Mô hình tam giác

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Mã ABS hình thành mô hình tam giác tăng từ ngày 21/1 - 28/2.. Điều kiện để tạo thành mô hình này là 2 đường phải chạm ít nhất 4 đỉnh ( đường kháng cự chạm 2 đỉnh, và đường hỗ trợ chạm đáy). Mô hình tam giác tăng gồm 2 đường, đường hỗ trợ dốc lên trên, trong khi đường kháng cự là một đường nằm ngang ở phía bên trên, điều này cho chúng ta biết bên mua chủ động, tích cực hơn phe bán vì giá liên tục tạo ra các đáy cao dần lên.
Tuy nhiên dù cho phe mua có chiếm ưu thế hơn so với phe bán, nhưng khi muốn đẩy giá lên cao, lại gặp chính phe bán cản trợ, khiến cho giá vẫn chưa phá ra khỏi vùng kháng cự trong 1 khoảng thời gian khá dài, cứ vừa chạm tới đường kháng cự là lại bị đẩy về lại. Theo lý thuyết về mô hình tam giác tăng, thông thường khi mô hình này xuất hiện, giá thường sẽ break out khỏi vùng kháng cự, nghĩa là trường hợp giá tăng sẽ cao hơn nhiều so với việc giá bị phá vỡ cạnh dưới và hình thành xu hướng giảm.
Với mã ASB, sau khi có sự dằn co giữa bên mua và bên bán, trong hơn 1 tháng, tới ngày 28/2 giá đã break out và tăng lên trên. Về điểm chốt lời, sau khi giá được phá vỡ cạnh trên, break out ra khỏi mô hình cũng chính là lúc các NĐT đặt lệnh mua, vùng lợi nhuận thông thường của mô hình này sau khi break out sẽ tăng bằng đúng độ rộng của hình tam giác, vì vậy tùy theo độ kỳ vọng của NĐT mà có thể chốt lời tại lúc đó hoặc có thể sớm hơn.
Về khối lượng giao dịch, khi đi về gần cuối mô hình tam giác, khối lượng giao dịch khá thấp, khiến biên độ ngày càng hẹp lại, và đường giá chạy trong biên độ cũng hẹp dần. Tuy nhiên sau khi giá đã break out ra khỏi mô hình, khối lượng giao dịch tăng lên, đó là thời điểm mà các NĐT cũng mua để có thể kiếm lời.
1647312440585.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top