muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

tranthuy_tq

Member
Hội viên mới
chào các bạn.
mình mới đi làm , nhưng có những cái mình chưa hiểu và cũng có những cái khó hiểu quá.
mình không biết làm thề nào để biết được quy cách công việc của mình
các bạn giúp mình với
cảm ơn các bạn nhé`
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Bạn đọc hết các bài trong diễn đàn này là đã pro lắm rùi... :ngacnhien:
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

bạn cần vận dụng kiến thức học và những ng đi trước, nhất là cung công ty
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

tuy mình chưa phải là 1 kế toán giỏi nhưng mình nghĩ,để là 1 kế toán giỏi thì trước hết bạn phải yêu nghề.Sau đó,là bạn phải nắm đc 1 cách vững vàng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, học ở cả trong sách vở và thực tế.
Khi đi làm, gặp nghiệp vụ nào khó, mới, thì phải bỏ công ra suy nghẫm và tìm hiểu, ko nên thấy khó bỏ qua.
tiếp nữa là,mới đi làm như bạn thì diễn đàn này là một kho tàng rất bổ ích,bạn có vướng mắc nào chỉ cần post bài lên là mọi người sẽ giải đáp ngay cho bạn,dần bạn sẽ tích luỹ đc rất nhiều kinh nghiệm.
chúc bạn sẽ là 1 kê toán giỏi sau này!
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Muốn thành KT giỏi trước tiên phải thật thông minh đã rồi hãy nói đến bước thứ 2. Nếu không thông minh thì cần cù bù khả năng là cũng sẽ giỏi ..........
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Chào các bạn
Các bạn cho mình hỏi muốn làm báo cáo tài chính cần phải biết những gì?
Nhờ các bạn chỉ giúp mình nhé.
Cảm ơn các bạn nhiều.
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Chào các Bác!!!!!!! Em là thành viên mới !!!!!!!!!!! Em có một vấn đề muốn hỏi các Bác ! các Bác vui lòng giúp em với nha!
Công ty em chưa nộp Tờ khai thuế TNDN Tạm tính Quý I,II năm 2011.Em muốn hỏi mức phạt của việc chậm nộp tờ khai này là như thế nào? Em mới đi làm nên không biết gì nhiều, mong các Bác giúp đỡ!!!!!!ThanhkSSS!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

chào các bạn.
mình mới đi làm , nhưng có những cái mình chưa hiểu và cũng có những cái khó hiểu quá.
mình không biết làm thề nào để biết được quy cách công việc của mình
các bạn giúp mình với
cảm ơn các bạn nhé`

chịu khó cày bừa tí là ok nhé. chúc bạn mau thành công
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Chào các anh chị.

Em là Mai. 1 sv mới ra trường. Em rất yêu nghề nhưng k hiểu sao con đường làm 1 kế toán giỏi của em khó và xa vời quá.
Hiện tại em vẫn chưa tìm được việc kế toán dù chỉ là 1 vị trí kế toán viên.
Em rất muốn tìm 1 cv kế toán để theo đuổi dù là cty có trả lương thấp.
Hiện tại kinh nghiệm kế toán của em gần như là trống rỗng.
Em muốn các anh chị dan kế toán hãy cứu vớt giúp em.
Em Mai SĐT 0975.373.653
Hiện tại em đang sống và làm việc ở Thanh Xuân Hà Nội.

Các anh chị hãy cho em xin ý kiến. Nếu được hãy giới thiệu việc làm giúp em.
Em xin chân thành cám ơn nhiều.
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Chào các anh chị.

Em là Mai. 1 sv mới ra trường. Em rất yêu nghề nhưng k hiểu sao con đường làm 1 kế toán giỏi của em khó và xa vời quá.
Hiện tại em vẫn chưa tìm được việc kế toán dù chỉ là 1 vị trí kế toán viên.
Em rất muốn tìm 1 cv kế toán để theo đuổi dù là cty có trả lương thấp.
Hiện tại kinh nghiệm kế toán của em gần như là trống rỗng.
Em muốn các anh chị dan kế toán hãy cứu vớt giúp em.
Em Mai SĐT 0975.373.653
Hiện tại em đang sống và làm việc ở Thanh Xuân Hà Nội.

Các anh chị hãy cho em xin ý kiến. Nếu được hãy giới thiệu việc làm giúp em.
Em xin chân thành cám ơn nhiều.

Tìm 1 chỗ đi thực tập lấy kinh nghiệm nhé bạn. hjhj
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Chào các anh chị.

Em là Mai. 1 sv mới ra trường. Em rất yêu nghề nhưng k hiểu sao con đường làm 1 kế toán giỏi của em khó và xa vời quá.
Hiện tại em vẫn chưa tìm được việc kế toán dù chỉ là 1 vị trí kế toán viên.
Em rất muốn tìm 1 cv kế toán để theo đuổi dù là cty có trả lương thấp.
Hiện tại kinh nghiệm kế toán của em gần như là trống rỗng.
Em muốn các anh chị dan kế toán hãy cứu vớt giúp em.
Em Mai SĐT 0975.373.653
Hiện tại em đang sống và làm việc ở Thanh Xuân Hà Nội.

Các anh chị hãy cho em xin ý kiến. Nếu được hãy giới thiệu việc làm giúp em.
Em xin chân thành cám ơn nhiều.

Nếu em muốn học hỏi để lấy kinh nghiệm có thể sang bên chị tham gia khóa học thực hành kế toán tổng hợp trên chứng từ 100% thực tế em nhé.
Qui trình học như qui trình *************** đi làm ở công ty. Em cũng có thể tham gia học thử free nhé.
Đừng bi quan em ah, chúc em luôn yêu đời!
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

chào các anh chị.

Em là mai. 1 sv mới ra trường. Em rất yêu nghề nhưng k hiểu sao con đường làm 1 kế toán giỏi của em khó và xa vời quá.
Hiện tại em vẫn chưa tìm được việc kế toán dù chỉ là 1 vị trí kế toán viên.
Em rất muốn tìm 1 cv kế toán để theo đuổi dù là cty có trả lương thấp.
Hiện tại kinh nghiệm kế toán của em gần như là trống rỗng.
Em muốn các anh chị dan kế toán hãy cứu vớt giúp em.
Em mai sđt 0975.373.653
hiện tại em đang sống và làm việc ở thanh xuân hà nội.

Các anh chị hãy cho em xin ý kiến. Nếu được hãy giới thiệu việc làm giúp em.
Em xin chân thành cám ơn nhiều.
em ak, chị vừa mới đi làm kế toán viên đây, đau đầu lắm, chả biết làm cái gì, học xong ra truòng kiến thức bay đi đâu ấy, ko biết bao giờ bị đuổi việc đây, làm kế toán chán lắm em ak, chị đang muỗn bỏ việc đây, nhưng bỏ việc thì làm gì đây mà làm tiếp thì ko làm được mấy, phải làm sao đây, bế tắc quá
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Chào các anh chị.

Em là Mai. 1 sv mới ra trường. Em rất yêu nghề nhưng k hiểu sao con đường làm 1 kế toán giỏi của em khó và xa vời quá.
Hiện tại em vẫn chưa tìm được việc kế toán dù chỉ là 1 vị trí kế toán viên.
Em rất muốn tìm 1 cv kế toán để theo đuổi dù là cty có trả lương thấp.
Hiện tại kinh nghiệm kế toán của em gần như là trống rỗng.
Em muốn các anh chị dan kế toán hãy cứu vớt giúp em.
Em Mai SĐT 0975.373.653
Hiện tại em đang sống và làm việc ở Thanh Xuân Hà Nội.

Các anh chị hãy cho em xin ý kiến. Nếu được hãy giới thiệu việc làm giúp em.
Em xin chân thành cám ơn nhiều.
Đúng là cũng khó nói e ah. Trước khi đi làm thì chị muốn được làm kế toán, được làm đúng ngành dù lương thấp, để học hỏi này nọ. Khi đi làm, lương ko đủ ăn, cũng chả học đc j, đâm ra chán. Hiện tại làm công việc cao hơn lương cũ chút, nhưng kinh nghiệm vẫn = 0.
Ko bít về già có đc tý kinh nghiệm nào ko. Híc. Làm kế toán công nhận quá chán, đến giờ c thấy vậy, đi làm một thời gian mới cảm thấy mình muốn kinh doanh j đấy. Tự làm, tự ăn, tự nghỉ lúc nào thì nghỉ :))
Nhưng ko phải muốn là được.
E hãy kiên trì lên.
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Chia sẻ với các bạn .

Mong rằng ngày mai sẽ tươi sáng hơn hôm nay
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

câu hỏi này giống mình hồi đầu ra trường thế, luôn nghĩ làm sao để giỏi, làm sao để làm kế toán trưởng
đôi lúc thấy bế tắc chán nghề
Nhưng khi mình từ làm kế toán kho rùi làm tổng hợp rùi khi nghĩ cách giảm lợi nhuận, chuyển giá, lúc đo ngấm ra, thì ra kế toán cũng hay phết
Hi, chăm chỉ, là yếu tố quan trọng bạn ah
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

câu hỏi này giống mình hồi đầu ra trường thế, luôn nghĩ làm sao để giỏi, làm sao để làm kế toán trưởng
đôi lúc thấy bế tắc chán nghề
Nhưng khi mình từ làm kế toán kho rùi làm tổng hợp rùi khi nghĩ cách giảm lợi nhuận, chuyển giá, lúc đo ngấm ra, thì ra kế toán cũng hay phết
Hi, chăm chỉ, là yếu tố quan trọng bạn ah

hau co ve ranh nhi
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Tớ mới đi làm cái gì cũng ko biết, ai có lời khuyên cho mình ko, mình biết là phải học hỏi nhiều, nhưng mà hỏi chị kế toán trưởng nhiều ngại lắm, mà cứ làm thì ko hiểu, làm kế toán tiếp xúc với nhiều con số mình hoa hết mắt, đau đầu quá, hay bị nhầm lẫn nữa, cái gì ucngx lơ mơ, ko hiểu nữa, mình chậm hiểu vẫn đề lắm, làm sao để giống như chị kế toán trưởn vừa giỏi tiếng anh vừa giỏi kế toán, lương cao chót vót, chi ấy hơn mình 4 tuổi, mà mình giờ lười học lắm đi làm về là ngủ, đâu có học thêm cái gì đâu, tiếng anh ko nghe, nói được, về chuyên môn thì cũng kém, đang lo bị đuổi việc đây nè, có ai giúp mình cho mình vài lời khuyên đi, mình biết là phải cố gắng nhưng đôi lúc nản chí , muốn bỏ cuộc lắm. Ko biết phải làm sao đayy, ko làm kế toán thì đi làm công nhân cũng vất vả lắm, mới đi làm cái gì cũng khó khắn, sdt của mình là:01663.104.089. Mình đôi lúc thấy thât vọng về bản thân lắm, vì mình chả làm được gì mấy, bây giờ lớn rùi cũng ko muốn xin tiền bố mẹ mãi nữa, đi làm lúc nào ucngx lo bị đuổi việc, mà xin việc bây giờ thì khó khăn lắm, đi làm cung chả dễ dàng chút nào, mình học trường học viện tài chính , hà nội ra, khoa kế toán, chuyên ngành kiểm toán

---------- Post added at 05:06 ---------- Previous post was at 05:02 ----------

Hôm nay chị kế toán trưởng đi vắng mình ngồi lên mạng chả làm việc gì kế, ko biết mai có bị ăn mắng ko nữa, chán chả muốn làm nữa, đi làm gần 1 tháng rùi mà chả hiểu cái chi cả, ko biết bao giờ mới giỏi được đây, càng học cang ngu, càng đi làm càng thấy phức tạp
 
Ðề: Muốn làm kế toán giỏi phải làm sao đây?

