Một số câu hỏi tình huống thường gặp về hóa đơn và thuế GTGT 2014

michanhchanh

Member
Hội viên mới
Các vấn đề, tình huống liên quan đến hóa đơn, thuế giá trị gia tăng luôn là những khúc mắc rất được các bạn kế toán mới ra trường quan tâm. Phần mềm kế toán Link Q xin được chia sẻ một vài tình huống thường gặp nhất trong năm 2014 này để kế toán có thể xử lý tốt nhất được những vấn đề liên quan đến việc sử dụng, lập hóa đơn giá trị gia tăng:

1. Trường hợp khi bán hàng hoá, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hoá đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì người
bán có phải lập hoá đơn không?
-Trả lời:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì khi bán hàng hoá, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hoá đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì người bán vẫn phải lập hoá đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sịnh trong ngày.

2. Trường hợp phát hiện ra hóa đơn lập sai khi chưa giao hóa đơn cho người mua hàng thì xử lý như thế nào?

-Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

3. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với những trường hợp có dùng hàng hoá, dịch vụ để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hoá đơn không? Nội dung ghi trên hoá đơn GTGT như thế nào?


-Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Tiết 2.4, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư thì các trường hợp trên đều phải lập hoá đơn GTGT. Đối với hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo; đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

4. Công ty tôi đã thông báo phát hành hóa đơn tự in với số lượng hóa đơn là 800 số. Công ty đã sử dụng hết 500 số, còn lại 300 số chưa sử dụng. Đến nay, Công ty muốn thay đổi một số thông tin trên hóa đơn và không muốn sử dụng số còn tồn . Vậy Công ty tôi có được hủy các hóa đơn đó không?


-Trả lời:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

5. Văn bản uỷ nhiệm lập hoá đơn phải gồm những thông tin cơ bản nào?


Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 17, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì: Nội dung văn bản uỷ nhiệm lập hoá đơn phải ghi đầy đủ các thông tin về hoá đơn uỷ nhiệm (hình thức hoá đơn, loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn và số lượng hoá đơn (từ số …đến số…)); mục đích uỷ nhiệm, thời hạn uỷ nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt hoá đơn uỷ nhiệm (nếu là hoá đơn tự in hoặc hoá đơn điện tử); phương thức thanh toán hoá đơn uỷ nhiệm.

6. Trường hợp nào khi lập hoá đơn không bắt buộc phải có chữ ký, họ tên người mua trên hoá đơn?


-Trả lời:

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, Fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, qua Fax.
Khi lập hoá đơn cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài

7. Tôi mới mở CSKD mua bán vật liệu xây dựng và được cơ quan thuế xác định là đối tượng phải mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành. Tôi muốn hỏi hồ sơ thủ tục mua hoá đơn tại cơ quan thuế như thế nào?


-Trả lời:

Căn cứ tại tiết a, khoản 2, điều 12, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định về thủ tục mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành cần phải có:
- Đơn đề nghị mua hoá đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
- Giấy Chứng minh thư nhân dân của người mua hoá đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) vẫn còn hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Văn bản cam kết (nếu là mua lần đầu) (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.

8. Trong tháng 4/2014, Công ty có bán 1 lô hàng và đã xuất hoá đơn giao cho khách hàng là cá nhân X (là đối tượng không có hóa đơn), đã thực hiện kê khai thuế đầy đủ. Tháng 6/2014, khách hàng X trả lại toàn bộ số hàng đã mua với lý do hàng không đúng mẫu mã. Xin hỏi, khi nhận hàng trả lại của khách hàng X thì Công ty có phải thu hồi hóa đơn đã lập không ?


Trả lời:

Tại điểm 2.8, phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định: “Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty bán hàng cho cá nhân X đã xuất hoá đơn và kê khai thuế, khách hàng đã nhận hoá đơn. Do hàng không đúng mẫu mã nên khách hàng trả lại toàn bộ hàng đã mua, khi đó bên mua và bên bán lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng là do hàng không đúng mẫu mã và bên bán là Công ty phải thu hồi hóa đơn đã lập.

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top