mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ

chieubich

New Member
Hội viên mới
em xin kính chào các toàn thể các anh chị trên diễn đàn
em hiện tại đang là sinh viên, em đang học môn nguyên lí kế toán, hiện tại em còn một số điều chưa hiểu thấu đáo, và hay gặp khó khăn khi làm bài nên em mong các anh chị chỉ bảo cho em ạ
hiện tại em đang chưa phân biệt rạch ròi 2 vấn đề :
+) thuế GTGT được khấu trừ và thuế giá trị gia tăng phải nộp
thưa anh chị, có phải khi mình bán hàng thì mình phải nộp thuế GTGT phải nộp, còn khi mua hàng thì mình được nhận thuế GTGT được khấu trừ không ạ?
+) trả thiền lương cho công nhân viên , em đọc các bài thì có chỗ định khoản thì mục này ghi vào 641 hoặc 642, nhưng có chỗ lại ghi vào 334. nên hiện tại em vẫn đang mơ hồ chỗ này quá,
+) tiền điện nước tháng trước chưa trả thì mình phải ghi vào nợ phải trả còn tiền tiền điện nước tháng này thì mình phải ghi vào mục chi phí sản xuất phải không ạ?

trên đây là một vài điều em chưa hiểu của em khi học môn nguyên lí kế toán, em chân thành mong các anh chị giúp đỡ em ạ. một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ạ.
 
Ðề: mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ

Mình giải đáp giúp bạn một số thắc mắc như sau:

+ Về thuế GTGT, đa số các bài tập đều cho DN áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (khác với phương pháp trực tiếp). Khi mua hàng hóa, tài sản, hoặc bất động sản đầu tư v..vv, lúc thanh toán một khoản tiền cho nhà cung cấp, nếu trường hợp bạn mua mặt hàng có tính thuế (cho thuế thuế suất thuế GTGT), thì ngòai khoản thanh toán trị giá cho món hàng, bạn còn phải thanh toán khoản thuế khấu trừ. Bạn cứ hiểu ngầm định TK 133 là TK phải thu của Nhà nước (hiểu chung chung là vậy - có thể không chính xác lắm).
Nợ TK 156,222,217,153...:
Nợ TK 133
Có TK thanh toán (111,112):
Khi bạn bán hàng, trong đó sẽ có bút toán doanh thu (tức là trị giá của lô hàng bán ra) và thuế GTGT đầu ra, đây là khoản thuế bạn phải thu của khách hàng, và phải trả cho Nhà nước, vì nó treo trên TK 333.1.
Nợ TK 131,111,112:
Có TK 511:
Có TK 333.1:
Hàng tháng bạn sẽ quyết toán thuế GTGT giữa số thuế đầu ra phải nộp(TK 333.1) và số thuế đầu vào được khấu trừ(TK 133), khoản nào lớn hơn thì bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo khoản đó.
Ví dụ: Khoản 133 được khấu trừ nhiều hơn khoản 333.1, thì trong tháng đó bạn không phải nộp thuế GTGT cho nhà nước nữa và được khấu trừ tiếp cho kỳ kế toán tiếp theo.

+ Khi tính lương phải trả cho công nhân viên (khác với trả lương) chắc bạn đang nhầm lẫn chỗ này:
* Trường hợp tính lương: thì phát sinh ở bộ phận nào thì ghi vào chi phí của bộ phận ấy, và lương lúc này là khoản phài trả:
VD: Tính lương nhân viên quản lý tại phân xưởng, anh Nguyễn Văn A là 2.500.000:
Nợ TK 627: 2.500.000
Có TK 334:
* Sau khi tính lương thì bạn sẽ thanh toán luơng cho nhân viên, bởi vì kế toán tiền lương còn phải trình bảng lương để chờ duyệt, rồi mới chi lương, TK 334 lúc này ghi vào bên Nợ tức là khoản đã trả. Lấy bút toán trên hạch toán tiếp:
Nợ TK 334: ghi giảm khoản phải trả.
Có TK 111,112: khoản thanh toán.