Học xong rồi mà không tìm được việc làm thì cũng thấy chán. Nhưng như mình đây làm kế toán đã 20 năm rồi nhức đầu lắm! muốn bỏ nghề cho đầu óc nhẹ đi.
 
Ðề: muôn làm kế toán giỏi phải làm sao đây

Nghệ thuật làm kế toán giỏi :
Thiên thứ nhất: đạo sinh tồn của nghề nghiệp
Làm kế toán mà chỉ đơn thuần nghiệp vụ xảy ra như thế nào, ghi lại như thế đó thì quá đơn giản, cái máy vô chi kia có thể làm được đâu cần con người nữa. Nhưng ghi như thế nào để Doanh Nghiệp có lợi, sếp hài lòng mà vẫn ko phạm luật, kiểm toán có sờ gáy cũng chả làm gì đc mới là cái khó. Nó giống như một thanh sắt bị đem ra rèn vậy, đập bên này thì vẹo bên kia, đập bên kia thì vẹo bên này nhưng ko bao giờ gãy cả. Làm kế toán cần thực sự linh hoạt. Nên hiểu luật để lách luật hiểu luật để làm luật, cúng giống như hiểu về luật thuế để lách luật thuế chứ không phải chốn thuế, lách thuế thì không vi phạm vì ta vẫn tuân thủ luật kế toán và luật thuế còn chốn thuế làm phạm pháp phải chịu trách nhiệm về pháp luật trừng trị: nhẹ thì vi phạm tài chính, nặng thì hình sự nên ông bà ta mới nói “Sinh nghề tử nghiệp” là vậy . Nghề kế toán liên quan đến con số nhưng không phải là những con số khô khan mà là những con số biết nói. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận , mà lợi nhuận càng nhiều càng tốt nhưng không phải đóng thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp mà không phạm luật mới là điều quan trọng, Như vậy, kế toán có những cách biến tấu nào để giấu lãi hoặc giấu lỗ cho DN mà ko phạm luật ? Muốn tăng LN theo lý thuyết có 2 cách: một là tăng DT, hai là giảm CP. Nếu muốn tăng doanh thu thì phải bán được hàng ra càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn, muốn tăng chi phí thì phải mua các yếu tố đầu vào đầu vào càng cao thì chi phí càng lớn lợi nhuận càng giảm
• Doanh thu tăng  Lợi nhuận tăng  Chi phí phải giảm hoặc chi phí đầu vào quá ít  doanh nghiệp phải đóng thuế cao
• Doanh thu giảm  Lợi nhuận giảm  Chi phí đầu vào cao  doanh nghiệp lỗ không phải đóng thuế
Các con số nó luôn trung thực nhưng chỉ có người làm kế toán là biết nó chung thực, đúng, chính sác tới mực nào thôi
Kế toán trước lý thuyết hoạch toán nghiệp vụ phải vững, sau đó nghiên cứu thông tư , luật pháp kế toán, các luật liên quan về thuế hiện hành để áp dụng vào công việc hiện tại của doanh nghiệp sao cho không sai chế độ kế toán, cũng như những chuẩn mực kế toán do bộ tài chính ban hành, Cũng như nguồn tiền của DN không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác hay hình thái này sang hình thái khác.
Cũng như kiến thức của Bạn không phải tự nhiên mà có, Bạn cũng phải học tập và thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức. Vì bản chất của mọi vật mọi việc luôn biến đổi không ngừng. Nếu không bắt kịp thì chính bạn đào thải bạn. Mục đích của các doanh nghiệp thuê kế toán về là để tối đa hóa chi phí thuế phải đóng hay cực tiểu hóa số thuế phải đóng nên nếu làm kế toán dở bạn sẽ bị loại trừ theo quy luật đào thải nhưng nếu bạn có tài tất có đất dụng võ và được doanh nghiệp trọng dụng và khi đó tài năng của bạn tha hồ phát triển và nảy nở, phô diễn hết tài năng sở học của mình không uổng bao nhiêu năm cắp sách tới trường mệt mài đèn sách và khoa cử
“Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” nghĩa là gi không là" một nghề thì sống, đống nghề thì chết" cho nên trong công việc ngoài việc thu thập số liệu đọc các trang diễn đàn chuyên ngành của mình, hỏi thêm những người có kinh nghiệm, luôn phát kiến và áp dụng những điều mình học vào công việc có vậy mới tính tiến , và ta càng thực hành chăm chỉ, luyện tập không ngừng thì nghề của ta mới tiến bộ lâu dần thì thành một kỹ năng, một kỹ năng của một kế toán chuyên nghiệp

---------- Post added at 06:26 ---------- Previous post was at 06:25 ----------

Thiên thứ 2: tinh thông thiên văn :hiểu được quy luật vận hành ngày tháng năm của các báo cáo
1/Thời hạn nộp thuế và các báo cáo thuế năm 2012
Lịch nộp thuế và các báo cáo thuế từ tháng 12/2011 đến hết tháng 3/2013
Tháng 12 năm 2011
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2011
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2011
Ghi chú: hạn chót đối với thuế gtgt luôn là ngày 20 của tháng tiếp theo của năm tài chính( ngày 20/2 thì báo cáo thuế cho tháng 1 năm đó) và tài chính kế tiếp (ngày 20/1 thì báo cáo thuế cho tháng 12/năm trước đó)
Nếu phát sinh thuế mà nộp chậm thì sẽ bị phạt = 0.05%/ngày x số ngày nộp chậm, nộp tờ khai và nộp tiền thuế bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước hoặc chuyển khoản
Quy định về hóa đơn VAT nếu có giá trị > 20 triệu đồng thì phải chuyển khoản qua ngân hàng (giữa nhà cung cấp và người mua) thì mới được khấu trừ phần thuế GTGT còn nếu thanh toán bằng tiền mặt thì phần thuế gtgt đó không được khấu trừ mà chỉ được hoạch toán vào chi phí , còn đối với hóa đơn thông thường thì thanh toán qua ngân hàng hay bằng tiền mặt cũng không ảnh hưởng gì tới số thuế đầu ra và đầu vào của doanh ngiệp, nếu doanh nghiệp đã trót kê khai thuế GTGT của hóa đơn > 20 triệu bằng tiền mặt thì phải làm bảng điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nếu hạn chót là ngày 20 mà rơi vào thứ chủ nhật hoặc ngày nghỉ thì được phép nộp vào ngày thứ hai, hoặc ngày làm việc bình thường kế tiếp
Ngày 31 • Thông báo hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế
Tháng 1 năm 2012
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2012
• Tờ khai thuế môn bài năm 2012 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ghi chú: hạn chót nộp thuế môn bài là ngày 30/1 của năm tài chính đó nếu nộp chậm thì bị phạt theo luật = 0.05%/ngày x số ngày nộp chậm
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2011
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2011
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV năm 2011
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV năm 2011
Ngày 30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2011
• Thuế TNCN quý IV/2011
Ngày 31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2011
• Thuế TNDN tạm tính quý IV/2011
Tháng 2 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 1/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 1/2012
Ngày 25 • Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn năm 2011
Tháng 3 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2012
Ngày
30 • Báo cáo tài chính năm 2011
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2011
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2011
• Thuế TNDN năm 2011
Tháng 4 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 3/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 3/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý I năm 2012
Ngày 30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý I/2012
• Thuế TNCN Quý I/2012
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý I/2012
• Thuế TNDN tạm tính Quý I/2012
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý I/2011 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 5 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 4/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 4/2012
Tháng 6 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 5/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 5/2012
Tháng 7 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 6/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 6/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý II/2012
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý II/2012
Ngày 30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý II/2012
• Thuế TNCN Quý II/2012
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý II/2012
• Thuế TNDN tạm tính Quý II/2012
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý II/2011 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 8 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 7/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 7/2012
Tháng 9 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 8/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 8/2012
Tháng 10 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 9/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 9/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý III/2012
• Báo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý III/2012
Ngày 30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý III/2012
• Thuế TNCN Quý III/2012
• Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý III/2012
• Nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2012
• Hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý III/2011 với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 11 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 10/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 10/2012
Tháng 12 năm 2012
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 11/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 11/2012
Tháng 1 năm 2013
Ngày 10 • Thuế môn bài năm 2013
• Tờ khai thuế môn bài năm 2013 trường hợp công ty thay đổi vốn điều lệ
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 12/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 12/2012
• Báo cáo sử dụng hóa đơn quý IV/2012
• Báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý IV/2012
Ngày 30 • Tờ khai Thuế TNCN Quý IV/2012
• Thuế TNCN quý IV/2012
Ngày 31 • Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý IV/2012
• Thuế TNDN tạm tính Quý IV/2012
• Hạn nộp Thuế TNDN tạm tính quý IV/2011 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tháng 2 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 1/2013
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 1/2013
Ngày 25 • Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn năm 2012
Tháng 3 năm 2013
Ngày 20 • Tờ khai Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế TNCN thường xuyên tháng 2/2012
• Các loại thuế phát sinh trong tháng 2/2012
Ngày 30 • Báo cáo tài chính năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2012
• Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2012
• Thuế TNDN năm 2012
• Thuế TNCN

---------- Post added at 06:28 ---------- Previous post was at 06:26 ----------

THIÊN THỨ 3: TINH THÔNG BÁT QUÁI, CÀN KHÔN
2/Những rủi ro thường gặp trong phần hành kế toán, kiểm toán

TÀI SẢN

1. Tiền mặt
- Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kí của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ kí của Giám đốc và thành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản.
- Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng.
- Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không thực hiện đúng theo quy trình, phiếu thu chi không đủ số liên theo quy định.
- Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán.
- Hạch toán thu chi tiền mặt không đúng kì.
- Có nghiệp vụ thu chi tiền mặt với số tiền lớn, vượt quá định mức trong quy chế tài chính. Phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi tiền trước và sau ngày khóa sổ.
- Có nhiều quỹ tiền mặt.
- Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu.
- Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ.
- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh.
- Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của Công ty nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.
- Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.
- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…
- Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng.
- Ghi lệch nhật kí chi tiền; số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền.
- Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển …)
- Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.
- Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.
- Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.
- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ.
- Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.

