Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Ai đang đọc số tiền mà lại liên tưởng đến "mười năm" bao giờ ????
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Cách đọc đúng nhất: từ hằng chục trở lên chỉ có số 5 cuối đọc là ' lăm ' hay ' nhăm ' ( từ nhăm là từ địa phương của từng vùng)
5 = năm
15 = mười lăm
x5 = hai mươi lăm , ba mươi lăm .. chín mươi lăm
555 = năm trăm năm mươi lăm

để tránh sự nhầm lẫn khi đọc 15= mười năm có sự trùng nghĩa với 10 năm (mười năm) cho nên chúng ta đọc 15 = mười lăm ?


Năm mươi lăm ngàn năm trăm năm mươi lăm

Còn nếu sợ "trùng nghĩa với 10 năm (mười năm) cho nên chúng ta đọc 15 = mười lăm " .
Nếu đọc "lăm" được thì sao không đọc "nhăm" được . Hihi
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

cái này phải đọc là : Năm mươi lăm ngàn năm trăm năm mươi lăm đồng chứ nhỉ.
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

"55.555" chuẩn không cần chỉnh phải là: "Năm mươi năm ngàn,năm trăm năm mươi lăm đồng "
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Hi bạn,
Bạn dùng hàm =vnd(số) trong excel ấy.
Nó sẽ tự động chuyển từ dạng số sang chữ cho mình. Như vậy Thủ quỹ hết đường bắt bẻ, hjhj
55.555: Năm mươi lăm ngàn năm trăm năm mươi lăm đồng chẵn
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Để tớ nói thế này nhé: nếu ta đọc 55.555 là năm mươi năm... thì lại thành ra là năm mươi năm nay đất nước ta làm ăn ..., như vậy là sai về nghĩa rồi, khi đc học từ cấp 1 chúng ta đc đọc từng con số, VD như ta bỏ số nói trên là 55.555 đi 3 số 5 thì nó thành ra là 55 vậy khi đọc chúng ta đọc là 5 mươi lăm, có đúng thế không ah, và khi đc lên giấy tờ thì chúng ta phaỉ dùng từ ngữ phổ thông chứ không đc dùng từ tiếng địa phương, mọi người hiểu không ah.
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

ĐỌc chuẩn này:
Năm mươi lăm nghìn năm trăm năm mươi lăm đồng
Năm mươi lăm ngàn năm trăm năm mươi lăm đồng
Năm nhăm nghìn năm trăm năm lăm đồng
Năm nhăm ngàn năm trăm năm lăm đồng
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

năm mươi lăm nghìn, năm trăm năm mươi lăm đồng
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

năm mươi năm nghìn năm trăm năm mươi nghìn đồng.
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Ở đây tôi không muốn bàn đến cách đọc ( vì mỗi địa phương có đặc điểm phát âm riêng theo thói quen, tập quán khó sửa), ở đây chỉ bàn về cách viết. Số 5 viết thành chữ lăm khi và chỉ khi nó đứng ở hàng đơn vị, từ hàng chục, trăm, ngàn ... trở lên thì số 5 phải viết là " năm " . 15, 25 ... đọc là mười lăm, hai lăm. Nhưng 50, 500 ... không ai viết là lăm mươi hoặc lăm trăm được... Còn đối với số 4 thì chỉ viết là "tư" khi nó nó đứng ở hàng đơn vị. Ví dụ : 24 viết là hai tư, nhưng số 42 thì phải viết là "bốn hai " không thể viết là " tư hai " được . Vài lời như vậy các bạn ngẫm xem đúng không nhé !
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Dân miền nam thì đọc là:-( Năm mươi lăm ngàn năm trăm năm mươi lăm đồng.)
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

cứ sau hàng chục thì sẽ đọc là "lăm".cứ nhớ thế là số nào cũng đọc được :D
 
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

edit ,
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mọi người còn nhớ cách đọc của cái này đúng ngữ pháp Tiếng Việt ko ?

Bạn ơi, Cách viết của bạn là đúng đó. Cái này mình mới học được từ khi đi làm (sư phụ trong nghề chỉ cho). Từ sau mình luôn viết đúng như thế. Nhưng nhiều người không biết hoặc chưa biết kiểu viết này nên vẫn viết sai trên hóa đơn và chứng từ mà vẫn không sao (vd: 25: hai năm) vì nhiều người cũng ko biết và ko để ý bắt bẻ gì.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top