Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

viet75

New Member
Hội viên mới
DN mình có khoản chênh lệch lỗ tỷ giá khi trả cho người bán (nước ngoài) và trả nợ vay ngắn hạn USD cho ngân hàng (bên mình hầu hết là hàng nhập khẩu) rất lớn khoảng hơn 2 tỷ. Những năm trước thì mình vẫn luôn hạch toán vào TK 635 và 515 nhưng năm nay khi thị trường quá biến động về tỷ giá của đồng USD do vậy khi lỗ CLTG khiến cho báo cáo của mình bị lỗ thì mình không biết phải htoán ra sao nữa, hạch toán vào TK635 hay TK142 hay 1562? Mình hỏi tư vấn thuế họ nói nên phân bổ vào hàng hoá khi nhập khẩu TK156. Vậy mình nên ht thế nào cho đúng nhỉ?
 
Ðề: Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

DN mình có khoản chênh lệch lỗ tỷ giá khi trả cho người bán (nước ngoài) và trả nợ vay ngắn hạn USD cho ngân hàng (bên mình hầu hết là hàng nhập khẩu) rất lớn khoảng hơn 2 tỷ. Những năm trước thì mình vẫn luôn hạch toán vào TK 635 và 515 nhưng năm nay khi thị trường quá biến động về tỷ giá của đồng USD do vậy khi lỗ CLTG khiến cho báo cáo của mình bị lỗ thì mình không biết phải htoán ra sao nữa, hạch toán vào TK635 hay TK142 hay 1562? Mình hỏi tư vấn thuế họ nói nên phân bổ vào hàng hoá khi nhập khẩu TK156. Vậy mình nên ht thế nào cho đúng nhỉ?


Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn tại hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong Doanh nghiệp. Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật (không áp dụng đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ) theo nguyên tắc: toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.


Thông tư hướng dẫn, trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối Kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể: trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động; trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính.


Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, nếu chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm, nếu chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm; đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, nếu chênh lệch tăng được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngà 05/6/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997.


Bạn tham khảo thử xem nhé :dancing:
 
Ðề: Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

DN mình cũng đang trong tình trạng này! Cùng tham khảo qua thông tư trên nhưng vẫn chưa hiểu pải ghi thế nào cho hợp lý!
 
Ðề: Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

DN mình cũng đang trong tình trạng này! Cùng tham khảo qua thông tư trên nhưng vẫn chưa hiểu pải ghi thế nào cho hợp lý!

Trích Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009
1.2. Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:

a. Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

b. Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

Tức là với những khoản chênh lệch trong kỳ bạn đưa vào 635 hay 515 tuỳ tình hình lãi/lỗ, không có hướng dẫn bắt buộc phải phân bổ, nhưng nếu bạn muốn phân bổ thì
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
 
Ðề: Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

Nếu cứ htoán đúng vào TK 635 thì DN mình chắc chắn là lỗ rồi. Mình muốn hỏi có thể trích p.bổ như thế nào bởi lượng hàng tồn kho khi nhập những lô hàng CLTG này vẫn còn quá nhiều.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vậy thì htoán vào TK nào nhỉ? Bạn có thể cho bọn mình cùng biết được k?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Nên ht sao với khoản chênh lệch TG quá lớn?

Nếu cứ htoán đúng vào TK 635 thì DN mình chắc chắn là lỗ rồi. Mình muốn hỏi có thể trích p.bổ như thế nào bởi lượng hàng tồn kho khi nhập những lô hàng CLTG này vẫn còn quá nhiều.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vậy thì htoán vào TK nào nhỉ? Bạn có thể cho bọn mình cùng biết được k?

Theo mình khi phát sinh lỗ hạch toán Tk 242
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top