2. Tiền gửi ngân hàng
- Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời.
- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng.
- Chưa đối chiếu số dư cuối kì với ngân hàng.
- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư.
- Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa.
- Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với các bảng cân đối số phát sinh.
- Phản ánh không hợp lí các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay…
- Người kí sec không phải là những thành viên được ủy quyền.
- Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khóa sổ để lợi dụng sự chậm trễ gửi giấy báo của ngân hàng.
- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơn vị.
- Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng nhau.
- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.
- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH.

3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán.
- Không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ.
- Đầu tư ngắn hạn khác không mang tính chất đầu tư mà là các khoản phải thu khác (thu tiền chi phân phối sai chế độ cho cán bộ công nhân viên).
- Cuối kì không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm.
- Không có bằng chứng chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản đầu tư.
- Không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của Công ty.

4. Các khoản phải thu của khách hàng
- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
- Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ.
- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.
- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.
- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý.
- Chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, Bảng cân đối kế toán.
- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.
- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.
- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…
- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ.
- Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn đọng từ nhiều năm nhưng chưa xử lý.
- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.
- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.
- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.
- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.
- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.
- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.
- Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.
- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.
- Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ phải thu cuối kì.
- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

5. Phải thu khác
- Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.
- Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm.
- Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.
- Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.
6. Hàng tồn kho
- Không kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính.
- Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
- Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho.
- Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định (thu mua hàng nông sản chỉ lập bảng kê mà không viết hóa đơn thu mua hàng nông sản theo quy định của Bộ tài chính).
- Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài.
- Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán.
- Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán.
- Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức không phù hợp.
- Công tác quản lý hao hụt, bảo quản hàng tồn kho không tốt. Vào thời điểm cuối năm, đơn vị không xem xét và kiểm soát tuổi thọ, đặc điểm lý hóa có thể dẫn đến hư hỏng của từng loại hàng tồn kho, không xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, sắp xếp tại kho để bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Không tách biệt thủ kho, kế toán HTK, bộ phận mua hàng, nhận hàng.
- Không hạch toán trên TK 151 khi hàng về nhưng hóa đơn chưa về.
- Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, hạch toán xuất kho khi chưa ghi nhận nhập kho.
- Phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: không đánh số thứ tự, viết trùng số, thiếu chữ kí, các chỉ tiêu không nhất quán…
- Không lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu xuất kho, không viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất.
- Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh.
- Chưa lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu nhập xuất kho.
- Quyết toán vật tư sử dụng hàng tháng chậm.
- Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
- Không lập bảng kê tính giá đối với từng loại hàng tồn kho.
- Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
- Hạch toán sai: không hạch toán theo phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.
- Số liệu xuất kho không đúng với số liệu thực xuất.
- Xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi số liệu khống.
- Biên bản hủy hàng tồn kho kém phẩm chất không ghi rõ phương pháp kĩ thuật sử dụng để tiêu hủy.
- Hạch toán hàng tồn kho giữ hộ vào TK152 mà không theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 002.
- Nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa kém chất lượng theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp không được xuất ra khỏi sổ sách.
- Khi lập BCTC hợp nhất HTK ở tài khoản 136,138 tại chi nhánh không được điều chỉnh về TK 152.
- Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.
- Hạch toán sai: HTK nhập xuất thẳng không qua kho vẫn đưa vào TK 152, 153.
- Không hạch toán hàng gửi bán, hay hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp vào hàng gửi bán, giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng, chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
- Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán.
- Phân loại sai TSCĐ là hàng tồn kho (công cụ, dụng cụ), không phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa.
- Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không cóa bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trong kì.
- Không trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.
- Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
- Chưa theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa…
- Chưa đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với khách hàng về HTK nhận giữ hộ.
- Hạch toán nhập xuất HTK không đúng kì.
- Đơn giá, số lượng HTK âm do luân chuyển chứng từ chậm, viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho.
- Xuất kho nội bộ theo giá ấn định mà không theo giá thành sản xuất.
- Xuất kho nhưng không hạch toán vào chi phí.
- Xuất vật tư cho sản xuất chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị.
- Không theo dõi riêng thành phẩm và phế phẩm theo tiêu thức kế toán và tiêu thức kĩ thuật, chưa xử lý phế phẩm.
- Hạch toán tạm nhập tạm xuất không có chứng từ phù hợp hoặc theo giá tạm tính khi hàng về chưa có hóa đơn nhưng đã xuất dùng ngay, tuy nhiên chưa tiến hành theo giá thực tế cho phù hợp khi nhận được hóa đơn.
- Không theo dõi hàng gửi bán trên TK hàng tồn kho hoặc giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng mà chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
Hàng gửi bán đã được chấp nhận thanh toán nhưng vẫn để trên TK 157 mà chưa ghi nhận thanh toán và kết chuyển giá vốn.
- Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý.
- Không quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, bộ phận mua hàng khai khống giá mua (giá mua cao hơn giá thị trường).
- Công cụ, dụng cụ báo hỏng nhưng chưa tìm nguyên nhân xử lý hoặc vẫn tiếp tục phân bổ vào chi phí.

7. Tạm ứng
- Chưa đối chiếu tạm ứng với các đối tượng.
- Chưa theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng.
- Chênh lệch số kế toán và biên bản đối chiếu tạm ứng.
- Chữ kí trên biên bản đối chiếu tạm ứng khác chữ kí trên biên bản chấm công, bản thanh toán lương.
- Tạm ứng cho đối tượng ngoài công ty.
- Chưa xây dựng quy chế tạm ứng, quy chế quản lý tạm ứng chưa chặt chẽ: thanh toán hoàn tạm ứng chậm, tạm ứng quá nhiều…
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng không ghi rõ thời hạn hoàn ứng, số tiền, lý do sử dụng, không có chữ kí của kế toán trưởng.
- Số dư tạm ứng cuối năm lớn. Khoản tạm ứng quá thời hạn thanh toán lâu ngày chưa được sử lý.
- Công nợ tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đã chuyển công tác vẫn chưa được thu hồi.
- Sử dụng tạm ứng không đúng mục đích.

8. Thuế GTGT được khấu trừ
- Hạch toán, kê khai không đúng thuế suất.
- Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT.
- Hóa đơn GTGT kê khai thiếu hoặc sai nội dung.
- Kê khai khấu trừ thuế khi không có hóa đơn hoặc hóa đơn của các đơn vị phá sản, giải thể.
- Kê khai khấu trừ thuế GTGT những hàng hóa không chiu thuế GTGT.
- Chênh lệch sổ sách và tờ khai thuế, không giải thích được nguyên nhân.
- Kê khai, hạch toán khấu trừ đối với hóa đơn GTGT trực tiếp hoặc hóa đơn không chịu thuế GTGT, hóa đơn không hợp lệ, hợp pháp.
- Kê khai khấu trừ thuế và những hóa đơn chi từ nguồn khác.
- Hàng mua được giảm giá chưa hạch toán giảm VAT đầu vào.
- Kê khai thiếu hay sai hóa đơn, hóa đơn không đúng mẫu BTC quy định hoặc mẫu hóa đơn tự in đã đăng kí với Bộ tài chính.
- Kê khai thuế đầu vào được khấu trừ đối với cả bộ phận nguyên vật liệu sản xuất dùng cho sản xuất hàng hóa chịu VAT trực tiếp.
- Kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu sai.
- Bù trừ thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp của các chi nhánh trên báo cáo tài chính hợp nhất.
- Hạch toán khấu trừ thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra phải nộp, để số âm trên BCTC.
- Trường hợp hủy hóa đơn GTGT, xuất lại hóa đơn khác, người mua trên 2 hóa đơn này không trùng nhau.
9. Hàng gửi bán
- Hàng gửi bán chưa được chấp nhận thanh toán nhưng đã hạch toán tăng doanh thu.
- Chưa hạch toán hàng gửi bán bị trả lại.

10. Cầm cố, kí quỹ, kí cược
- Chưa có hóa đơn chứng từ, hợp đồng, cam kết hợp lệ.
- Nội dung các khoản kí quỹ, kí cược không rõ ràng.
- Chưa có đối chiếu xác nhận số dư với bên nhận kí quỹ, kí cược ngày khóa sổ kế toán cuối năm.
- Hạch toán sai khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược vào tài khoản phải thu khác 138.
- Không theo dõi chi tiết từng loại.