+ Tiền điện nước của đơn vị bạn, thì nếu tháng trước chưa trả, thì cứ treo trên tài khoản 331, và ghi vào bên có, khi nào thanh toán sẽ ghi giảm thôi, còn khoản điện, nước đó phát sinh của bộ phận nào thì ghi vào chi phí của bộ phận đó => Nó là chi phí (TK loại 6) nên sẽ không còn tồn tại trong kỳ kế toán tiếp theo.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 331 (nếu chưa thanh toán) hoặc 111,112 (nếu thanh toán bằng các khoản này)
Còn khoản của tháng hiện tại (tháng này), thì vẫn tương tự như trên.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ

Mình giải đáp giúp bạn một số thắc mắc như sau:

+ Về thuế GTGT, đa số các bài tập đều cho DN áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (khác với phương pháp trực tiếp). Khi mua hàng hóa, tài sản, hoặc bất động sản đầu tư v..vv, lúc thanh toán một khoản tiền cho nhà cung cấp, nếu trường hợp bạn mua mặt hàng có tính thuế (cho thuế thuế suất thuế GTGT), thì ngòai khoản thanh toán trị giá cho món hàng, bạn còn phải thanh toán khoản thuế khấu trừ. Bạn cứ hiểu ngầm định TK 133 là TK phải thu của Nhà nước (hiểu chung chung là vậy - có thể không chính xác lắm).
Nợ TK 156,222,217,153...:
Nợ TK 133
Có TK thanh toán (111,112):
Khi bạn bán hàng, trong đó sẽ có bút toán doanh thu (tức là trị giá của lô hàng bán ra) và thuế GTGT đầu ra, đây là khoản thuế bạn phải thu của khách hàng, và phải trả cho Nhà nước, vì nó treo trên TK 333.1.
Nợ TK 131,111,112:
Có TK 511:
Có TK 333.1:
Hàng tháng bạn sẽ quyết toán thuế GTGT giữa số thuế đầu ra phải nộp(TK 333.1) và số thuế đầu vào được khấu trừ(TK 133), khoản nào lớn hơn thì bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo khoản đó.
Ví dụ: Khoản 133 được khấu trừ nhiều hơn khoản 333.1, thì trong tháng đó bạn không phải nộp thuế GTGT cho nhà nước nữa và được khấu trừ tiếp cho kỳ kế toán tiếp theo.

+ Khi tính lương phải trả cho công nhân viên (khác với trả lương) chắc bạn đang nhầm lẫn chỗ này:
* Trường hợp tính lương: thì phát sinh ở bộ phận nào thì ghi vào chi phí của bộ phận ấy, và lương lúc này là khoản phài trả:
VD: Tính lương nhân viên quản lý tại phân xưởng, anh Nguyễn Văn A là 2.500.000:
Nợ TK 627: 2.500.000
Có TK 334:
* Sau khi tính lương thì bạn sẽ thanh toán luơng cho nhân viên, bởi vì kế toán tiền lương còn phải trình bảng lương để chờ duyệt, rồi mới chi lương, TK 334 lúc này ghi vào bên Nợ tức là khoản đã trả. Lấy bút toán trên hạch toán tiếp:
Nợ TK 334: ghi giảm khoản phải trả.
Có TK 111,112: khoản thanh toán.

+ Tiền điện nước của đơn vị bạn, thì nếu tháng trước chưa trả, thì cứ treo trên tài khoản 331, và ghi vào bên có, khi nào thanh toán sẽ ghi giảm thôi, còn khoản điện, nước đó phát sinh của bộ phận nào thì ghi vào chi phí của bộ phận đó => Nó là chi phí (TK loại 6) nên sẽ không còn tồn tại trong kỳ kế toán tiếp theo.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 331 (nếu chưa thanh toán) hoặc 111,112 (nếu thanh toán bằng các khoản này)
Còn khoản của tháng hiện tại (tháng này), thì vẫn tương tự như trên.

em chân thành cảm ơn anh đã tận tình giúp đỡ em ạ. đọc bài trả lời của anh em đã hiểu vấn đề rồi ạ, em chúc anh sức khỏe , mọi việc luôn thuận buồm xuôi gió ạ.
 
Ðề: mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ

Vâng! Mình cảm ơn bạn! Mình thấy những vấn đề bạn thắc mắc, một phần là do giảng viên chưa bám sát với thực tế công tác kế toán để giảng giải nói thêm cho bạn hiểu, bạn nên tự tìm hiểu bằng nhiều cách về những quy trình hạch toán kế toán cụ thể ở thực tế các đơn vị có kế toán (ví dụ như kế toán tiền lương): Có thể là tìm hiểu qua lưu đồ quy trình kế toán, hoặc cũng có thể tự tưởng tượng đặt mình là một kế toán viên trong quy trình đó, rồi nghĩ xem mình phải làm những gì, làm như thế nào, trình tự ra sao, và phải áp dụng những kiến thức được học vào như thế nào. Có như vậy bạn sẽ hiểu được bản chất và nắm được quy trình của các nghiệp vụ một cách cụ thể và rõ ràng hơn là việc chỉ học về lý thuyết đơn thuần, với những định khoản rời rạc, thiếu tính thực tế!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top