Mua BHXH, BHYT -Doanh nghiệp nước ngoài

tranquyenkt

New Member
Hội viên mới
Các Anh Chị ơi cho Em hỏi chút! Công ty Em có vốn 100% là doanh nghiệp nước ngoài Em thì mới vào công ty được 3 tháng E thấy Công ty không đóng BHXH,BHYT cho CBCNV gì cả.nếu như DN cương quyết không đóng thì có sao không ạ?
 
Ðề: Mua BHXH, BHYT -Doanh nghiệp nước ngoài

Các Anh Chị ơi cho Em hỏi chút! Công ty Em có vốn 100% là doanh nghiệp nước ngoài Em thì mới vào công ty được 3 tháng E thấy Công ty không đóng BHXH,BHYT cho CBCNV gì cả.nếu như DN cương quyết không đóng thì có sao không ạ?

Bạn thử tìm hiểu lại kỹ đi, mấy DN nước ngoài thì bắt buộc phải có công đoàn và bị quản lý vấn đề này rất chăt chẽ, nếu DN chưa đóng thì bạn làm đơn gửi sếp duyệt, nếu sếp ko duyệt nhờ tới công đoàn, nếu công đoàn không được thì gửi lên sở lao động thương binh xã hội, DN bạn sẽ bị truy thu và phạt theo QĐ 902/20007/QĐ-BTC thôi mà, nhưng chỉ khổ thân cho bạn mà thôi :cheers1:

Thân chào
!
 
Ðề: Mua BHXH, BHYT -Doanh nghiệp nước ngoài

Các Anh Chị ơi cho Em hỏi chút! Công ty Em có vốn 100% là doanh nghiệp nước ngoài Em thì mới vào công ty được 3 tháng E thấy Công ty không đóng BHXH,BHYT cho CBCNV gì cả.nếu như DN cương quyết không đóng thì có sao không ạ?

Bây giờ công ty chỉ 1 hay 2 thành viên đều phải đóng BHXH bạn ạh, nếu không thực hiện sau này cơ quan BHXH xuống kiểm tra thì ngoài tiền BHXH bị truy thu công ty bạn còn bị phạt nửa đó. Đây cũng là quyền lợi chính đáng của người lao động nên bạn cố gắng giải thích cho sếp hiểu.

Theo Luật bảo hiểm Xã Hội năm 2006:

Điều 134. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội
1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều 138. Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện quy định tại khoản này thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này.



Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top