11. TSCĐ hữu hình & vô hình
- Quản lí TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ.
- Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
- Chứng từ liên quan đến TSCĐ không được lưu riêng với chứng từ kế toán.
- TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận.
-Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kì).
- Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng…
- Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
- Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng… Ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình những nội dung không đúng quy định như chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nghiên cứu…
- Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết.
- Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhậm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng XDCB tự làm đã hoàn thành.
- Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì.
- Hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa; chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
- Chưa đăng kí phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương.
- Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì theo quy định tại QĐ 206.
- Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích theo ngày ngưng sử dụng.
- Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.
- Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn chưa trích hết khấu hao. Số chưa trích hết không được hạch toán vào chi phí trong kì.
- Vẫn trích khấu hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
- Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính. Không theo dõi ngoại bảng đối với TSCĐ thuê hoạt động.
- Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền…
- Không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ thanh lý.
- Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc,…
- Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ.
- Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt.
- TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích: TSCĐ phục vụ lợi ích công cộng được đầu tư.
- Trích khấu hao vào chi phí SXKD những tài sản đầu tư bằng nguồn khác.
- Thời điểm trích khấu hao không theo thời điểm ghi nhận TSCĐ.
- Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế địa phương và kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ. Mức trích khấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, không được theo dõi tài sản ở ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao tính vào chi phí.
- TSCĐ điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ kế toán.
- Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu thành công cụ dụng cụ theo quyết định 206/BTC.
- TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn phải tiến hành đánh giá lại giá trị.
- Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư.
- Tài sản nhận điều động, điều chuyển theo quyết định của cấp trên chỉ ghi tăng nguyên giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao.
- TSCĐ thuê tài chính hạch toán trên TK 211,213.
- Giá trị TSCĐ ghi nhận không phù hợp, TSCĐ được biếu tặng không được ghi nhận theo giá trị hợp lý, TS nhận bàn giao, góp vốn không được đánh giá lại khi giao nhận…
- Điều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị còn lại trên Quyết định điều chuyển và sổ sách kế toán không khớp.
- Một số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau nhưng được gộp chung lại thành một tài sản hay một nhóm tài sản.
- TSCĐ đầu tư bằng nguồn vơn NSNN, cho công nhân viên sử dụng nhưng không thu tiền để thu hồi vốn đầu tư.
- Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp.

12. Tài sản cố định thuê tài chính
- Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính
- Thiếu hợp đồng thuê.
- Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính không đúng theo hợp đồng thuê.
- Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kì không theo tiêu tức hợp lí. Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.

13. Góp vốn liên doanh
- Không có hồ sơ, hợp đồng góp vốn.
- Không có đối chiếu số dư với đơn vị nhận vốn góp liên doanh.
- Góp vốn không theo hợp đồng liên doanh.
- Góp vốn liên doanh bằng tài sản nhưng không có biên bản bàn giao nhận tài sản, đánh giá lại tài sản.
- Khi tham gia góp vốn liên doanh không nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của đối tác, dẫn đến công ty liên doanh bị lỗ, đơn vị góp vốn sẽ bị chia lỗ tương ứng với tỷ lệ góp vốn.

14. Xây dựng cơ bản dở dang
- Chi phí XDCB dở dang cuối kì xác định chưa phù hợp, chỉ trên cơ sở ước tính.
- Không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ,…
- Không chi tiết các khoản đầu tư XDCB cuối kì là của công trình nào.
- Chi phí XDCB dở dang tồn đọng từ nhiều kì chưa được xử lý, đầu tư tiếp…
- Thủ tục đầu tư chưa đầy đủ: không có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, không tổ chức đấu thầu, chào hàng…
- Hồ sơ, chứng từ đầu tư thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị không có hóa đơn, chi trả tiền cho đối tác nước ngoài, không thực hiện thanh toán qua NH.
- Khoản chi cho hoạt động XDCB không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Giá trị trên Báo cáo chi tiết đầu tư từng công trình chênh lệch với sổ kế toán.
- Thực hiện sửa chữa lớn không có phê duyệt của Tổng công ty/đạt tỷ lệ thấp.
- Hạch toán sai: chi phí sửa chữa lớn không ghi tăng nguyên giá mà đưa vào chi phí SXKD trong kì.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao vào giá trị công trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp.
- Công trình hoàn thành bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa hạch toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao.
- Hạch toán vào chi phí XDCB dở dang những chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu.
- Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không dự trù kinh phí. Sửa chữa khi không có phiếu báo hỏng, khi hoàn thành không có quyết toán kinh phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao.

15. Phải thu nội bộ
- Không có biên bản đối chiếu công nợ với đối tượng nợ tại thời điểm cuối năm. Số liệu trên sổ kế toán không khớp với số liệu trên biên bản đối chiếu với công nợ nội bộ.
- Không theo dõi chi tiết từng đối tượng có quan hệ thanh toán với đơn vị.
- Hạch toán phải thu nội bộ khi không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Hạch toán phải thu nội bộ không đúng kì.
- Bù trừ công nợ phải thu, phải trả nội bộ không đúng đối tượng hoặc cùng đối tượng nhưng không bù trừ khi lập bảng cân đối.
- Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập, không mang tính chất thu chi hộ.
- Bù trừ công nợ với bên thứ ba không có biên bản.
- Hạch toán phải thu nội bộ với những đơn vị hạch toán độc lập.

16. Chi phí SXKD dở dang
- Hạch toán vào chi phí một số khoản không phù hợp nội dung, tính chất.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang không nhất quán giữa các kì kế toán.
- Không có biên bản kiểm kê khối lượng XDCB dở dang cuối kì.
- Không hạch toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh hoặc hạch toán 1 số khoản vượt mức quy định.
- Hạch toán vào chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Hạch toán chi phí không đúng kì.
- Sản phẩm đã hoàn thành nhưng không cần kết chuyển.

17. Chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển
- Phân bổ chi phí trả trước chưa hợp lí và không nhất quán.
- Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước.
- Chưa mở sổ theo dõi từng loại chi phí thực tế phát sinh, nội dung từng loại chi phí chưa rõ ràng, cụ thể.
- Đưa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí chờ kết chuyển mà không phân bổ vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh phù hợp theo quy định, TK 142 còn số dư.
- Phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn chưa phù hợp.
- Chi phí liên quan đến nhiều kì nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp, nhất quán.
- Gác lại chi phí không theo tiêu thức nhất định.

18. Đầu tư dài hạn
- Chưa tiến hành đánh giá lại số chứng khoán tại ngày kết thúc năm tài chính, khóa sổ và lập báo cáo.
- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư.
- Chưa lập dự phòng cho các khoản chứng khoán giảm giá tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Lập dự phòng không có cơ sở.
- Không có cơ sở chứng minh cho khoản đầu tư.
- Số liệu trên sổ kế toán và bảng cân đối không khớp nhau.
- Không có xác nhận của bên nhận đầu tư về khoản đầu tư.

19. Chi sự nghiệp
- Số liệu trên sổ sách kế toán không khớp với số liệu trên Bảng cân đối.
- Chi sự nghiệp không được hạch toán vào TK 161 mà hạch toán giảm nguồn kinh phí sự nghiệp.
- Ghi giảm chi sự nghiệp mà không có biên bản nghiệm thu quyết toán của cơ quan chủ quản.
- Cuối niên độ kế toán không chuyển chi sự nghiệp năm nay sang chi sự nghiệp năm trước.
- TSCĐ được hình thành từ nguồn kinh phí sự nghiệp không được hạch toán tăng chi sự nghiệp, khấu hao TSCĐ được hình thành từ nguồn kinh phí sự nghiệp không được hạch toán giảm chi sự nghiệp mà hạch toán vào chi phí hoặc hạch toán nhưng không đúng, không đủ.

NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.Vay ngắn hạn, vay dài hạn
- Không theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn lại phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay, từng mục đích vay.
- Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng cho khoản mục vay không hợp lý và nhất quán. Không tính toán tiền lãi vay mà hạch toán trên cơ sở thông báo của ngân hàng.
- Chứng từ gốc vay và chứng từ thanh toán không đầy đủ và hợp lệ. Khi vay không đầy đủ phiếu thu, giấy báo Có NH hoặc chứng từ thanh toán, khi thanh toán không có phiếu chi hoặc giấy báo Nợ NH hoặc những chứng từ này thiếu các yếu tố và chữ kí của những người có liên quan. Khế ước vay không ghi rõ thời hạn trả nợ.
- Chênh lệch khế ước nhận nợ với chứng từ thu tiền, nhận hàng hóa, tài sản hay các nghiệp vụ trả lãi, trả nợ gốc với chứng từ thanh toán, chi tiền.
- Công tác lưu trữ hồ sơ vay chưa hợp lí.
- Hạch toán không đầy đủ và không chính xác lãi tiền vay phải trả trong năm theo hợp đồng vay vốn và khế ước nhận nợ.
- Hạch toán vào chi phí vượt quá số tiền lãi vay phải trả thực tế trong năm.
- Hạch toán tiền lãi vay vào các đối tượng chi phí chưa đúng quy định: hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không phản ánh vào chi phí tài chính.
- Phân loại sai các khoản vay ngắn hạn sang vay dài hạn và ngược lại.
- Quản lý và hạch toán tiền vay và tiền lãi vay chưa phù hợp: hạch toán lãi tiền vay vào chi phí XDCB hoặc tăng nguyên giá TSCĐ mà không hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.
- Ghi chép số liệu vay ngắn hạn, dài hạn chưa đầy đủ so với số thực tế phát sinh. Chưa hạch toán giảm tiền vay được xóa nợ.
- Hạch toán lãi vay của đơn vị ngoài hoặc cán bộ công nhân viên vượt quá 1,2 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay.
- Chưa hạch toán hoặc hạch toán chưa đúng các khoản vay dài hạn nếu đến hạn trả sang nợ dài hạn đến hạn trả theo quy định tại 31/12 theo như kế hoạch trả nợ được ghi trong hợp đồng vay dài hạn.
- Chưa kí hợp đồng vay vốn với cán bộ công nhân viên và chưa có bản đối chiếu khoản vốn vay của cán bộ công nhân viên.
- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng vay.
- Khả năng thanh toán các khoản vay của đơn vị thấp, đơn vị thường xuyên phải đảo nợ để thanh toán nợ vay đến hạn.
- Nhầm lẫn giữa chi phí đi vay được vốn hóa và không được vốn hóa.
- Chưa đánh giá lại số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên NH tại thời điểm lập BCTC hoặc không theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối năm.
- Chưa đối chiếu số dư các khoản vay tại thời điểm 31/12. Số đối chiếu và số sổ sách có chênh lệch do chưa hạch toán lãi vay chưa trả được vào gốc vay.
- Chưa tiến hành phân loại các khoản vay theo tuổi vay.
- Những khoản nợ dài hạn được khoanh nợ nhưng chưa có đủ hồ sơ theo quy định. Đối với những khoản nợ đã quá hạn, Công ty chưa có kế hoạch trả nợ hoặc xin gia hạn bổ sung.
- Không theo dõi chi tiết nguyên tệ riêng những khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ.
- Số liệu trên BCTC, sổ tổng hợp và sổ chi tiết không khớp nhau.
- Trình bày không đúng đắn trên BCTC. Không thực hiện đúng nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn.

