Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm, được hưởng chế độ

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Bà Mai Thị Xuân (maixuannb55@...) là viên chức của 1 đơn vị sự nghiệp. Trên tuyến đường đi làm việc, bà bị tai nạn giao thông, phải nghỉ việc một thời gian để điều trị nhưng đơn vị không trả lương cho bà trong thời gian này. Bà Xuân hỏi, đơn vị giải quyết như vậy có đúng không? Bà có được hưởng chế độ tai nạn lao động do BHXH chi trả không?
  • Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động
  • Chế độ đối với người bị tai nạn lao động
  • Chế độ với người bị tai nạn lao động khi...
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Xuân như sau:

Theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH, đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) là người lao động, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức.

Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ do BHXH chi trả

Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật BHXH, người lao động (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức) được hưởng chế độ TNLĐ khi bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý và người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn đó gây ra.

Trường hợp bà Mai Thị Xuân phản ánh, để có cơ sở hưởng chế độ TNLĐ do BHXH chi trả, sau khi thương tật đã được điều trị ổn định, bà Xuân cần đề nghị được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Nếu bà Xuân bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì bà được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật BHXH như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

- Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Nếu bà Xuân bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật BHXH như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.

- Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Thời điểm bà Xuân hưởng trợ cấp được tính từ tháng điều trị xong, ra viện.

Về tiền lương trong thời gian điều trị TNLĐ

Tại khoản 3 Điều 240 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định, chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Do Luật Viên chức không có quy định chế độ TNLĐ, theo luật sư, trường hợp bà Xuân là viên chức bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý đúng như bà Xuân đã phản ánh, được xác định là TNLĐ, thì đơn vị sự nghiệp nơi bà Xuân công tác cần áp dụng Điều 144 Bộ Luật Lao động để trả đủ tiền lương theo hợp đồng làm việc cho bà Xuân trong thời gian phải nghỉ việc để điều trị tai nạn.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top