Bốn năm trước, em trai tôi bắt đầu đi làm, quen một cô gái Việt Nam tên là Thuý ở cùng công ty. Quen nhau khoảng một năm, lần đầu tiên em trai tôi dẫn bạn gái về nhà. Khi đó không chỉ làm cả nhà tôi chấn động, còn dẫn tới một cuộc cách mạng trong chính gia đình.
Không phải bố mẹ tôi kỳ thị các cô dâu người nước ngoài, nhưng cứ nghe Thuý ấp úng khó nhọc câu chào: "Chào pác, chào rì, nhà ta khoẻ!" chưa kể khi nói chuyện với em trai tôi, cô ấy thường phải dùng động tác tay để diễn tả, nói thật đã đủ để hai bậc phụ huynh khá gia giáo và truyền thống phản đối họ yêu nhau.
Em trai tôi là út, khi nó vào học lớp một thì tôi và em gái sau tôi đã đi làm kiếm tiền rồi. Tuổi chúng tôi và tuổi nó quá cách xa nhau, vì thế em trai tôi từ nhỏ đã được bố mẹ cực kỳ nuông chiều, rất nhiều việc bố mẹ đã làm thay hoặc thu xếp thay cho nó, từ đó tạo nên tính chây ì, ỷ lại, bạc nhược của nó, nó luôn là đứa răm rắp nghe theo bố mẹ.
Lần này, nó cứ đeo đuổi quan hệ đấy, làm chúng tôi giật mình nhận ra, lần đầu tiên trong đời nó đã cả gan trái lời bố mẹ. Về sau này, sau nhiều lần cố gắng dẫn Thuý về nhà chơi hòng lấy lòng bố mẹ nhưng chẳng có kết quả, và bị bố mẹ tôi nghiêm khắc cấm đoán, nó lẳng lặng không nói một lời, chơi trò ì ra ăn vạ để phản kháng gia đình.
Nó không dẫn Thuý về nhà nữa, ngày nghỉ cũng không đi chơi với cô kia, hàng ngày đúng giờ đi làm và tan sở, nhất nhất đều rất ngoan ngoãn, chỉ có điều, từ những hoá đơn thanh toán điện thoại khổng lồ của nó hàng tháng, và những âm thanh rì rầm thì thào từ phòng nó đêm đêm, đều chứng tỏ bọn nó vẫn tiếp tục yêu nhau.
Giấy làm sao bọc được lửa. Sống cùng một mái nhà, bố mẹ tôi cũng phát hiện điều đó, tuy nhiên dưới sự can ngăn khuyên giải tích cực của cô chị hai, bố mẹ tôi cũng chưa lần nào chửi mắng cãi vã kịch liệt với nó, và tình hình cứ mờ mờ tỏ tỏ như thế hết ngày này qua ngày khác.
Cho đến một ngày, em trai tôi cãi nhau với đồng nghiệp trong công ty, bố mẹ tôi nhân cơ hội này bắt nó bỏ việc. Em tôi lúc đầu không chịu, sau vừa sức ép từ công ty thêm sức ép từ bố mẹ, nó đành khuất phục.
Nó xin việc mới, cương vị mới, bận rộn công việc và cũng bận làm quen với những người đồng nghiệp mới, nó thưa dần các cuộc điện thoại cho Thuý.
Vào lúc bố mẹ tôi đang mừng thầm, thì có một sự kiện bất ngờ lại giáng đến.
Hôm đó, Thuý mang quà tự tìm đến nhà tôi. Cô ấy vẫn dáng dấp đó, nụ cười bẽn lẽn đó, nhưng tiếng Hoa đã nói lưu loát hơn nhiều: "Chào bác, chào anh, chào chị, chào cả nhà!"
Trong sự kinh ngạc của gia đình chúng tôi, Thuý thanh minh sự đường đột đến thăm. Thì ra hợp đồng làm việc của cô đã kết thúc, tháng ba tới cô ấy sẽ rời Đài Loan, cô muốn cảm ơn chúng tôi đã chăm sóc bấy lâu.