2. Phải trả người bán
- Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán,người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ). Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc có vấn đề…
- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết).
- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm.
- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả nhưng chưa được xử lý.
- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì.
- Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng.
- Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
- Cuối kì , chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch liên NH tại thời điểm lập BCTC.
- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán, không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng nội dung kinh tế.
- Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán.
- Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm.
- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.
- Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi với đối tác nước ngoài chưa thích hợp.
- Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ. Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ.
- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng.
- Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của Kiểm toán viên.
- Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng từ không hợp lệ.
- Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.
- Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi NH với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải trả không khớp nhau, có chênh lệch lớn.
- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.
- Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán.
- Chưa tiến hành xửa lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.
- Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về.
- Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tại 31/12 TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.
- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.

3. Thuế và các khoản phải nộp NSNN
- Không theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp.
- Quản lí và hạch toán thuế GTGT đầu ra chưa đúng qui định: không viết hóa đơn khi bán hàng, áp thuế suất thuế GTGT đầu ra chưa đúng tỉ lệ, tính toán sai giá tính thuế.
- Hạch toán và kê khai thuế GTGT chưa đầy đủ, chưa phù hợp. Hạch toán khấu trừ thuế VAT đối với các hóa đơn không hợp lệ (thiếu mã số thuế, chữ kí của người mua…) hoặc hóa đơn gia tăng trực tiếp, hóa đơn chi từ nguồn KPCĐ, quỹ phúc lợi, khoản chi trả không phục vụ sản xuất… Hạch toán giảm VAT phải nộp và ghi tăng lợi nhuận đối với khoản được miễn, giảm thuế VAT.
- Quản lí và hạch toán thuế tài nguyên chưa phù hợp: không hạch toán vào TK627 mà hạch toán vào TK642, hạch toán thuế tài nguyên theo giá tạm tính khi chưa có thông báo giá tính thuế tài nguyên của Cục thuế địa phương.
- Cơ sở tính thuế tài nguyên chưa phù hợp: tính thuế tài nguyên trên giá gồm cả chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi; không tính thuế tài nguyên khai thác trong kì nhưng chưa bán, tiêu dùng; tính thuế tài nguyên trên khối lượng tài nguyên khi chưa loại trừ hết tạp phẩm.
- Số dư trên TK 3331 (thuế GTGT phải nộp) trên BCTC có số dư âm do hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào vượt với số thuế đầu ra.
- Số liệu liệu thuế GTGT đầu ra trên sổ kế toán không khớp với số liệu trên tờ khai thuế và hóa đơn VAT (do kê khai sai, thiếu, trùng một số hóa đơn GTGT). Kê khai thuế không đúng số seri và ngày phát hành hóa đơn trên tờ khai thuế GTGT.
- Hạch toán sai các khoản thuế GTGT trong các trường hợp hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, tính VAT đầu ra đối với hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, hội chợ triễn lãm thương mại.
- Hạch toán giảm trừ thuế VAT đầu ra phải nộp chưa hợp lệ: chưa có biên bản hủy hợp đồng khi đã xé hóa đơn rời cuống, chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế về việc này. Trường hợp mất hoặc thất lạc hóa đơn GTGT, đơn vị xử lý không đúng quy định và hạch toán sai nguyên tắc.
- Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện được coi là xuất khẩu vẫn áp dụng thuế suất 0%.
- Quản lý và hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu chưa phù hợp, tính sai giá tính thuế, áp sai thuế suất. Các nghiệp vụ hoàn thuế xuất nhập khẩu thiếu các chứng từ cần thiết và không phản ánh khoản hoàn thuế này trên số sách kế toán.
- Tính thuế cho những hàng hóa không thực diện chịu thuế xuất nhập khẩu như hàng chuyển khoản, nhập khẩu vào khu chế xuất, vận chuyển hàng quá cảnh viện trợ nhân đạo…
- Thuế xuất khẩu tính trên giá chưa tách chi phí vận tải, bảo hiểm…
- Nộp hộ thuế nhập khẩu cho đơn vị ủy thác nhưng chưa viết hóa đơn.
- Không tính thuế GTGT đầu ra đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong trường hợp tiêu dùng nội bộ (trả lương, thưởng cho công nhân viên) hay do trao đổi hàng hóa.
- Nhầm lẫn giữa các hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT với những hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 0%.
- Các khoản thuế sử dụng đất, thuế môn bài không hạch toán vào TK 333 mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì nộp tiền.
- Chưa hạch toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân với nhân viên phải chịu thuế thu nhập cao, chưa khấu trừ tại nguồn theo Pháp lệnh về thuế đối với người có thu nhập cao.
- Hạch toán và nộp thuế thu nhập cá nhân cho một só cán bộ có thu nhập cao với số tiền cao hoặc thấp hơn số tiền thực tế phải nộp. Hạch toán thiếu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi hoa hồng, môi giới.
- Xác định thu nhập chịu thuế cá nhân không loại trừ khoản tiền nộp về BHXH, BHYT từ tiền lương của người lao động.
- Chưa xác định điều kiện ưu đãi được hưởng về thuế suất và năm miễn giảm thuế theo quy định tại Thông tư 128 và Nghị định 164.
- Chưa hạch toán số thuế phải nộp bổ sung trong năm. Nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế chậm so với thời gian quy định.
- Không hạch toán tiền thuê đất nhưng không có văn bản chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn giảm tiền thuê đất. Chưa kí kết được hợp đồng thuê đất với Sở tài nguyên và môi trường của địa phương.
- Xác định mức thu nhập chịu thuế sai đối với thuế thu nhập doanh nghiệp do hạch toán các khoản chi phí hợp lí nhằm mục đích tính thuế chưa đúng quy định, ghi nhận sai các khoản doanh thu, thu nhập khác; tính giá vốn hàng bán chưa đúng kì hoặc không chính xác.
- Chưa tách thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế.
- Chưa tổng hợp quyết toán thuế.
- Đơn vị không tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng quý với số tiền mà đơn vị đã kê khai.

