Một số Lưu ý khi người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Trong xuyên suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động vì lý nhiều lý do cá nhân có thể phải xin nghỉ việc một số ngày hoặc nhiều ngày trong tháng. Trong đó, có một số trường hợp người lao động nghỉ việc nhiều ngày trong tháng sẽ ảnh hưởng đến việc đóng bảo hiểm của người lao động. Để giúp quý thành viên hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin mời quý thành viên xem bài viết dưới đây:

6eb50991-4ec7-42c6-9373-3f3a081e0b1e.jpg

1. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động (NLĐ) không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Khi NLĐ không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo giảm lao động.

Ví dụ 1: Do có việc gia đình nên anh A xin nghỉ không hưởng lương 15 ngày liên tiếp, 12 ngày cuối tháng 02 và 3 ngày đầu tháng 3. Vậy thì, anh A có phải đóng BHXH tháng 2 và tháng 3 không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên, thì NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Ở đây, mặc dù anh A đã nghỉ liên tiếp 15 ngày, nhưng tháng 02 anh A chỉ nghỉ 12 ngày, tháng 3 nghỉ 03 ngày nên vẫn phải đóng tháng 02 và tháng 3 theo quy định.

2. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Ví dụ 2: Chị B hiện đang là nhân viên hành chính của công ty YY (hàng tháng đóng bảo hiểm đầy đủ) . Tháng 02/2019, vì bị sốt nặng phải nhập viện nên chị B nghỉ làm 20 ngày trong tháng. Trong khoảng thời gian nghỉ ốm đó chị B có phải đóng bảo hiểm không? Nếu có thì mức đóng như thế nào?

Theo quy định tại điều Khoản 5 Điều 42 nêu trên, vì chị B nghỉ việc do sốt nặng 20 ngày (>14 ngày) nên sẽ không phải đóng bất cứ loại bảo hiểm nào (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN) nhưng chị B vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Và thời gian này không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm của chị B.

Trong trường hợp này, để được hưởng chế độ ốm đau, chị B phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Ví dụ 3: Tính đến tháng 9/2018 thì bà A tham gia BHXH được 10 năm, đến tháng 10/2018 bà A xin nghỉ không lương từ ngày 01/10 đến ngày 21/10. Ngày 22/10 bà A trở lại làm việc. Ngày 23/10 bị ốm đau phải điều trị nội trú từ ngày 23/10 đến 24/10, có giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định.

Trong trường hợp này, bà A trong tháng 10 vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc vừa có thời gian nghỉ ốm đau vậy thì có được giải quyết trợ cấp ốm đau hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây: “Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Đối với các trường hợp người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tháng 10/2018 bà A không đóng BHXH nhưng vì ngày nghỉ ốm không phát sinh trong thời gian đang nghỉ không hưởng lương nên 02 ngày nghỉ ốm đau vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau.

Đối với Hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp nên ghi chú cụ thể thời gian nghỉ không hưởng lương để cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu khi giải quyết chế độ ốm đau.

3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thì NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Do đó, NLĐ nghỉ thai sản nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Ví dụ 4: Tính đến tháng 3/2019 thì chị C tham gia BHXH được 2 năm, đến ngày 10/3/2019 chị C xin nghỉ thai sản. Vì trong tháng 3 này chị C nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nhiều hơn 14 ngày nên chị C không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Khi báo giảm lao động, doanh nghiệp lưu ý ghi chú cụ thể thời gian nghỉ thai sản để cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu và giải quyết.

Căn cứ Pháp lý:

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Quyết định 595/QĐ-BHXH.

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Nguồn: Thư viện pháp luật
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top