Nghỉ bao nhiêu ngày trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm?

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Trong tháng 7/2017, Công ty của bà Nguyễn Thị Thanh Hương (TP. Đà Nẵng) có một nhân viên làm việc từ ngày 1/7 đến ngày 15/7 và bắt đầu nghỉ việc từ ngày 16/7/2017. Nhân viên này làm được 13 ngày, nghỉ 13 ngày, vậy trường hợp này có được Công ty đóng bảo hiểm trong tháng 7 không?

DONG-BHXH.jpg


Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:


Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó.


Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp trong tháng người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương 13 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động vẫn phải đóng BHXH tháng đó.


Nguồn: Chinhphu.vn

Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng

[Người hỏi: Trần Nhung - Email: tranthihongnhunghr@gmail.com . 11/06/2015 11:31:17 ] Kính gởi BHXH TPHCM, Doanh nghiệp tôi có người lao động kết thúc thời gian thử việc vào ngày 15/6/2015 và bắt đầu làm việc theo hợp đồng 1 năm từ ngày 16/6/2015 thì có cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong tháng 6/2015 không? Theo quy định chung thì số ngày làm việc trong tháng của nhân viên là bao nhiêu thì sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Doanh nghiệp tôi không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật). Xin cảm ơn!

http://bhxhtphcm.gov.vn trả lời:

Theo quy định của Luật BHXH và Điều 54 quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó: - Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Trong trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó: - Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc. Bạn đối chiếu quy định để thực hiện đúng.

Sơn Trần DKT Tổng hợp
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top