Rồi Thuý bày quà ra, đó là những món ăn Việt Nam cô chế biến từ các nguyên liệu Đài Loan, có nem rán Việt Nam, nộm đu đủ trộn, khẩu vị khác của Đài Loan, nhưng cũng khá ngon. Người ta thường bảo giơ tay không nỡ tát người đang cười, huống hồ giờ cô Thuý sắp đi khỏi Đài Loan rồi, vì thế trong bầu không khí có thể tạm gọi là hoà bình, cô Thuý kết thúc chuyến thăm hỏi xã giao. Tất nhiên, gia đình tôi không cho em trai tôi biết việc này.
Thời gian trôi nhanh như bóng ngựa câu qua khe cửa hẹp, Thuý rốt cuộc đã về nước. Khi nghe tin, em trai tôi đông cứng cả người.
Từ đó về sau, một thời gian rất dài, tôi thường thấy nó ngồi lẫn đẫn một chỗ không còn chút hồn vía, làm bất cứ việc gì cũng không hào hứng, trông nó bệch bạc rũ rù. Tôi khá lo lắng, nhưng cũng còn biết làm gì được, đau thà ngắn còn hơn chịu dài, một lần cho xong, đó cũng là một kết thúc tốt đẹp, tôi tin chỉ một thời gian em tôi sẽ vui trở lại.
Quả nhiên, thời gian là liều thuốc tốt cho cơn bệnh đau tình. Hơn một tháng sau, em trai tôi khôi phục lại tinh thần, có điều, nó bắt đầu lao đầu vào làm việc, ngày nào cũng làm thêm tới chín mười giờ tối mới về, bố mẹ thương nó, nhưng dù sao lấy lại tinh thần cũng là tốt rồi, vì thế, bố mẹ tôi không ngăn cản việc nó làm thêm giờ.
Trung tuần tháng bảy, bố mẹ tôi đang ở nhà, đột ngột nhận được điện thoại của em trai tôi gọi từ... sân bay Trung Chính, nói nó đi Việt Nam tìm Thuý, tìm được sẽ quay về, cả nhà đừng chờ nó. Nó sợ gia đình lo lắng, càng sợ gia đình phản đối, vì thế khi bước chân lên máy bay, em tôi mới gọi điện về báo.
Trời ơi, em tôi từ nhỏ chưa từng đặt chân đi ra nước ngoài, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, một chữ tiếng Việt bẻ làm bốn càng không biết, mẹ tôi chửi ồ ồ trong điện thoại hàng tràng, yêu cầu nó về ngay thương lượng với gia đình. Nhưng em tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi suốt nửa năm rồi, nó không chịu nhượng bộ. Và thế là nó bay đi Việt Nam.
Khi em tôi quay lại Đài Loan, cái nó mang về là Album ảnh cưới chụp tại Việt Nam.
Cho dù việc kết hôn của hai đứa còn chưa hoàn tất thủ tục, nhưng sự kiên quyết và hành động của em trai tôi đã làm cho bố mẹ tôi hiểu ra quyết tâm lấy cô kia làm vợ của nó. Và sau đó mấy tháng trời, em tôi ngược xuôi lúc Đài Loan lúc Việt Nam, làm tất cả mọi loại thủ tục cần có, và vào tháng mười hai, nó mang bố mẹ tôi đi Việt Nam dự đám cưới của nó. Còn phía bên này, chờ khi nào Thuý về Đài Loan rồi sẽ làm tiệc cưới mời khách sau.
Chuyện thu xếp ổn thoả, tôi nhìn hai đứa chúng nó mặc áo dài cổ truyền của Việt Nam, rồi cười ngọt ngào trong tiệc cưới, tôi chân thành chúc chúng nó hạnh phúc, hy vọng cuộc hôn nhân vượt biên giới khó khăn và gian nan này sẽ kéo dài tới vĩnh viễn.
Mà suốt từ đầu đến cuối quá trình ấy, tôi chỉ có một thắc mắc nhỏ mà chưa biết bao giờ được giải đáp, hoặc có lẽ sẽ chẳng có đáp án. Đó là, vào cái hồi mà em trai tôi và em dâu tôi còn chưa thạo tiếng của nhau, nói chuyện còn cần dùng tay để diễn đạt, thì làm sao bọn chúng có nhiều chuyện đến thế để buôn điện thoại ròng rã?
