tương lai thì nó không thỏa mãn định nghĩa TSCD "chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sd TS đó". Trong trường hợp này bạn phải xóa sổ TSCD.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Tài sản hiện không đang sử dụng nhưng nó được mua về để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nó sẽ và vẫn tiếp tục sử dụng được thì nó cần được trích khấu hao vào chi phí khác.
Nếu nó không thể sử dụng trong tương lai thì nó không thỏa mãn định nghĩa TSCD "chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sd TS đó". Trong trường hợp này bạn phải xóa sổ TSCD.

Ha ha, có người trả lời rồi, cám ơn bạn nhé.
Tuy nhiên, vấn đề của mình nằm ở chỗ cái Tài sản đó nó vẫn chưa bán được, đang giữ lại tính đem bán, thế theo bạn mình làm thế nào bây giờ? Đã ngừng sản xuất 3-4 tháng rồi, chờ bán thôi. Tại thời điểm 31/12, Câu hỏi đặt ra là:
1- Về khấu hao thì có trích cho mấy tháng ngừng sản xuất không ko? (từ tháng 8 đến tháng 12 là 4 tháng)
2- Giá trị cái TSCD, bạn nói xóa sổ TSCD thì xóa sổ thế nào? Trình tự, thủ tục, hạch toán kế toán??? Hix, phải chi mình làm được dễ như bạn nói, xóa là xóa thì mình làm lâu rồi.
À, nhân tiện, xin lưu ý bạn 1 điểm trong luật doanh nghiệp mới (mà thật ra luật cũ cũng có nói tới rồi) : đối với tài sản cố định, muốn đem bán thì phải có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp, mở rộng ra, ví dụ công ty bạn là công ty cổ phần, muốn bán 1 TSCD, dù chỉ có 11tr, cũng phải có sự đồng ý của Hội Đồng Quản Trị đó (thể hiện qua biên bản họp HDQT).
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Về tài sản cố định, mình có một thắc mắc nhỏ, tạm chia làm 2 trường hợp:
1- Tài sản số 1: mình mua mới phục vụ sản xuất cho 1 dự án hoành tráng (trị giá TS tiền tỷ), nhưng mua về tới nơi thì dự án đó chưa bắt đầu. Giờ cái tài sản đó trùm mền.
2- Tài sản số 2: mình cũng làm 1 dự án khác, nhưng đùng 1 cái báo đăng sản phẩm mình làm ra người ta tiêu thụ bị trúng độc --> ko ai mua sản phẩm --> ko sản xuất --> trùm mền dàn máy.
Hiện cả 2 dàn máy đều ko sản xuất, mình đọc trong chuẩn mực TSCD thì người ta bảo tài sản nào sử dụng, tạo ra doanh thu thì mới trích khấu hao, nên giờ mình không trích khấu hao cho 2 tài sản đó nữa, trùm mền, chờ bán, vậy cho mình hỏi mình làm vậy được không???
Các bạn chỉ giùm mình cách xử lý trong 2 trường hợp nhé, biết là tài sản số 2 mình đang có ý định chuyển bán qua nước khác cho nước đó trúng độc chơi... :hypo:

Khà khà, không biết Cò hỏi. Trả lời thử thôi nhé, nghe sai ráng chịu.

1. Tài sản số 1: Cái này cứ trùm mền cho kỹ kẻo hở gió là TS trúng độc --> Ráng chịu, nếu khấu hao thì :dapghe:

1. Tài sản số 2: Có 2 trường hợp
- Trường hợp 1: Nếu có kết luận của các cơ quan chức là sản phẩm mình sản xuất có độc tố làm người tiêu dùng bị ảnh hưởng và ra quyết định không cho sản xuất nữa ==> Không được khấu hao.
- Trường hợp 2: Nếu do báo chí đăng (chắc có người chơi Cò) làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nên trùm mền thì vẫn được khấu hao. Trường hợp này là do khách quan, Cty mong muốn sản xuất và đưa ra tiêu thụ nhưng không bán được nên tạm ngưng trong thời gian chờ đợi thị trường chứ không phải cố ý ngưng hoạt động. :cheers1:
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Tuy nhiên, vấn đề của mình nằm ở chỗ cái Tài sản đó nó vẫn chưa bán được, đang giữ lại tính đem bán, thế theo bạn mình làm thế nào bây giờ? Đã ngừng sản xuất 3-4 tháng rồi, chờ bán thôi. Tại thời điểm 31/12, Câu hỏi đặt ra là:
1- Về khấu hao thì có trích cho mấy tháng ngừng sản xuất không ko? (từ tháng 8 đến tháng 12 là 4 tháng)
2- Giá trị cái TSCD, bạn nói xóa sổ TSCD thì xóa sổ thế nào? Trình tự, thủ tục, hạch toán kế toán??? Hix, phải chi mình làm được dễ như bạn nói, xóa là xóa thì mình làm lâu rồi.
À, nhân tiện, xin lưu ý bạn 1 điểm trong luật doanh nghiệp mới (mà thật ra luật cũ cũng có nói tới rồi) : đối với tài sản cố định, muốn đem bán thì phải có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp, mở rộng ra, ví dụ công ty bạn là công ty cổ phần, muốn bán 1 TSCD, dù chỉ có 11tr, cũng phải có sự đồng ý của Hội Đồng Quản Trị đó (thể hiện qua biên bản họp HDQT).