---------- Post added at 06:30 ---------- Previous post was at 06:28 ----------

THIÊN THỨ 4: HIỂU ĐẠO TRỜI ĐẠO NGƯỜI
1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thế
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,...
Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
- Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
- 6 – Kiểm tra chi tiết khác:
- Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
- Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
- Kiểm tra các khoản phải trả
- Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
- Đầu vào và đầu ra có cân đối
- Kiểm tra ký tá có đầy đủ
- Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
- Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH CỦA CHI TIẾT TÀI KHOẢN
- Sổ cái các tài khoản: 131(phải thu khách hàng): chi tiết cho từng khách hàng mà họ đã mua chịu của ta, với loại tài khoản lưỡng tính này có cả số dư Bên Nợ ( phải thu do bán chịu đã xuất hóa đơn nằm ở mục phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán phần tài sản) và số Dư Bên Có (khách hàng cho doanh nghiệp ứng tiền trước nằm ở mục người mua trả tiền trước trên bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn) trường hợp mua và bán cùng một đối tượng thì không được phép cấn trừ ngang mà vẫn theo dõi như bình thường nhưng trên thực tế đễ dễ dàng trong giao dịch người ta hiểu ngầm là cấn trừ lẫn nhau nhưng để cấn trừ đúng luật phải làm biên bản xác nhận đối chiếu và làm biên bản cấn trừ lẫn nhau có ký tá đầy đủ thì mới hợp lệ, nếu cấn trừ ngang không có văn bản là sai nguyên tắc kế toán, Thông thường cuối mỗi năm kế toán phải làm một biên bản đối chiếu công nợ và khóa công nợ cho năm tài chính đó và phải được hai bên thống nhất và ký vào biên bản
- Sổ cái các tài khoản: 331(phải trả người bán): phải mở chi tiết cho từng khách hàng theo dõi mỗi lần chi mua chịu và đã thanh toán hay ứng trước cho khách hàng bao nhiêu? Cũng là tài khoản lưỡng tính do vậy số Dư bên Nợ sẽ nằm ở mục phải trả người bán bên mục tài sản còn số Dư bên Có sẽ nằm ở mục phải trả người bán phần nguồn vốn trường hợp mua và bán cùng một đối tượng thì không được phép cấn trừ ngang mà vẫn theo dõi như bình thường nhưng trên thực tế đễ dễ dàng trong giao dịch người ta hiểu ngầm là cấn trừ lẫn nhau nhưng để cấn trừ đúng luật phải làm biên bản xác nhận đối chiếu và làm biên bản cấn trừ lẫn nhau có ký tá đầy đủ thì mới hợp lệ, nếu cấn trừ ngang không có văn bản là sai nguyên tắc kế toán, Thông thường cuối mỗi năm kế toán phải làm một biên bản đối chiếu công nợ và khóa công nợ cho năm tài chính đó và phải được hai bên thống nhất và ký vào biên bản
- Sổ cái các tài khoản: 1331 (thuế GTGT được khấu trừ): đây là phần đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ do vậy cách kiểm tra xem sổ cái tài khoản 1331 và trên tờ khai báo cáo thuế có khớp không nếu không khớp là làm sai ngược lại là đúng , nếu được khấu trừ tiếp cho các kỳ sau thì phần giá trị được khấu trừ này phải bằng số dư cuối kỳ bên nợ tk 1331 của tháng đó
Xác định số thuế phải đóng = VAT đầu ra – VAT đầu vào nếu > 0 phải nộp, nếu <0 thì được khấu trừ cho kỳ sau phần chênh lệch số được khấu trừ phải lấy số nhỏ nhất giữa hai tài khoản này, xem thời gian nộp báo cáo có đúng thời gian quy định của cơ quan thuế không
Ví dụ: VAT đầu ra = 10trieu > VAT đầu vào = 9 triệu vậy phải đóng 1 triệu vậy số thuế khấu trừ của tháng đó là 9 triệu
Ví dụ: VAT đầu ra = 9trieu > VAT đầu vào = 10 triệu vậy phải đóng =0 và phần chênh lệch 1 triệu được khấu trừ tiếp kỳ sau, và số thuế khấu trừ là 9 triệu
- Sổ cái các tài khoản: 142, 242, 214 (chi phí phân bổ) : xem số liệu trên sổ cái và bảng phân bổ hàng tháng có khớp không, có phân bổ đúng đối tượng không (TK627,641,642 và 211) với mỗi tài sản thì phải có thẻ theo dõi, và mã theo dõi, phải có biên bản bàn giao khi đưa vào sử dụng, phải có văn bản đăng ký khấu hao với cơ quan thuế
- Sổ cái các tài khoản: 152,155,154,156..(hàng tồn kho): xem số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp nhập xuất tồn có khớp nhau về số liệu , kỹ hơn thì xem đến chi tiết cho từng loại hàng hóa, tài sản . Phải mở chi tiết cho từng mặt hàng, và phải có phiếu nhập kho , xuất cho cho mỗi lần phát sinh nghiệp vụ còn nếu mua về xuất thẳng thì không cần làm phiếu nhập, hay xuất nhưng khi hoạch toán thì phải đưa vào (621,154,632) mà không đưa vào 152
- Sổ cái các tài khoản: 334 (phải trả tiền lương): xem số liệu trên sổ cái và bảng lương có khớp, hoạch toán có đúng đối tượng không (622,627,641,642)? Có ký tá đầy đủ không, có hợp đồng lao động không, có đăng ký bảo hiểm không, có phải đóng thuế TNCN không, có mã số thuế TNCN chưa nếu chưa phải đăng ký, lưu ý với lao động thời vụ chỉ cần chứng minh thư nhân dân + hợp đồng lao động là đủ điều kiện đưa vào chi phí hợp lý và chỉ được ký 3 tháng nếu quá 3 tháng sẽ trở thành lao động có kỳ hạn phải đóng bảo hiểm do vậy doanh nghiệp tránh đóng bảo hiểm thì chỉ ký 3 tháng và sau 3 tháng thì hủy hợp đồng và 3 tháng sau ký lại, đối với lao động thời vụ thì đăng ký mã số thuế cho họ và làm thêm bảng kê 23 theo thông tư 21 để không phải khấu trừ đầu vào của họ 10% nếu có MST và 20% chưa có MST
- Xem bảng cân đối phát sinh cuối tháng: số dư cuối kỳ các tài khoản có khớp với số liệu trên bảng cân đối phát sinh, tổng phát sinh trên nhật ký chung có khớp với tổng phát sinh trên Bảng cân đối phát sinh, so sách số liệu của Bảng cân đối phát sinh cuối năm để làm bảng cân đối kế toán phần số dư cuối kỳ của tháng 12 có khớp với số dư cuối kỳ của bảng cân đối phát sinh tổng hợp của cuối năm không
- Lưu chuyển tiền tệ chỉ mang tính chất khuyến khích chứ không bắt buộc phải làm khi lập báo cáo tài chính
Hạn nộp thuế: Hạn chót của báo cáo thuế GTGT là ngày 20 của tháng sau, tờ khai thuế môn bài là ngày 30 tháng 1 đầu năm tài chính thông thường nộp cùng báo cáo thuế GTGT, hạn chót báo cáo thuế TNDN tạm nộp theo quý là ngày 30 tháng đầy quý sau nhưng thường nộp cùng báo cáo thuế GTGT một lúc tờ khai này không nhất thiết phải chính sác lắm chỉ tương đối chỉ làm đúng khi làm báo cáo tài chính cuối năm Quyết toán thuế TNDN tránh tình trạng quý thì lãi mang tiền đi nộp thuế TNDN nhưng đến khi quyết toán thì lại lỗ khi đã nộp thuế rồi thì khó mà lấy lại do vậy cần phải cân nhắc không thì chỉ cần tổng hợp doanh thu 3 tháng lại rồi lấy phần giá trị chi phí cao hơn một chút là được( để cho quý đó lỗ )
Ví dụ : doanh thu quý 1 (tháng 1,2,3) = 10 tỷ ngày 20/4 nộp báo cáo thuế TNDN tạm tính phần chi phí lấy cao hơn một chút là 10.5 tỷ
Báo cáo tài chính chậm nhất 90 ngày tức ngày 31/03 của năm tài chính kế tiếp là phải nộp
Báo cáo sử dụng hóa đơn 20 của quý sau cùng báo cáo thuế TNDN tạm tính
- Cách tình huống của hợp đồng cần biết: khách hàng liên hệ=> Báo giá=> ký hợp đồng=> biên bản nghiệp thu <= Thanh lý hợp đồng (ngày tháng) = đồng thời xuất hóa đơn GTGT luôn + Giấy đề nghị thanh toán
Về mặt thời gian: Dự toán > Báo giá > Hợp đồng > biên bản nghiệm thu <= Thanh lý = Hóa đơn xuất trước hoặc bằng thời gian của thanh lý hợp đồng do đó: Thanh lý HĐ thì phải lập sau ngày xuất HĐ hoặc cùng ngày của hóa đơn
Trên hợp đồng phải ghi rõ các điều khoản phạt sao cho có lợi cho mình
Các tính huống kế toán khác:
1/Trường hợp Doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài chính năm trước, nay phát hiện sai sót vậy doanh nghiệp làm lại báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế đây là Trường hợp Công ty tự phát hiện báo cáo tài chính sai sót làm thay đổi số liệu khai quyết toán thuế TNDN đã nộp cho Cơ quan thuế trước đây, và sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì phải lập hồ sơ kê khai bổ sung theo mẫu 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính .Nếu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp thì phải đi nộp thuế và xử phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế. Trường hợp báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, thì doanh nghiệp lập lại báo cáo tài chính cần điều chỉnh để nộp cho cơ quan thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như hành vi chậm nộp báo cáo tài chính.
Vì vậy làm công văn thông báo lên cơ quan thuế nói rõ nội dung việc thay đổi của báo cáo tài chính và in ra đóng dấu nộp lại là xong: Bạn làm lại báo cáo tài chính, kèm có công văn là xin nôp lại báo cáo tài chính
2/Các biện pháp lách thuế : lách thuế thì phải am hiểu thuế và phải có phương pháp hợp pháp chính đáng nếu không thì nguy to tai hại lớn
Công thức tính thuế GTGT:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT bán hàng ra - Thuế GTGT mua hàng vào
A = B - C
Có 3 trường hợp xảy ra:

A>0 => phải nộp thuế : trường hợp này để lách chỉ còn cách thương lượng với đối tác, nếu không lấy hóa đơn thì giảm bao nhiêu phần trăm ? hoặc bán cho các hộ cá nhân thì họ không cần lấy hóa đơn người dân không phải công ty nên họ chẳng cần lấy hóa đơn làm gì nên chăng dại gì mà lấy cái giấy hóa đơn lại phải trả thêm 10% thuế nữa, hoặc là thương lượng với đối tác xuất hoãn ngày lại đợi khi ta lấy được đầu vào nhiều thì xuất ra cho họ để cân đối ra vào
Hoặc để giảm băng cách đi mua khống hóa đơn ví dụ: VAT 10% = 1.000.000 đ thì khi mua hóa đơn chỉ lấy 5%--> 7% do vậy chỉ hết = 700.000đ ta vẫn còn 30% = 300.000đ cách này lợi ở chỗ vừa được khấu trừ thuế VAT vừa được giảm thuế TNDN 25% vì ta tăng được chi phí đầu vào
A = 0 => không nộp thuế : bán ra bao nhiêu thì lấy hóa đơn vào bấy nhiêu
A <0 => được hoàn thuế
Con át chủ bài để trốn thuế GTGT là mua khống hóa đơn Vat đầu vào
Công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
• Như vậy thu nhập chịu thuế càng lớn thì số thuế TNDN phải nộp càng nhiều. Do đó trốn thuế bằng cách làm cho thu nhập chịu thuế (TNCT) nhỏ đi, bằng cách tăng chi phí lên, thông qua thủ đoạn lập các hợp đồng mua hàng khống, kê khống giá trị hàng hoá lên.( mua hàng đầu vào 10.000.000 thì bảo nhà cung cấp ghi lên 20.000.000).. để làm cho chi phí đầu vào thật lớn; làm cho thu nhập chịu thuế không còn, hoặc tăng chi phí tiền lương lên bằng cách thuê lao động thời vụ mà lao động thời vụ chỉ cần chứng minh nhân dân phô tô do vậy lương luôn là con át chủ bài để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
3/Lách thuế: thuế thu nhập cá nhân
Lợi nhuận quá cao doanh thu > chi phí do vậy tăng cao tiền lương nhưng tăng lên làm sao để cả người lao động và doanh nghiệp không phải đóng thuế mới là quan trọng
Do vậy chiêu thứ nhất : là nâng cao thu nhập và đăng ký giảm trừ gia cảnh cho công nhân
Ví dụ: ông A có tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng, có ba người phụ thuộc là hai con ruột và một mẹ già sẽ được giảm trừ gia cảnh như sau:
Bản thân: 4 triệu đồng/tháng.
Ba người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng/người/tháng x 3 = 4,8 triệu đồng.
Tổng cộng khoản giảm trừ gia cảnh là 4 triệu + 4,8 triệu = 8,8 triệu đồng.
* Thu nhập chịu thuế của ông A là 1,2 triệu đồng = 10 triệu đồng (tổng thu nhập) - 8,8 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh).
* Số thuế phải nộp là 60.000 đồng/tháng = 1,2 triệu đồng x thuế suất 5% (thuộc bậc 1 của biểu thuế gồm những cá nhân có thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng).
Điều kiện của giảm trừ gia cảnh là thu nhập của họ < 500.000đ và không có thu nhập hay không có khả năng lao động tạo thu nhập
Chiêu thứ hai:
Chỉ ký loại hình hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng và làm thêm bảng kê 23 theo thông tư 21 và đăng ký mã số thuế cho họ sau 3 tháng cho họ nghĩ và 3 tháng sau lại ký hợp đồng lại như vậy một năm họ có 2 kỳ hợp đồng thời vụ 3 tháng vì lao động thời vụ một năm không quá 2 lần
Không nhất thiết họ phải làm việc chỉ cần treo cái bảng tuyển người sau đó tuyển dụng để họ nộp hồ sơ sau đó bảo xắp xếp đên mai phỏng vấn thế là phô tô hồ sơ của họ lại là song còn ký trên bảng lương ai ký mà chả được

