Mô hình tam giác

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
Mã cổ phiếu PNJ hình thành mô hình tam giác cân từ ngày 9/9 - 28/9. Mô hình này có hình dạng là đường kháng cự dốc xuống dưới trong khi đường hỗ trợ hướng lên trên giao với nhau. Điều kiện xuất hiện của mô hình này là ít nhất phải có 2 điểm chạm cạnh trên và 2 điểm chạm cạnh dưới, có nghĩa là tiếp xúc tối thiểu là 4 điểm trong mô hình.
Mô hình tam giác cân cho ta thấy được rằng bên mua và bên bán đang ở trạng thái cân bằng, không ai chịu nhường ai, sẵn sàng chờ đợi, cứ một bên đẩy giá lên thì bên kia sẽ đẩy giá đi xuống và ngược lại, điều này cho chúng ta thấy được là cung cầu đang ở trong trạng cái cân bằng, không bên nào nhỉnh hơn.
Vì mô hình tam giác cân là một mô hình lưỡng tính nên rất khó để xác định rằng giá sẽ phá theo chiều hướng nào. Tuy nhiên giá thường sẽ phá vỡ và đi theo xu hướng ở trước đó hơn là việc đảo chiều xu hướng, cho dù là vậy, chúng ta vẫn phải quan sát xem, sau khi giá ra theo hướng nào thì mới quyết định mua hoặc bán, không nên mạo hiểm với mô hình này.
Về khối lượng giao dịch trong khi vẫn còn ở trong mô hình ta thấy khối lượng giao dịch từ từ giảm dần làm cho biên độ dao động của giá bắt đầu hẹp đi dần, cho tới khi giá được break out lên, thì lượng giao dịch trong ngày 28/9-30/9 trở nên rất cao, đó là thời điểm mà mọi người bắt đầu đặt lệnh mua của cổ phiếu và đợi cho nó tăng lên để kiếm lời.
Phần chốt lời thì theo khoảng cách đo từ đường xuống đường hỗ trợ (đã được thể hiện trong hình), tùy vào kỳ vọng của nhà đầu tư và mã đó mà thời điểm chốt lời khác nhau, miễn là không vượt qua giá đã được ước chừng trong hình là được.
1647232258861.png
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top