Vì Việt nam chưa có chuẩn mực "tài sản giữ để bán và hoạt động bị ngừng" nên việc xử lý tình huống của bạn căn cứ vào các chuẩn mực khác.
1. Các tháng ngừng sản xuất mà chưa thanh lý tài sản thì vẫn trích khấu hao vào chi phí khác.
2. Khi tài sản không thể tiếp tục sử dụng được thì về mặt thủ tục phải thanh lý, về kế toán phải xóa sổ tài sản.
Mình đọc lại luật DN rồi, không phải bán bất kỳ tài sản nào cũng đều cần có có sự đồng ý của HDQT đối với cty CP đâu.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Vì Việt nam chưa có chuẩn mực "tài sản giữ để bán và hoạt động bị ngừng" nên việc xử lý tình huống của bạn căn cứ vào các chuẩn mực khác.
1. Các tháng ngừng sản xuất mà chưa thanh lý tài sản thì vẫn trích khấu hao vào chi phí khác.
2. Khi tài sản không thể tiếp tục sử dụng được thì về mặt thủ tục phải thanh lý, về kế toán phải xóa sổ tài sản.
Mình đọc lại luật DN rồi, không phải bán bất kỳ tài sản nào cũng đều cần có có sự đồng ý của HDQT đối với cty CP đâu.
Hùa với bác Hientn
1. trích khấu hao vào giá vốn hàng bán ( tiểu khoản thiệt hại do công suất thấp hơn bình thường )
2. tài sản phải xin thì thường là TSCĐ có giá trị lớn hoặc có liên quan đến việc ảnh hưởng nhiều đến 1 sản phẩm ( dạng thu hẹp sx )
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

1. Các tháng ngừng sản xuất mà chưa thanh lý tài sản thì vẫn trích khấu hao vào chi phí khác.

* Đồng ý với bạn về điểm này, nhưng như vậy có trái với nguyên tắc về các khoản CP được đưa vào tính thuế TNDN ko, hay là đưa vào CP khác rùi loại ra khi tính thuế :happy3:

1/Nguyên tắc xác định các khoản chi phí không tính vào chi phí hợp lý:
Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

* Đồng ý với bạn về điểm này, nhưng như vậy có trái với nguyên tắc về các khoản CP được đưa vào tính thuế TNDN ko, hay là đưa vào CP khác rùi loại ra khi tính thuế :
Theo mình thì chi phí khấu hao TSCD đương nhiên được tính là CP hợp lý, cái dòng bạn trích ở trên chỉ áp dụng đối với một số khoản CP khác thôi. TSCD mà bạn đầu tư để SXKD, mặc dù trong kỳ này nó không đem lại DT nhưng mục đích của nó là đem lại DT từ việc hoạt động của nó. Do vậy CP khấu hao của nó được tính là CP hợp lý. Kể cả khi thanh lý tài sản bị lỗ thì khoản lỗ này vẫn được tính trừ vào thu nhập chịu thuế.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Theo mình thì chi phí khấu hao TSCD đương nhiên được tính là CP hợp lý, cái dòng bạn trích ở trên chỉ áp dụng đối với một số khoản CP khác thôi. TSCD mà bạn đầu tư để SXKD, mặc dù trong kỳ này nó không đem lại DT nhưng mục đích của nó là đem lại DT từ việc hoạt động của nó. Do vậy CP khấu hao của nó được tính là CP hợp lý. Kể cả khi thanh lý tài sản bị lỗ thì khoản lỗ này vẫn được tính trừ vào thu nhập chịu thuế.

