Mức đóng BHXH năm 2016 thay đổi thế nào?

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Theo phản ánh của ông Thái Hoàng Hà (TP. Hà Nội), Công ty của ông là Công ty sản xuất và tiền lương ghi trong hợp đồng lao động đối với người lao động bao gồm: Lương cơ bản + phụ cấp lương + lương sản phẩm/kinh doanh.

Lương của bộ phận trực tiếp gồm: Lương cơ bản + phụ cấp lương + lương sản phẩm; Lương của bộ phận gián tiếp gồm: Lương cơ bản + phụ cấp lương (nếu có) + lương kinh doanh (nếu có).

Ông Hà muốn biết, cách tính tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với nhân viên tại Công ty của ông theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thực hiện như thế nào?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời ông Hà như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13, đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày 1/1/2016, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương. Từ ngày 1/1/2018, là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 85; Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì hàng tháng người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 18% quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động. Như vậy, trường hợp người lao động có thay đổi mức lương hàng tháng thì đóng BHXH trên mức lương thay đổi đó và thông báo cho cơ quan BHXH để ghi sổ BHXH cho người lao động.

Từ 2016, đóng BHXH theo chế độ lương do DN quyết định

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, từ ngày 1/1/2016, tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định. Hiện tại, Bộ đang phối hợp với các cơ quan hướng dẫn thực hiện vấn đề này.

Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần là đơn vị Nhà nước chuyển sang cổ phần hóa từ năm 2005. Từ khi cổ phần hóa đến nay, Tổng Công ty May 10 đang thực hiện việc đóng các chế độ bảo hiểm theo thang bảng lương Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 93, Bộ luật lao động năm 2012 và Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương làm cơ sở đóng BHXH và các chế độ khác. Tổng Công ty May 10 đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng thang bảng lương, tuy nhiên doanh nghiệp còn vướng mắc và vẫn chưa áp dụng được thang bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.

Tổng công ty May 10 được biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có văn bản đồng ý cho các doanh nghiệp đang áp dụng thang bảng lương Nhà nước được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2015 để có thời gian chuẩn bị cho việc xây dựng thang bảng lương.

Tổng công ty đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH để Tổng công ty có cơ sở để áp dụng.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự quyết định theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012, ngày 24/6/2015 Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 4807/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Công văn số 848/UBTVQH13-CVĐXH ngày 7/4/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Theo đó, từ ngày 1/5/2013 đến trước ngày 1/1/2016, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng vẫn áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 1/5/2013 thì tiếp tục đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Từ ngày 1/1/2016, tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định. Hiện tại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các cơ quan hướng dẫn thực hiện vấn đề này.

Chinhphu.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top