Nghỉ ngang có ảnh hưởng đến chế độ hưởng bảo hiểm không?

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng, chế độ hưởng bảo hiểm của người lao động sẽ không bị ảnh hưởng khi nghỉ ngang. Quan điểm này đúng hay sai? Mời các bạn xem bài viết dưới đây.

nghỉ vc.jpg


Trước tiên, cần phải khẳng định rằng việc người lao động có được hưởng các chế độ bảo hiểm hay không phụ thuộc vào việc người đó có tham gia đóng các loại bảo hiểm và có đáp ứng đủ điều kiện đối với mỗi loại chế độ tương ứng không.

Theo đó, trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật (hay còn gọi là “nghỉ ngang”) thì sẽ có 02 quyền lợi về hưởng bảo hiểm bị ảnh hưởng, đó là: trợ cấp thất nghiệp và quyền lợi về bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trợ cấp thất nghiệp

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Khoản trợ cấp này là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và là khoản bù đắp nhằm hỗ trợ người lao động trong thời gian không có việc làm.

Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 1 Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:

Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;[…]”

Do đó, khi người lao động nghỉ ngang sẽ không được hưởng hưởng Trợ cấp thất nghiệp.


Thứ hai, quyền lợi Bảo hiểm Y tế

Người lao động tham gia Bảo hiểm Y tế (sau đây gọi tắt là “BHYT”) sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con theo mức cụ thể.

Khi người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp có trách nhiệm báo giảm lao động với cơ quan bảo hiểm. Thời gian doanh nghiệp thực hiện báo giảm lao động sẽ ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của thẻ BHYT, tức là sẽ ảnh hưởng đến việc người lao động có còn được quỹ BHYT chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh nữa không. Cụ thể:

Nếu doanh nghiệp báo giảm lao động trước ngày cuối cùng của tháng giảm (tháng nghỉ việc) thì thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng trong tháng giảm; cho nên, người lao động sẽ được sử dụng thẻ đến hết tháng đó.

Nếu doanh nghiệp báo giảm lao động sau ngày cuối cùng của tháng giảm (tháng nghỉ việc) thì doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm; cho nên, người lao động vẫn được sử dụng thẻ BHYT đến hết các tháng báo chậm.


Ngoài ra, bên cạnh việc ảnh hưởng đến 02 quyền lợi về bảo hiểm nêu trên, người lao động khi nghỉ ngang sẽ còn không được hưởng Trợ cấp thôi việc:

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động nếu người lao động chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 và đã có tổng thời gian thực tế làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.[…]”

Như vậy, khi người lao động có hành vi nghỉ ngang sẽ không được không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Ngoài ra, phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Thêm nữa là phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định.Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

Tài liệu tham khảo:
- Pháp lý khởi nghiệp;
- Luật lao động.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top