Vẫn còn mơ hồ quá.
Rõ ràng TSCĐ nào mà không có mục đích mang lại doanh thu từ hoạt động của nó chứ bác nhỉ.
Trong trường hợp của The Zoo thì:
- TSCĐ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Không tạo ra doanh thu
- Chắc chắn không mang lại lợi ích.
- Nằm trùm mền chờ thanh lý.
Vậy vẫn trích khấu hao như bình thường thì vô tình đẩy giá vốn lên cao ảo so với thực tế. ==> Không phản ánh được bản chất giá vốn.
Không chừng đây lại là kẽ hở cho việc góp vốn bằng TS hay có thể gọi là góp vốn bằng rác thải công nghiệp không nhỉ ??
Mong các bác cho ý kiến với ạ
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Vẫn còn mơ hồ quá.
Rõ ràng TSCĐ nào mà không có mục đích mang lại doanh thu từ hoạt động của nó chứ bác nhỉ.
Trong trường hợp của The Zoo thì:
- TSCĐ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Không tạo ra doanh thu
- Chắc chắn không mang lại lợi ích.
- Nằm trùm mền chờ thanh lý.
Vậy vẫn trích khấu hao như bình thường thì vô tình đẩy giá vốn lên cao ảo so với thực tế. ==> Không phản ánh được bản chất giá vốn.
Không chừng đây lại là kẽ hở cho việc góp vốn bằng TS hay có thể gọi là góp vốn bằng rác thải công nghiệp không nhỉ ??
Mong các bác cho ý kiến với ạ
Đâu có gì là mơ hồ.
Rõ ràng đây là hành vi trốn thuế.
Về kế toán KH như vậy là sai lệch tình hình thực tế.
Hẳn nhiên máy có sử dụng thì hao mòn hữu hình phải cao hơn máy trùm mền chứ, trừ khi trùm không kỹ bị trúng gió như pác Sư nói.
Về thủ tục ngưng khấu hao thì không có gì khó cả. Đối với thuế lại càng dễ vì mình tự giác hoãn chi phí KH để tăng thuế phải nộp, dĩ nhiên thuế đồng ý ngay.
Chỉ có: KH đủ rồi nhưng vẫn còn sử dụng thì không được KH nữa.
Chứ đâu có lo: Không cần dùng chờ thanh lý nên không KH.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Vẫn còn mơ hồ quá.
Rõ ràng TSCĐ nào mà không có mục đích mang lại doanh thu từ hoạt động của nó chứ bác nhỉ.
Trong trường hợp của The Zoo thì:
- TSCĐ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Không tạo ra doanh thu
- Chắc chắn không mang lại lợi ích.
- Nằm trùm mền chờ thanh lý.
Vậy vẫn trích khấu hao như bình thường thì vô tình đẩy giá vốn lên cao ảo so với thực tế. ==> Không phản ánh được bản chất giá vốn.
Không chừng đây lại là kẽ hở cho việc góp vốn bằng TS hay có thể gọi là góp vốn bằng rác thải công nghiệp không nhỉ ??
Mong các bác cho ý kiến với ạ
Mời bạn xem lại chế độ kế toán DN phần TK 214, thông tư 134.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

Mời bạn xem lại chế độ kế toán DN phần TK 214, thông tư 134.

TÀI KHOẢN 214 - HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bên Nợ:

Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh.

Bên Có:

Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư.


Số dư bên Nợ:

Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình .

- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động các BĐS đầu tư của doanh nghiệp

Và TT134 có đoạn như sau:
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:

2.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Chính vì đọc và chưa hiểu đầy đủ thì mới hỏi bác chứ.
Vì em chẳng thấy chỗ nào qui định rõ trong trường hợp mà The Zoo hỏi cả

Nếu đọc mà hiểu rồi thì em hỏi bác làm gì.
Vậy mà bác phang cho 1 câu về nhà xem sách thì em cũng bó tay.
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

TSCĐ không sử dụng cho SXKD khác TSCĐ SXKD không sử dụng
 
Ðề: Nguyên giá TSCĐ

TSCĐ không sử dụng cho SXKD khác TSCĐ SXKD không sử dụng

Tất nhiên là khác nhau mà pác !!!
* Cái thằng phục vụ cho SXKD mà ko sử dụng thì vẫn trích khấu hao như thường theo chế độ kế toán!!! nhưng chế độ kế toán ko có nghĩa là đúng hoàn toàn (chẳng vì vậy mà cứ sửa liên tục) em là em muốn hỏi xem chế độ như vậy có sơ hở ko để em còn biết mà Phang ạh( Tiện thể em mua một ít phế vật giá cao về để sản xuất vài tháng rùi cứ khấu hao từ từ ah - cái nào có lợi là em làm hehehehe!!!) ... còn nói như pác Hientn là cứ theo CM - TT - ND mà phang thì còn gì mà thảo luận nữa ạh:book:

* Em kính các pác một ly :cheers1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top