Nếu không phải là "tình yêu" thì...
Không phải bố mẹ tôi kỳ thị các cô dâu người nước ngoài, nhưng cứ nghe Thuý ấp úng khó nhọc câu chào: "Chào pác, chào rì, nhà ta khoẻ!" chưa kể khi nói chuyện với em trai tôi, cô ấy thường phải dùng động tác tay để diễn tả, nói thật đã đủ để hai bậc phụ huynh khá gia giáo và truyền thống phản đối họ yêu nhau.
Em trai tôi là út, khi nó vào học lớp một thì tôi và em gái sau tôi đã đi làm kiếm tiền rồi. Tuổi chúng tôi và tuổi nó quá cách xa nhau, vì thế em trai tôi từ nhỏ đã được bố mẹ cực kỳ nuông chiều, rất nhiều việc bố mẹ đã làm thay hoặc thu xếp thay cho nó, từ đó tạo nên tính chây ì, ỷ lại, bạc nhược của nó, nó luôn là đứa răm rắp nghe theo bố mẹ.
Lần này, nó cứ đeo đuổi quan hệ đấy, làm chúng tôi giật mình nhận ra, lần đầu tiên trong đời nó đã cả gan trái lời bố mẹ. Về sau này, sau nhiều lần cố gắng dẫn Thuý về nhà chơi hòng lấy lòng bố mẹ nhưng chẳng có kết quả, và bị bố mẹ tôi nghiêm khắc cấm đoán, nó lẳng lặng không nói một lời, chơi trò ì ra ăn vạ để phản kháng gia đình.
Nó không dẫn Thuý về nhà nữa, ngày nghỉ cũng không đi chơi với cô kia, hàng ngày đúng giờ đi làm và tan sở, nhất nhất đều rất ngoan ngoãn, chỉ có điều, từ những hoá đơn thanh toán điện thoại khổng lồ của nó hàng tháng, và những âm thanh rì rầm thì thào từ phòng nó đêm đêm, đều chứng tỏ bọn nó vẫn tiếp tục yêu nhau.
Giấy làm sao bọc được lửa. Sống cùng một mái nhà, bố mẹ tôi cũng phát hiện điều đó, tuy nhiên dưới sự can ngăn khuyên giải tích cực của cô chị hai, bố mẹ tôi cũng chưa lần nào chửi mắng cãi vã kịch liệt với nó, và tình hình cứ mờ mờ tỏ tỏ như thế hết ngày này qua ngày khác.
Cho đến một ngày, em trai tôi cãi nhau với đồng nghiệp trong công ty, bố mẹ tôi nhân cơ hội này bắt nó bỏ việc. Em tôi lúc đầu không chịu, sau vừa sức ép từ công ty thêm sức ép từ bố mẹ, nó đành khuất phục.
Nó xin việc mới, cương vị mới, bận rộn công việc và cũng bận làm quen với những người đồng nghiệp mới, nó thưa dần các cuộc điện thoại cho Thuý.
Vào lúc bố mẹ tôi đang mừng thầm, thì có một sự kiện bất ngờ lại giáng đến.
Hôm đó, Thuý mang quà tự tìm đến nhà tôi. Cô ấy vẫn dáng dấp đó, nụ cười bẽn lẽn đó, nhưng tiếng Hoa đã nói lưu loát hơn nhiều: "Chào bác, chào anh, chào chị, chào cả nhà!"
Trong sự kinh ngạc của gia đình chúng tôi, Thuý thanh minh sự đường đột đến thăm. Thì ra hợp đồng làm việc của cô đã kết thúc, tháng ba tới cô ấy sẽ rời Đài Loan, cô muốn cảm ơn chúng tôi đã chăm sóc bấy lâu.