---------- Post added at 06:52 ---------- Previous post was at 06:30 ----------

THIÊN THỨ 5: LƯỚI TRỜI THƯA NHƯNG KHÓ THOÁT

1. Đối với daonh nghiệp sản xuất:
- Tăng định mức nguyên vật liệu là cái quyết định nhiều nhất. Quy luật tăng: 152/621/154/632/911/421
- Tăng lương cho nhân viên quy luật chạy: 334/622/154/632/911/421
- Lưu ý vấn đề chuyển lỗ của các năm trước: cân đối lãi lỗ: năm trước lỗ 1 tỷ năm lãi làm lãi 900, năm sau lỗ 900 , sau nữa lãi 800.... cư thế cứ thế ko bỏ xu nào
- Nắm được thông tư miễn giảm thuế: hàng ngày ngồi máy tính lên intenets cập nhập game liên tực , tin lá cải đọc ko ngừng nghỉ : diễn viên a tự tử, diên viên B hôm qua đi vệ sinh ko đóng cửa.......
- Khấu hao nhanh tài sản cố định
-142,242 rút ngắn ở mức thời gian thấp nhất
- Đó là những cái thông dụng và hiệu quả nhanh nhất nhưng đúng luật thuế
2. Đối với doanh nghiệp thương mại:
- Tăng giá vốn hàng bán bằng cách chỉnh nhập xuất tồn sao cho phù hợp
- Tăng lương cho nhân viên
- Lưu ý vấn đề chuyển lỗ của các năm trước
- Nắm được thông tư miễn giảm thuế
- Khấu hao nhanh tài sản cố định
-142,242 rút ngắn ở mức thời gian thấp nhất
3. Đối với doanh nghiệp vận tải:
-Định mức xăng dầu ( xăng dầu có thể nhiều hơn một chút nhưng cao nhất chỉ khoản 75% doanh thu thôi, coìn nếu để tỷ lệ cao thì chấp nhậ rủi ro)
- Tăng lương cho nhân viên
- Lưu ý vấn đề chuyển lỗ của các năm trước
- Nắm được thông tư miễn giảm thuế
- Khấu hao nhanh tài sản cố định
4. Cuối mỗi tháng tập hợp hóa đơn báo cáo thuế VAT tạm xem tháng này thế nào nếu thấy nghi cơ nộp thếu vat nhiều bao sếp gọi điện điều binh khiển tướng 4 phía tập hợp hóa đơn kể cả đi mua miễn sao có lợi cho mình
6. Trốn bảo hiểm bằng cách ký hợp đồng thời vụ, giảm bảo hiểm= lương căn bản thấp
7. nếu thấy hợp đồng lỏng lẻo, mỗi khi thanh toán yêu cầu tiền phí thanh toán bên thụ hưởng chịu

---------- Post added at 06:54 ---------- Previous post was at 06:52 ----------

THIÊN THỨ 6: VĂN ÔN VÕ LUYỆN ẨN NHẪN ĐỢI THỜI : ĐỌC HIỂU THÔNG TƯ LUẬT

BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 153/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2010


THÔNG TƯ: Số: 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định
về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

c) Tên liên hóa đơn
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định. Riêng hoá đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hoá đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
3. In hóa đơn đặt in
a) Hoá đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hoá đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.
b) Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
c) Trường hợp tổ chức nhận in hoá đơn tự in hoá đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hoá đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
4. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 17. Lập hoá đơn khi danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hoá đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hoá đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hoá đơn này đến hoá đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Điều 22. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Điều 25. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước ngày gửi thông báo phát hành hoá đơn tới cơ quan thuế nơi chuyển đến (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

BỘ TÀI CHÍNH
——
Số: 203/2009/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009



THÔNG TƯ Số: 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009

Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
_________________________
PHẦN B - QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ
= Nguyên giá
của tài sản cố định
- Số hao mòn
luỹ kế của TSCĐ
3. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
_______ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 130 /2008/TT-BTC ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_______________________
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008


THÔNG TƯ Số: 130 /2008/TT-BTC , ngày 26 tháng 12 năm 2008
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬______________________
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.
2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
2.8. Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi

được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
VII. XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm tiếp sau.

BỘ TÀI CHÍNH

Số: 160/2009/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009


THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 61/2007/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 06 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ

IV. Thời hiệu xử phạt, cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:
1.1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện, đến ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
1.2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày hành vi vi phạm được phát hiện và được lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
V. Các hình thức xử phạt, mức phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức, mức xử phạt vi phạm pháp luật thuế:

1.1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo: Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản và áp dụng đối với:
- Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai và có tình tiết giảm nhẹ đối với các vi phạm về thủ tục thuế ít nghiêm trọng;
- Hành vi vi phạm pháp luật về thuế do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
b) Phạt tiền: Hình thức phạt tiền được quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:
- Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt.
- Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt;
- Phạt 10% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;
- Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
- Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì mức phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

B. XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI
NGƯỜI NỘP THUẾ

I. Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế

1. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định:
1.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với số tiền là 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày;
1.2. Phạt tiền 1.100.000, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày trở lên.

2. Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế:
2.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hoá đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2.2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 825.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 150.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên hoá đơn, hợp đồng kinh tế và tài liệu, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2.3. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
2.4. Phạt tiền 1.750.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với trường hợp có nhiều hành vi vi phạm đồng thời tại các điểm 2.1, 2.2, 2.3 Mục này.

3. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định:
3.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 5 đến 10 ngày làm việc;
3.2. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày làm việc;
3.3. Phạt tiền 1.650.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày làm việc;
3.4. Phạt tiền 2.200.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày làm việc;
3.5. Phạt tiền 2.750.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày làm việc;
4. Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:

4.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 5 ngày làm việc trở lên;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 5 ngày làm việc trở lên;
c) Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế sau ngày hết hạn do cơ quan thuế thông báo.
4.2. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, trong thời hạn kê khai thuế;
b) Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế thuộc diện phải đăng ký với cơ quan thuế theo đúng chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
c) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu;

5. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường
5.1. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, trong thời gian cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
d) Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

5.2. Phạt tiền 2.750.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế;
c) Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế.
d) Không ký vào Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra.
e) Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.

5.3. Vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu người nộp thuế cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
b) Phạt tiền 1.650.000 đồng, nếu người nộp thuế cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn từ trên 12 giờ đến 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng
c) Phạt tiền 3.000.000 đồng, nếu cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, nhưng chưa ra quyết định xử phạt; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng
II. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
2. Mức xử phạt tiền là 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.
Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thờì hạn ghi trong quyết định xử lý của cơ quan thuế, đến ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế chậm nộp vào Ngân sách Nhà nước ghi trên chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.

3. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp. Việc xác định số tiền phạt chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp tiền thuế và mức xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục này.

Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp tiền thuế

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế trực tiếp xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
Cơ quan thuế hàng tháng thông báo số tiền thuế nợ, số tiền phạt còn phải nộp tính đến tháng được thông báo đối với trường hợp đến kỳ nộp thuế của tháng tiếp sau mà người nộp thuế vẫn chưa nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ của các tháng trước đó.
II. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; cụ thể như sau:
1.1. Phạt tiền 3.000.000 đồng, nếu thông đồng với người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng
1.2. Phạt tiền 5.500.000 đồng, nếu thông đồng với người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP; trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 3.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 8.000.000 đồng.
BỘ TÀI CHÍNH
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 18/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2011

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 130/2008/TT-BTC NGÀY 26/12/2008 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP SỐ 14/2008/QH12 VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
- Doanh nghiệp thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh.
Không tính vào chi phí được trừ: Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

BỘ TÀI CHÍNH

Số: 160/2009/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
----------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 28/2011/TT-BTC --------------------------------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011

THÔNG TƯ Số: 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007
và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
----------------------¬¬¬
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cả năm chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
g) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
h) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn liên ngành về cơ chế một cửa liên thông đó.
4. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
a) Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
b) Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính theo quý, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; sáu mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
c) Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
d) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của người nộp thuế được chấp nhận.
5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế đã được hoàn, căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm hoặc nộp lại số tiền thuế đã được hoàn, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bán ra theo mẫu số 01-3/GTGT (áp dụng đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy).
- Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng theo mẫu số 01-4A/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế phân bổ số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong tháng theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của tháng).
- Bảng kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế tính phân bổ lại số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong năm theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng trên tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra của năm). Số liệu điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào phân bổ được khấu trừ được tổng hợp vào Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng mười hai của năm.
- Bảng kê số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mà chưa được bù trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư.
Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính. Nếu số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng cho dự án đầu tư. Trường hợp người nộp thuế có quyết định thành
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
+ Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm.
* Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất.
* Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.
2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:
- Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.
Điều 17. Khai phí, lệ phí
1. Khai lệ phí trước bạ:
a) Trách nhiệm nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ và nơi nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ:
Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Hồ sơ khai lệ phí trước bạ nhà, đất được nộp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường tại địa phương nơi có nhà, đất. Trường hợp địa phương chưa thực hiện cơ chế một cửa liên thông thì hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ nhà, đất nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi có nhà, đất.
- Hồ sơ khai lệ phí trước bạ của tài sản khác như phương tiện vận tải, súng... nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng.
b) Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ nhà, đất, gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
c) Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ tài sản khác theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ (trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam nêu tại điểm e khoản 1 Điều này), gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 02/LPTB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hoá đơn mua tài sản hợp pháp (đối với trường hợp mua bán, chuyển nhượng, trao đổi tài sản mà bên giao tài sản là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh); hoặc hoá đơn bán hàng tịch thu (đối với trường hợp mua hàng tịch thu); hoặc quyết định chuyển giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản (đối với trường hợp cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, cơ quan tư pháp nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện chuyển giao tài sản cho tổ chức, cá nhân khác); hoặc giấy tờ chuyển giao tài sản được ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản có xác nhận của Công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, thể nhân không hoạt động sản xuất, kinh doanh);
- Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ hoặc được miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
CHÍNH PHỦ
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 13/NQ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG

1. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2012 đối với các doanh nghiệp sau đây đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
3. Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này và của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.
4. Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định:
a) Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này.
b) Miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2012

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2009

THÔNG TƯ Số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009
Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