Rồi Thuý bày quà ra, đó là những món ăn Việt Nam cô chế biến từ các nguyên liệu Đài Loan, có nem rán Việt Nam, nộm đu đủ trộn, khẩu vị khác của Đài Loan, nhưng cũng khá ngon. Người ta thường bảo giơ tay không nỡ tát người đang cười, huống hồ giờ cô Thuý sắp đi khỏi Đài Loan rồi, vì thế trong bầu không khí có thể tạm gọi là hoà bình, cô Thuý kết thúc chuyến thăm hỏi xã giao. Tất nhiên, gia đình tôi không cho em trai tôi biết việc này.
Thời gian trôi nhanh như bóng ngựa câu qua khe cửa hẹp, Thuý rốt cuộc đã về nước. Khi nghe tin, em trai tôi đông cứng cả người.
Từ đó về sau, một thời gian rất dài, tôi thường thấy nó ngồi lẫn đẫn một chỗ không còn chút hồn vía, làm bất cứ việc gì cũng không hào hứng, trông nó bệch bạc rũ rù. Tôi khá lo lắng, nhưng cũng còn biết làm gì được, đau thà ngắn còn hơn chịu dài, một lần cho xong, đó cũng là một kết thúc tốt đẹp, tôi tin chỉ một thời gian em tôi sẽ vui trở lại.
Quả nhiên, thời gian là liều thuốc tốt cho cơn bệnh đau tình. Hơn một tháng sau, em trai tôi khôi phục lại tinh thần, có điều, nó bắt đầu lao đầu vào làm việc, ngày nào cũng làm thêm tới chín mười giờ tối mới về, bố mẹ thương nó, nhưng dù sao lấy lại tinh thần cũng là tốt rồi, vì thế, bố mẹ tôi không ngăn cản việc nó làm thêm giờ.
Trung tuần tháng bảy, bố mẹ tôi đang ở nhà, đột ngột nhận được điện thoại của em trai tôi gọi từ... sân bay Trung Chính, nói nó đi Việt Nam tìm Thuý, tìm được sẽ quay về, cả nhà đừng chờ nó. Nó sợ gia đình lo lắng, càng sợ gia đình phản đối, vì thế khi bước chân lên máy bay, em tôi mới gọi điện về báo.
Trời ơi, em tôi từ nhỏ chưa từng đặt chân đi ra nước ngoài, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết, một chữ tiếng Việt bẻ làm bốn càng không biết, mẹ tôi chửi ồ ồ trong điện thoại hàng tràng, yêu cầu nó về ngay thương lượng với gia đình. Nhưng em tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi suốt nửa năm rồi, nó không chịu nhượng bộ. Và thế là nó bay đi Việt Nam.
Khi em tôi quay lại Đài Loan, cái nó mang về là Album ảnh cưới chụp tại Việt Nam.
Cho dù việc kết hôn của hai đứa còn chưa hoàn tất thủ tục, nhưng sự kiên quyết và hành động của em trai tôi đã làm cho bố mẹ tôi hiểu ra quyết tâm lấy cô kia làm vợ của nó. Và sau đó mấy tháng trời, em tôi ngược xuôi lúc Đài Loan lúc Việt Nam, làm tất cả mọi loại thủ tục cần có, và vào tháng mười hai, nó mang bố mẹ tôi đi Việt Nam dự đám cưới của nó. Còn phía bên này, chờ khi nào Thuý về Đài Loan rồi sẽ làm tiệc cưới mời khách sau.
Chuyện thu xếp ổn thoả, tôi nhìn hai đứa chúng nó mặc áo dài cổ truyền của Việt Nam, rồi cười ngọt ngào trong tiệc cưới, tôi chân thành chúc chúng nó hạnh phúc, hy vọng cuộc hôn nhân vượt biên giới khó khăn và gian nan này sẽ kéo dài tới vĩnh viễn.
Mà suốt từ đầu đến cuối quá trình ấy, tôi chỉ có một thắc mắc nhỏ mà chưa biết bao giờ được giải đáp, hoặc có lẽ sẽ chẳng có đáp án. Đó là, vào cái hồi mà em trai tôi và em dâu tôi còn chưa thạo tiếng của nhau, nói chuyện còn cần dùng tay để diễn đạt, thì làm sao bọn chúng có nhiều chuyện đến thế để buôn điện thoại ròng rã?
Nếu không phải là "tình yêu" thì...