“2. Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:
a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%.
b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
c) Nghỉ hàng năm 4%.
d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động.
BỘ TÀI CHÍNH
________
Số: 134/2007/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬________________________
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2007

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP
ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬______________________
III. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Nguyên tắc xác định các khoản chi phí không tính vào chi phí hợp lý:
1.1. Các khoản chi không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định hoặc hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
1.2. Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
1.3. Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý.
b) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có lãi áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ là phần trích khấu hao vượt quá 02 lần mức khấu hao theo quy định.
Trường hợp đặc biệt khác được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý theo Quyết định của Bộ Tài chính.
e) Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
2.3. Chi phí tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi.
b) Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc.
c) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, không được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2.4. Chi phí của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5. Phần chi phí tiền ăn giữa ca hàng tháng cho mỗi người lao động vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
2.6. Phần chi phí tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành đặc biệt vượt quá mức chế độ Nhà nước quy định.
2.21. Chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại (không bao gồm: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu); Chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí và các loại chi phí khác phần vượt quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN MỚI VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI THÔNG TƯ SỐ 06/2012/TT-BTC NGÀY 11/01/2012 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
d) Hướng dẫn rõ: Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
a) Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hoá, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.
- Về hoàn thuế đối với xuất khẩu:
“4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
CHÍNH PHỦ
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 13/NQ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG
1. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2012 đối với các doanh nghiệp sau đây đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
3. Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này và của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.
4. Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.
a) Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này.
b) Miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 1427/TCT-CS
V/v Thời hạn nộp thuế Môn bài Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012
“Khai thuế môn bài như sau:
a) Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
_______ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 130 /2008/TT-BTC ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_______________________
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008


THÔNG TƯ: Số: 130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1. Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
3.5. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
_______ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 28 /2011/TT-BTC ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_______________________
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007
và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
¬¬¬
5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
b) Mẫu hồ sơ khai bổ sung:
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS);
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư này.
c) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế đã được hoàn, căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm hoặc nộp lại số tiền thuế đã được hoàn, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế, Điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện.
Ví dụ 1:
Công ty A vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp theo quy định để nộp vào ngân sách nhà nước.
Hồ sơ Công ty A nộp cho cơ quan thuế:
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2011;
- Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong tờ khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 2:
Công ty B vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2010 làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng, trường hợp này Công ty B nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định để nộp ngân sách nhà nước.
CHÍNH PHỦ
________

Số: 13/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012



NGHỊ QUYẾT
Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường
________________
1. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2012 đối với các doanh nghiệp sau đây đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được Nhà nước cho thuê đất mà năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
3. Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 1 năm 2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này và của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.
4. Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định:
a) Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và các doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 1 của Nghị quyết này.
b) Miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 311/TCT-CS
V/v trả lời chính sách thuế Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2012

Công văn 311/TCT-CS ngày 31 tháng 01 năm 2012 Tổng cục Thuế trả lời công văn số 6338/CT-TTHT ngày 02/08/2011 và công văn số 5799/CT-KT1 ngày 18/07/2011 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc về chính sách thuế liên quan đến một số vấn đề sau:
- Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Về việc giảm 30% số thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Về việc gia hạn nộp thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tại Điểm 1, Mục I, Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính đã quy định:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư này.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hiện đang có hiệu lực trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 không quá 10 tỷ đồng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu không quá 10 tỷ đồng.
- Có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV năm 2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2008 thì số lao động được trả lương, trả công của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 người”.
BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 357/TB-BHXH TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2012

THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thông báo đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:
Kể từ ngày 01/01/2012 tỷ lệ đóng BHXH là 24%; BHTN là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% BHXH; 1% BHTN, người lao động đóng 7% BHXH; 1% BHTN.
(Lưu ý: Tỷ lệ đóng BHYT vẫn thực hiện theo văn bản hướng dẫn trước đây).
BỘ TÀI CHÍNH
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 16/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH IN, PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập
c) Tên liên hóa đơn
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn phải có 4 liên, trong đó:
- Liên 1: Lưu.
- Liên 2: Giao cho người mua.
- Liên 3: Dùng thanh toán nội bộ.
- Liên 4: Dùng cho thủ kho.
Điều 12. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
CHÍNH PHỦ
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 31/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG
Điều 1. Mức lương tối thiểu chung
Mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 1071/LĐTBXH-LĐTL
V/v tiền lương làm thêm giờ Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2012
1. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì:
- Nếu trả lương theo thời gian, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau: vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
_______ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 130 /2008/TT-BTC ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_______________________
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008


THÔNG TƯ: Số: 130 /2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1. Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
3.2. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ.
Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3. Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
3.5. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.

IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao.

e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.
2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.
VII. XÁC ĐỊNH LỖ VÀ CHUYỂN LỖ
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm tiếp sau.
BỘ TÀI CHÍNH

Số: 62 /2009/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2009

THÔNG TƯ
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.

Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.7, khoản 1, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Áp dụng thống nhất một mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập chi trả, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).

- Trường hợp cá nhân làm đại lý bán hàng hoá (kể cả đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số) hoặc thực hiện các dịch vụ chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh không đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu là độc thân hoặc dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc hoặc dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu có 02 người phụ thuộc...) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) gửi cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập đơn vị chi trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế nhưng hết năm vẫn phải cung cấp danh sách để cơ quan thuế biết. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập hoặc tổng thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.
LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————
Số: 518/TCT-CS
V/v quyết toán thuế TNDN năm 2010 và
một số nội dung cần lưu ý về thuế GTGT, TTĐB, thuế đối với nhà thầu nước ngoài. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2011

A. Một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2010:
I - Về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
* Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Các khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí tiền lương:
- Doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế các khoản thực tế đã chi như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của pháp luật; các khoản tiền thưởng cho người lao động mang tính chất tiền lương và được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
3. Tiền ăn giữa ca:
Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Công ty nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Thông tư số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009, Thông tư số số 06/2010/TT-BTC ngày 07/04/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca áp dụng đối với Công ty nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hướng dẫn: mức chi tiền ăn giữa ca cho người lao động không quá 550.000 đ/tháng. Như vậy, trường hợp các Công ty Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và khoản chi tiền ăn giữa ca nếu có thực chi trả và có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4. Chi phí trang phục:
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.
Trường hợp Doanh nghiệp có chi trang phục bằng cả tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm trong đó khoản chi trang phục bằng tiền không vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.
10. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:
- Hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá;
- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) bao gồm:
+ Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin;
+ Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
+ Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
+ Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.
12. Các khoản thuế:
- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
III - Hướng dẫn xác định lỗ và chuyển lỗ.
1. Nguyên tắc chuyển lỗ:
Doanh nghiệp có các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo trong thời gian không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các khoản lỗ phát sinh trước năm 2009 thực hiện chuyển lỗ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại thời điểm đó.
Ví dụ 1: Năm 2009 Doanh nghiệp A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2010 Doanh nghiệp A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ năm 2009 là 10 tỷ đồng, Doanh nghiệp A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2010.
Ví dụ 2: Năm 2009 Doanh nghiệp B có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2010 Doanh nghiệp B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 8 tỷ đồng thì:
- Doanh nghiệp B phải chuyển toàn bộ số lỗ 8 tỷ đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2010;
- Số lỗ còn lại 2 tỷ đồng, Doanh nghiệp B phải theo dõi và chuyển toàn bộ và liên tục vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2009 chuyển tối đa không quá năm 2014).
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————
Số: 518/TCT-CS
V/v quyết toán thuế TNDN năm 2010 và
một số nội dung cần lưu ý về thuế GTGT, TTĐB, thuế đối với nhà thầu nước ngoài. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2011

1.1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2010 của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Quy mô



Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người
III. Phương pháp tính thuế GTGT
1. Phương pháp khấu trừ thuế
a) Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
Trong đó trị giá trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ thuế là giá chưa có thuế GTGT.
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH THEO THÁNG, QUÝ
2. Kỳ tính thuế TNDN
Kỳ tính thuế tạm tính theo quý (3 tháng) được xác định cụ thể như sau:
+ Quý I: Từ 01/01 đến hết ngày 31/3.
+ Quý II: Từ 01/4 đến hết ngày 30/6
+ Quý III: Từ 01/7 đến hết ngày 30/9
+ Quý IV: Từ 01/10 đến hết ngày 31/12
Kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế

---------- Post added at 06:56 ---------- Previous post was at 06:54 ----------

THIÊN THỨ 6: VĂN ÔN VÕ LUYỆN ĐỢI THỜI THẾ
CHỈ VÍ VỤ NGẮN VÌ QUÁ DÀI

THÔNG TƯ: Số: 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định
về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

c) Tên liên hóa đơn
Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao cho người mua.
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định. Riêng hoá đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hoá đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
3. In hóa đơn đặt in
a) Hoá đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hoá đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.
b) Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
c) Trường hợp tổ chức nhận in hoá đơn tự in hoá đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hoá đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.
4. Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có).
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 17. Lập hoá đơn khi danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hoá đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hoá đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hoá đơn này đến hoá đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Điều 22. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Điều 25. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước ngày gửi thông báo phát hành hoá đơn tới cơ quan thuế nơi chuyển đến (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

---------- Post added at 06:56 ---------- Previous post was at 06:56 ----------

THÔNG TƯ Số: 130 /2008/TT-BTC , ngày 26 tháng 12 năm 2008
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬______________________
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.
2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
2.8. Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.
2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi

---------- Post added at 07:02 ---------- Previous post was at 06:56 ----------

THIÊN THỨ 7: Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân)
“Tẩu kế” nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là “kế chạy”?
Lại có câu: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy… Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
“Tẩu kế” không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là “Tẩu kế”.
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì “tẩu” không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
NẾU THẤY LÀM ĐÂY KO CÓ TƯƠNG LẠI THÌ RÚT LUI ÊM ĐẸP DỌN SẴN CHO MÌNH MỘT VÙNG TRỜI BÌNH YÊN: VỪA LÀM VỪA TÌM VIỆC KHÁC THÔNG QUA: BÁO CHÍ, WEB TÌM VIỆC, NGƯỜI THÂN, DIỄN ĐÀN,..........LÀ CÁCH TỐT NHẤT TRƯỚC KHI BỊ ĐÁ VỚI LÝ DO LÃNG XẸT MÀ HỌ TẠO RA
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top